K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2019

- Bước đầu nảy sinh và phát triển của tình cảm yêu thương gắn bó giữa người với người và giữa công đồng, tình yêu quê hương đất nước.

- Truyền thống yêu nước được hình thành với sự ra đời của quốc gia dân tộc

- Truyền thống yêu nước được hình thành trải qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước đặc biệt dưới thời Bắc thuộc.

12 tháng 4 2017

- Lòng yêu nước được hình thành từ cơ sở ban đầu là tình cảm đối với những người ruột thịt trong gia đình rồi mở rộng ra là với những con người trong không gian nơi mình sinh sống.
- Từ hàng nghìn năm trước đây, trong quá trình khai thác để mở rộng địa bàn, người Việt cổ đã từng bước liên kết với nhau để từ đó hợp nhất lại thành quốc gia đầu tiên là nước Văn Lang. Quá trình giao lưu, trao đổi thường xuyên diễn ra trên đất nước đã phát huy những tình cảm yêu thương, gắn bó mang tính địa phương thành một tình cảm rộng lớn, bao quát hơn là lòng yêu nước.

14 tháng 5 2017

Lòng yêu nước được hình thành từ cơ sở ban đầu là tình cảm đối với những người ruột thịt trong gia đình rồi mở rộng ra là với những con người trong không gian nơi mình sinh sống.
- Từ hàng nghìn năm trước đây, trong quá trình khai thác để mở rộng địa bàn, người Việt cổ đã từng bước liên kết với nhau để từ đó hợp nhất lại thành quốc gia đầu tiên là nước Văn Lang. Quá trình giao lưu, trao đổi thường xuyên diễn ra trên đất nước đã phát huy những tình cảm yêu thương, gắn bó mang tính địa phương thành một tình cảm rộng lớn, bao quát hơn là lòng yêu nước.

17 tháng 3 2022

tham khảo 

Phong trào tây sơn có những đóng góp nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII Ɩà :

–Lật đổ chính quyền phong kiến mục nát Đàng Trong-Đàng Ngoài,

-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh.

-Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước.

-Bảo vệ nền độc lập ѵà lãnh thổ c̠ủa̠ Tổ quốc.

16 tháng 7 2019

Đáp án: D

13 tháng 10 2023

- Tri thức lịch sử là những kiến thức và thông tin về quá khứ của một quốc gia, một dân tộc hoặc một vùng lãnh thổ. Nó bao gồm các sự kiện, nhân vật, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị và xã hội của một thời kỳ nào đó.
- Việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, truyền thống và giá trị của dân tộc mình. Nó cũng giúp chúng ta học hỏi từ những kinh nghiệm của quá khứ để áp dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Việc sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử cần được tiến hành một cách khoa học và có hệ thống. Đầu tiên, chúng ta cần tìm kiếm các nguồn tài liệu đáng tin cậy như sách, báo, tạp chí, tài liệu lưu trữ, di tích, bảo tàng, v.v. Sau đó, chúng ta cần phân tích và đánh giá các thông tin này để xác định tính chính xác và độ tin cậy của chúng. Cuối cùng, chúng ta cần tổng hợp và trình bày các thông tin này một cách rõ ràng và logic để có thể hiểu và áp dụng vào cuộc sống.

28 tháng 4 2023

C

23 tháng 2 2017

Chọn D

17 tháng 10 2017

- Trên thế giới có lẽ không có một dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam.

- Trong chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, ý thức, tình cảm của người Việt trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn cả.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tinh thần tự lực, tự cường với quyết tâm “chống dịch như chống giặc”

Vào những tháng cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, khi sự lây nhiễm rộng khắp, sức tàn phá ghê gớm ở các nước lân cận và trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày 23-1-2020, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước xuất hiện ca nhiễm COVID-19 bởi những người đến từ vùng dịch trên thế giới. Trước tình hình đó, trong các cuộc họp chuyên đề, họp khẩn, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn dành thời gian phân tích, nhận định về dịch bệnh COVID-19 và cho rằng nguy cơ xâm nhập vào Thành phố là rất cao, có thể bùng phát bất cứ lúc nào; đồng thời, bàn giải pháp để ngăn chặn và dập dịch. Đặc biệt, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30-3-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch COVID -19. Đáp lại Lời kêu gọi đó, toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí, hành động với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác phòng, chống đại dịch chưa có sự chuẩn bị tốt. Đối diện với những khó khăn, thách thức đó, tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được thể hiện. Thành phố luôn theo dõi diễn biến của dịch bệnh trên thế giới, trong nước, các địa phương lân cận và phân tích mặt mạnh, mặt yếu của mình để xây dựng kịch bản, đưa ra phương án phòng, chống dịch với nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” được thực hiện một cách triệt để. Với nhận định phương án hữu hiệu trước mắt vẫn là ý thức của người dân, vì nếu chỉ một người thiếu ý thức trong phòng, chống dịch bệnh có thể tạo nên nguy hiểm cho những người xung quanh, dẫn đến hậu quả khó lường, vì vậy, Thành phố đã tổ chức các đợt tuyên truyền rộng rãi nhằm phát huy tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch” để mọi người luôn tự giác bảo vệ chính bản thân và gia đình trước nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh.

Những tháng giữa năm 2020, trong bối cảnh nguy cơ xâm nhập, lây lan của dịch bệnh ngày càng tăng, lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần, cường độ cao hơn. Theo đó, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, mỗi sở, ban, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng phương án để từng tập thể, cá nhân tự chịu trách nhiệm, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ được phân công. Các đồng chí lãnh đạo Thành phố thường xuyên đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị, địa phương, đến từng chốt kiểm dịch, khu cách ly tập trung để thăm hỏi, qua đó kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, với ngành y tế, suốt hơn hai năm qua là chặng đường gian nan, vất vả ở tuyến đầu, bởi luôn phải đối diện trực tiếp với dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng, với tinh thần “lương y như từ mẫu”, các “chiến sĩ áo trắng” trong toàn Thành phố vẫn âm thầm cống hiến, hy sinh với trách nhiệm cao nhất để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Để thực hiện nhiệm vụ, họ đã gác lại việc gia đình, đi vào tâm dịch, trải qua những ngày tháng khắc nghiệt, làm việc ngày đêm, kiên cường chiến đấu.

Với sự chủ động, tinh thần tự lực, tự cường và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nên dù trải qua ba lần dịch bùng phát, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công khi hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn; đặc biệt, đến cuối năm 2020, Thành phố vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh, không để lây lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt chưa có trường hợp tử vong nào. Điểm đáng ghi nhận, trong bối cảnh khó khăn, thách thức, nhưng Thành phố vẫn thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố trong các tháng đầu năm 2021 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước.

12 tháng 4 2017

Có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc :
— Nét nổi bật trong thời kì phong kiến ở Việt Nam là cùng với việc xây dựng và phát triển quốc gia thì nhân dân đã phải liên tiếp kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân lộc. Trong khoảng hơn 9 thế kỉ, nhân dân ta đã chống ngoại xâm 10 lần lớn, vì vậy tinh thần yêu nước trong chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng cơ bản.
— Trong kháng chiến thì lòng yêu nước đã được biểu hiện rõ nét nhất khi phải mang tính mạng của mình để chứng tỏ. Trong kháng chiến thì ý thức, tình cảm và tâm hồn của người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
— Khi nói về truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống ngoại xâm thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước".