Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các giống cây ăn quả có múi: cam, quýt, bưởi, chanh…
Ở địa phương em trồng bưởi da xanh rất phổ biến.
Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn có chứa nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitamin A, B1, B2, B6, PP, C. Đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau.
Quả và một số bộ phận khác của cây (rễ, lá, vỏ cây, hoa, hạt,…) có khả năng chữa được một số bệnh (suy nhược thần kinh, cao huyết áp, dạ dày,…)
Quả là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu,… Ngoài ra, quả còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao Thu nhập từ 1 ha cây ăn quả gấp 2 – 3 lần, thậm chí là 10 lần so với trồng lúa.
Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái:làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào, chắn gió, làm đẹp cảnh quan,… Ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất…
Mình ko ngại các câu trả lời copy từ các trang khác nhưng mình muốn các câu trả lời tương đối đầy đủ và gần với sách giáo khoa
Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:
- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.
- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.
- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.
Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:
- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.
- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.
+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.
+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.
+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.
- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.
- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…
Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.
Các giống cây ăn quả quý ở nước ta: Xoài cát Hoà Lộc, nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng Ri6, bưởi da xanh, vải thiều,…
Vai trò của hoa quả trong đời sống và kinh tế:
- Cung cấp hoa quả cho con người để làm thực phẩm, thức uống giải khát,…
- Là nguyên liệu để chế biến các sản phẩm từ hoa quả: đường, hoa quả đóng hộp…
- Là nguồn thực phẩm để xuất khẩu sang các nước khác (tạo nên nguồn kinh tế lớn mạnh của nước ta): vải thiều, sầu riêng…
Tham khảo
Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và giống cây để bố trí khoảng cách trồng cây cho phù hợp. Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng cây ăn quả có múi như sau:
+ Đối với bưởi là 5 x 5m; 6 x 6m.
+ Đối với cam sành là 2,5 x 2,5m; 2 x 3m.
Các nhà vườn cần chuẩn bị đắp mô bằng đất mặt ruộng và đất bãi sông phơi khô, có đường kính từ 0,5 -1m, có độ cao 0,3 – 0,6m. Đào hố rộng 30 cm và sâu 40 cm giữa mô.
Cho vào hố trồng hỗn hợp phân chuồng, tro trấu cùng đất khô theo tỷ lệ 2:1:1. Trước khi trồng, bà con nên cho một lớp hỗn hợp trên vào hố rồi đặt cây giống vào, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô rồi ém chặt đất lại. Sau đó, cắm cọc giữ chặt cây con để cây tránh bị lung lay khi có gió.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI
Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái. Cây ăn quả có múi cần nhiều nước trong giai đoạn ra hoa và kết trái nhưng không chịu được ngập úng. Vào mùa mưa, bà con nạo vét các rãnh giúp cây thoát nước.
Ngoài ra, bà con có thể trồng xen rau màu hoặc cây ổi khi cây ăn quả có múi còn nhỏ, tăng thêm thu nhập cho mọi người.
CÁCH BÓN PHÂN
Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng để bón cho cây ăn quả có múi. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây, cần sử dụng các loại phân có tỉ lệ NPK phù hợp.
+ Bón phân lần 01 vào khoảng thời gian sau khi thu hoạch. Các nhà vườn nên bón phân có chứa nhiều đạm và lân để giúp cây được phục hồi thân lá. Đồng thời giúp cây phát triển bộ rễ mới để chuẩn bị cho đợt nuôi trái tiếp theo. Giai đoạn này nhất thiết bón phân chuồng cho cây ăn quả có múi từ 10-20 kg/gốc.
+ Bón phân lần 02 là trước khi cây ra hoa. Tốt nhất bà con nên bón phân có hàm lượng lân và kali cao. Như vậy, mới giúp cây phân hoá mầm hoa tốt và giúp cho quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.
+ Bón phân lần 03 là khi cây đã đậu trái và trái đang phát triển.
+ Bón phân lần 04 vào trước khi thu hoạch 2 tháng để tăng chất lượng cho trái
1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:
-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:
+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.
+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.
-Thân:
Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành
-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:
+Hoa cái:Nhụy phát triển
+Hoa đực:Nhị phát triển
+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển
-Qủa và hạt:
+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch
+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt
2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:
-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....
-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....
Chúc bạn thi tốt!!!!!