K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?(Nam Cao, Lão Hạc)b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

(Sọ Dừa)

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

(Ngô Văn Phú, Luỹ làng)

d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

(Em bé thông minh)

- Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

1
26 tháng 4 2018

a, + Sao cụ lo xa quá thế?

   + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

   + Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?

   → Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai.

  b, Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?

   → Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.

  c, Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

   → Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)

  d, Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

   → Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi.

  - Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.

Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính...
Đọc tiếp

Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(Tôi đi học)

a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b. Theo em, với cụm từ trên hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c. Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản.

1
19 tháng 7 2017

" Trước sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người… các nhà trong làng."

a, Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b, Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện kiên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết trong văn bản.

a, Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

b, Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

18 tháng 3 2018

Thế nó cho bắt à?

Sao lại không vào?

Còn nàng út đâu?

Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?

Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Dấu hiệu: Dấu chấm hỏi, từ nghi vấn: à, không, đâu, không, chăng

20 tháng 7 2021

D

D

20 tháng 7 2021

D - D

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 7 - 9:Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần...
Đọc tiếp

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 7 - 9:

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?

A. Lạnh lùng đối với người khác.

B. Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian.

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

1
9 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

 Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà...
Đọc tiếp

 Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

 Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

 Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:

          Bài tập viết: Tôi đi học!

a.Phần trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt gì?

b.Phần trích diễn tả tâm trạng của ai?Trong hoàn cảnh nào?

c.Tâm trạng nhân vật trong đoạn văn có gì mâu thuẫn?

d.Từ chi tiết "Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhâm đánh vần đọc:Bài tập viết :Tôi đi học.''em thấy mỗi học sinh cần có thái độ như thế nào với việc học?

 

 

 

0
12 tháng 2 2020

Mấy bạn ơi giúp mình với đang cần gấp

12 tháng 2 2020

ghét văn lắm đây mà!!!!

16 tháng 5 2018

Trong những câu trên, các câu trần thuật:

    + Tôi bật cười bảo lão.

    + Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

    + Không, ông giáo ạ!

  - Câu cầu khiến:

    + Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

    + Không, ông giáo ạ!

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu!

  - Những câu nghi vấn:

    + Sao cụ lo xa quá thế?

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  b, Những câu nghi vấn dùng để hỏi:

    + Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

  Những câu nghi vấn không dùng để hỏi:

    + Sao cụ lo xa quá thế? – Sự cảm thông với hoàn cảnh và quyết định của lão Hạc.

    + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? – lời khuyên lão Hạc sử dụng tiền để ăn uống, không nên nhịn đói.