K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2017

Thái độ của Kiều, Hoạn Thư vô cùng hoảng hốt và sợ hãi

    + Sợ đến mức “hồn lạc phách siêu”

    + Bằng sự khôn ngoan, nàng lấy lại được bình tĩnh để gỡ tội

- Trình tự lý lẽ:

    + Đầu tiên tự nhận và nói về thân phận đàn bà, Hoạn Thư với Thúy Kiều cùng giới, cùng chịu thiệt thòi

    + Hoạn Thư cho rằng chuyện ghen tuông là chuyện thường tình, không thể tránh khỏi

    + Hoạn Thư kể tới việc đã nương tay cho Thúy Kiều: cho ra gác viết kinh, khi Kiều bỏ trốn đã không bắt

    + Hoạn Thư tỏ vẻ mụ “hồn lạc phách xiêu” và mong sự khoan hồng của Kiều

- Bằng lời lẽ không ngoan, lọc lõi tác động tới Thúy Kiều, khiến nàng từ việc muốn trừng phạt báo thù, Kiều đã tha cho Hoạn Thư

10 tháng 2 2019

Thúy Kiều tha cho Hoạn Thư vì:

- Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do xin tha tội

    + Ghen tuông là chuyện thường, trong tình huống chung chồng không thể đối xử khác

- Hoạn Thư thùa nhận tội lỗi của mình

- Hoạn Thư xin mở lượng khoan hồng: “còn nhờ lượng bể thường bài nào chăng”, Kiều không tha cho Hoạn Thư sẽ mang tiếng nhỏ nhen, cố chấp

- Đây là dụng ý của tác giả Nguyễn Du, không để Kiều trừng phạt dã man như trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, mà độ lượng, khoan hồng.

18 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A.

6 tháng 8 2019

Chọn đáp án: D.

23 tháng 12 2018

Lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa, rõ ràng trong mọi chuyện

    + Nàng cảm tạ ân đức Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân

    + Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra

    + Nàng nhận định Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, sẽ bị trừng phạt (phen này kẻ cắp bà già gặp nhau)

- Từ ngữ dùng với Thúc Sinh là từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ

    + Khi nói về Hoạn Thư lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén

→ Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân

10 tháng 10 2016
thuý kiều báo ơn với thúc sinh bởi vì có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh, tuy thúc sinh chưa bao giờ đối xử tốt với kiều lần nào ( bị vợ cấm mà) nhưng thuý kiều vẫn mang ơn điều này cho chúng ta thấy rõ được kiều là người trọng ơn nghĩa, khi trả ơn thúc sinh kiều nhắc về hoạn thư bởi vì kiều mún nói thúc sinh là con người như vậy tại sao lại có thể chung sống cùng 1 người ác độc đến như vậy, khi nói về thúc sinh giọng kiều mang vẻ biết ơn, trầm lắng suy nghĩ, khi nói về hoạn thư kiều mang một nổi nùn và có vẻ hơi giận hoạn thư về việc hoạn thư giận hờn kiều vô cớ.
khi báo oán thuý kiều nói với giọng điệu thông cảm bởi vì cũng như bao phụ nữ khác không ai muốn chia sẽ chồng mình cho người khác bởi vậy nên kiều cũng đã dần thông cảm cho hành động ghen tuông của hoạn thư tuy vậy kiều vẫn muốn trừng phạt hoạn thư vì đã đối xử bạc bẻo với kiều
hoạn thư một con người gian xảo đã dùng rất nhiều hành động : "khóc lóc thảm thiết, quỳ xuống cầu xin..........." để tác động đến kiều nhằm mong kiều tha thứ, và những việc làm đó đã có ích với trái tim nhân từ, 1 tâm hồn không thù hận kiều sẵn sàng tha thứ cho hoạn thư 
hoạn thư là 1 con người vô cùng gian xảo và độc ác, tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đáng thương của hoạn thư vì có một người chồng trăng hoa vì vậy hoạn thư đã trở nên độc ác và luôn ghen tuông quá mức như vậy
thuý kiều tha cho hoạn thư vì hiểu cho nổi đau của hoạn thư, là phụ nữ không ai có thể chấp nhận việc chia sẽ chồng, việc làm này vừa đáng trách vừa đúng , đáng trách ở chổ nếu kiều tha cho hoạn thư thì không may sao lại có một nàng kiều thứ 2 bị đối xử như vậy. nhưng nếu hoạn thư biết lổi mà sửa đổi thì điều này đáng khen  
25 tháng 11 2019

Giọng điệu của Thúy Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai.

    + Hoạn Thư bị đưa đến như một phạm nhân, Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” khi vị thế hai người hoàn toàn thay đổi.

    + Sau sự mỉa mai, Kiều chỉ đích danh con người Hoạn Thư ác độc, nham hiểm xưa nay hiếm trong giới đàn bà (Đàn bà dễ có mấy tay- Đời xưa mấy mặt đời này mất gan)

- Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan), khẳng định Hoạn Thư là người ghê gớm

    + Kiều nêu ra quy luật ác giả ác báo

→ Kiều thẳng tay trừng trị Hoạn Thư, dứt khoát, rõ ràng

1 tháng 1 2017

Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa: báo ân người giúp đỡ, kẻ có oán phải chịu tội thích đáng

    + Dù Thúc Sinh không bảo vệ được Kiều nhưng vẫn nhớ và đền ơn

    + Với Hoạn Thư, Kiều kiên quyết trừng phạt, nhưng trước thái độ khôn ngoan, xin tha bổng, Kiều đã tha cho Hoạn Thư

- Kiều rộng lượng, không cố chấp, chính sự rộng lượng ấy khiến kẻ như Hoạn Thư phải tâm phục, khẩu phục

- Hoạn Thư người nham hiểm, độc ác nhưng khôn ngoan, lọc lõi

    + Bản chất Hoạn Thư ác độc, ranh mãnh: từng hành hạ Kiều tới đau đớn, ê chề

    + Người “bên ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao”

Nay vẫn quỷ quyệt, xảo trá, lọc lõi khiến Kiều xuôi lòng tha bổng

21 tháng 3 2019

Chọn đáp án: D.

12 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D.