BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤTCâu 1: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?A. Nước khoáng.B. Nước biển.C. Sodium chloride.D. Gỗ.Câu 2: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu đượcA. Dung dịch.B. Huyền phù.C. Dung môi.D. Nhũ tương.Câu 3: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vàoA. Thể của chất.B. Mùi vị của chất.C. Tính chất của chất. D. Số chất tạo nên.Câu 4: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút...
Đọc tiếp
BÀI 16: HỖN HỢP CÁC CHẤT
Câu 1: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?
A. Nước khoáng.
B. Nước biển.
C. Sodium chloride.
D. Gỗ.
Câu 2: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được
A. Dung dịch.
B. Huyền phù.
C. Dung môi.
D. Nhũ tương.
Câu 3: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào
A. Thể của chất.
B. Mùi vị của chất.
C. Tính chất của chất.
D. Số chất tạo nên.
Câu 4: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là
A. Áo sơ mi.
B. Bút chì.
C. Viên kim cương.
D. Đôi giày.
Câu 5: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Muối ăn.
B. Nến.
C. Khí carbon dioxide.
D. Dầu ăn.
Câu 6: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.
B. Nghiền nhỏ muối ăn.
C. Đun nóng nước .
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?
A. Nước mắm
. B. Sữa.
C. Nước chanh đường.
D. Nước đường.
Câu 8: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước đường.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 9: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là
A. Chất tinh khiết. B. Dung dịch. C. Nhũ tương. D. Huyền phù.
Câu 10: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là
A. Huyền phù. B. Dung dịch. C. Nhũ tương. D. Chất tan.
B. Nước khoáng
B: Nước khoáng