K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

 

 

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý...
Đọc tiếp

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?

BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.

2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.

3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?

4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?

2
24 tháng 4 2020

K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

20 tháng 4 2020

Bài 2:

1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.

2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh

3. Phép lặp, thế.

28 tháng 2 2018

Đoạn thư dụ Vương Thông lần nữa:

a, Kết luận của lập luận nêu bật rằng giặc nếu không hiểu thời thế, lại dối trá, kẻ thất phu hèn kém thì không thể cùng nói việc binh được

b, Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:

    + Người dùng binh giỏi ở chỗ biết xét thời thế

    + Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn

    + Mất thời thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy

Kết luận: Vương Thông không hiểu thời thế, luôn dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, tất yếu bại vong

c, Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận mà người nói muốn đạt tới

Theo lời tuyên bố của Ra-ma:a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra – va- na dám cướp vợ của chàng B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng. C. Cả hai lí do trên. b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ...
Đọc tiếp

Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra – va- na dám cướp vợ của chàng 
B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng. 
C. Cả hai lí do trên. 
b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác. 
B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác. 
C. Cả hai lí do trên. 
c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
d) Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?

1
11 tháng 2 2018

a, Đáp án A

Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)

b, Đáp án C

Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)

   + Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực

c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:

   + Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè...
Đọc tiếp

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:


Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 

1
22 tháng 12 2016

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao

 

14 tháng 4 2019

1. Giải thích

– Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị lẽ sống.

– Ý kiến trên khẳng định đặc trưng, chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng giá trị sống cho con người.

2. Bàn luận: Ý kiến “Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống” rất đúng đắn, sâu sắc.

– Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Vì vậy mỗi tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống. Nó có thể là một cách ứng xử, một lí tưởng sống, một triết lý sống hay lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo, xấu xa…

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị tích cực, đẹp đẽ.

– Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay thuyết giáo về đạo đức. Trái lại đó là một cuộc đối thoại cởi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn.

3. Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc

* Cảm thương những con người nghèo khổ, chịu nhiều bất hạnh trong tình cảnh khốn cùng và trân trọng nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.

+ Tác phẩm phản ánh chân thực, cảm động số phận đau khổ của lão Hạc.

+ Khẳng định phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc: một người nông dân mộc mạc, giàu tình yêu thương, sống tự trọng; một người cha hết lòng yêu thương con, lấy chính sự sống của mình để chắt chiu cho tương lai của con.

* Nhìn nhận và đánh giá về những người xung quanh chúng ta, về người nông dân bằng đôi mắt của tình thương và niềm tin mới thấy hết được bản chất tốt đẹp của họ. (Qua suy nghĩ của nhân vật ông giáo). Đây là một quan điểm tiến bộ đúng đắn, xuất phát từ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao.

* Lời đề nghị về lẽ sống Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Lão Hạc đã gợi sự đồng cảm sâu xa của người đọc, thức tỉnh lối sống nhân hậu, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người nghèo khổ, gặp nhiều bất hạnh.

* Lẽ sống ấy được thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng chi tiết đặc sắc…

4. Đánh giá

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, người cầm bút cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.

– Người đọc cần phát huy vai trò chủ động của mình trong tiếp nhận tác phẩm văn chương từ đó trau dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc sống.

15 tháng 4 2019

MB:

- Dẫn dắt vào vất đề....

- Trích ý kiến

TB:

1.GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH

– Văn học chân chính:là những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người.
lời đề nghị: đưa ra ý kiến, yêu cầu với mong muốn mọi người làm theo.
– lẽ sống: giá trị sống, ý nghĩa cuộc đời mà mỗi người hướng tới.
Bằng cách nói khẳng định, ý kiến đã nêu lên chức năng cao quý của văn học trong việc bồi đắp và định hướng lí tưởng sống, giá trị sống cho con người.

2. BÀN LUẬN

– Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác đều thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc hay những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người …
– Bởi vậy, một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống: đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa, không xứng đáng với con người…
Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…
– Vì vậy, lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị sống tích cực, đẹp đẽ…

3.PHÂN TÍCH TÁC PHẨM"LÃO HẠC"-NAM CAO ĐỂ LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH

*GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. . Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Là một trong những tác phẩm được đánh giá cao trong thời kì kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn Lão Hạc lột tả hết sức chân thật về hoàn cảnh, sự bất công, nỗi thống khổ của lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung khi phải chịu cả hai sự áp bức của cả thời phong kiến và của thực dân Pháp. Lão Hạc là tác phẩm của lòng nhân ái và sự hi sinh cao cả, bên cạnh đó tác phẩm còn thể hiện được sự yêu thương trân trọng của nhà văn Nam cao đối với người nông dân và người lao động.

* TÁC PHẨM "LÃO HẠC" LÀ MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ VỀ LẼ SỐNG:

Truyện ngắn Lão Hạc kể về một người nông dân nghèo nhưng nhân hậu và chất phác. Lão Hạc là một người quá vợ, sống cùng với con trai, và tài sản duy nhất của họ là mảnh vườn vỏn vẹn ba sào đất. Vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai lão giục lão bán đi mảnh vườn nhưng lão nhất quyết không chịu vì “bán ruộng đi cưới vợ về thì ở đâu?” vả lại “bán cũng không đủ tiền để lấy vợ”, không chịu nổi hoàn cảnh nghèo khó nên anh con trai lão Hạc đã quyết định đi làm cao su, đi biền biệt ba, bốn năm không về.

Hằng ngày lão lủi thủi đi làm công, chắt chiu từng đồng, mặc dù sống nghèo đói thế nhưng lão Hạc vẫn nhất quyết không chịu bán đi mảnh vườn ấy, vì đó là tài sản duy nhất mà lão muốn để lại cho con trai lão. Làm bạn với lão duy nhất bây giờ chỉ có mỗi ông Giáo và chú chó nhỏ mà con trai lão mua trước khi đi, cậu Vàng. Lão Hạc xem cậu Vàng như con trai mình, mỗi khi lão uống rượu thì nó nằm cạnh bên, lão ăn gì nó ăn nấy, thỉnh thoảng lão ôm nó bắt ve, có nó thì đời sống của lão hạc cũng bớt buồn tẻ.

Rồi lão ốm, ốm một trận đến tận hai tháng, mười tám ngày, tiền bạc lão Hạc dành dụm để lo cưới cho cậu con trai đều sạch nhẵn, lão yếu đi việc nặng không làm nổi, việc nhẹ thì đã có phụ nữ làm, không còn ai thuê lão hạc nữa, cuộc sống đã khổ nay còn túng thiếu hơn. Lão hạc đã đưa ra một quyết định đau lòng đó là bán đi cậu Vàng, người thân duy nhất ở bên cạnh lão. Giờ thì người bạn duy nhất của lão hạc chỉ còn lại ông Giáo, lão mang tất cả tài sản của mình là ba sào ruộng, và hai mươi nhăm đồng lão chắt chiêu được và cả năm đồng bán cậu Vàng gửi cả cho ông Giáo, mảnh vườn lão để lại cho con, còn tiền thì lão để làm ma chay cho mình vì “lão già yếu lắm rồi, con thì không ở nhà, lỡ chết mà không ai đứng ra lo thì lại làm phiền làng xóm, lão chết không nhắm mắt được”. Đấy lão hạc lo xa thế đấy, đến cả lúc nhắm mắt xuôi tai thì vẫn sợ làm phiền hàng xóm, một đức tính thật cao đẹp.

Bao nhiêu tiền lão hạc đều đưa hết cho ông giáo, không còn tiền để ăn lão suốt ngày chỉ ăn khoai, khoai hết lão chế được món gì thì ăn món nấy, hôm thì ăn rau má và cả sung luộc. Mỗi khi ông Giáo ngỏ ý muốn giúp thì lão lại gạt phăng đi, từ chối. Đến khi không còn gì để ăn lão hạc tìm đến binh Tư, một người chuyên nghề ăn trộm, để xin ít bả chó. Binh tư thậm chí đến cả ông Giáo đều coi thường lão, nghĩ lão đã túng quẫn đến mức phải theo gót Binh Tư để có cái ăn. Nhưng đến khi ông Giáo sang nhà lão Hạc thì mọi chuyện mới vỡ lẽ, lão Hạc tóc tai bù xù, vật vã, bọt mép sùi ra, khắp người co giật, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết, ngoài binh Tư và ông Giáo thì không còn ai biết lão hạc đã chết như thế nào.Vậy nên trong cuộc sống này ta thấy còn rất nhiều điều cần đáng được trân trọng, Lão Hạc mặc dù thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội cũ nhưng tấm lòng của lão lại cao đẹp biết bao, lão sợ làm phiền ông giáo, làm phiền bà con xung quanh, và sợ sẽ bòn tiền mà lão dành dụm lại cho con trai mình nên mới chọn cách ra đi như vậy. Truyện ngắn “ Lão hạc”của Nam Cao là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, và hết lòng ca ngợi những phẩm chất cao quý của người lao động.

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

4. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT

– Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
– Để những lẽ sống lớn, tình cảm lớn thấm sâu vào tâm hồn, nhận thức của người đọc, mỗi nghệ sĩ cần không ngừng lao động để sáng tạo nên những tác phẩm đạt được sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
– Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.

KB:

-khẳng định lại vấn đề

- rút ra bài học nhận thức cho bản thân

Tôi vẫn cho rằng những lời lẽ, hành động khích lệ thường hiệu quả hơn sự chỉ trích, phê bình và chúng ta nên dè sẻn những lời phê bình. Nhưng những người khôn ngoan thì lại hay tìm đến những người mà họ tin tưởng để nhờ chỉ dẫn, soi rọi tường tận, chính xác con người mình. Vấn đề quan trọng là họ dám kiếm tìm sự thật và những sự thật này càng nên lắng tai nghe khi chúng...
Đọc tiếp

Tôi vẫn cho rằng những lời lẽ, hành động khích lệ thường hiệu quả hơn sự chỉ trích, phê bình và chúng ta nên dè sẻn những lời phê bình. Nhưng những người khôn ngoan thì lại hay tìm đến những người mà họ tin tưởng để nhờ chỉ dẫn, soi rọi tường tận, chính xác con người mình. Vấn đề quan trọng là họ dám kiếm tìm sự thật và những sự thật này càng nên lắng tai nghe khi chúng được nói từ những người thật lòng quan tâm đến mình.

Một ai đó đã nói: Lời phê bình tựa như những cơn mưa, nên đủ nhẹ để câu cối có thể phát triển và không làm hại đến phần gốc rễ của chúng". Nếu bạn ở vào vị trí phải bình phẩm ai đó, mong sao những lời lẽ của bạn sẽ giúp cho người khác trưởng thành.

Nếu bạn chính là đối tượng bị phê bình thì bạn phải nhớ rằng có thể những điều mà bản thân bạn được soi rọi, phản chiếu trong gương có thể sẽ là cứu tinh của bạn. Hãy can đảm học hỏi và lắng nghe những điều đúng và quên đi những điều khác. Những lời tán dương có thể làm bạn thấy bùi tai nhưng nó có thể hủy hoại bạn, những sự thật mà bạn được nghe sẽ giúp bạn trưởng thành  và thậm chí càng vững vàng hơn.

(Đừng ngại những lời phê bình, Steve Goodier,

Sự mầu nhiệm của lòng quan tâm, tr.102-103, NXB Phụ nữ)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Theo tác giả, những người khôn ngoan thì hay làm gì?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói:“Lời phê bình phải tựa như những cơn mưa, nên đủ nhẹ để cây cối có thể phát triển và không làm hại đến phần gốc rễ của chúng”.

Câu 4.  Anh/Chị có đồng tình với nhận định trong đoạn trích “Những lời tán dương có thể làm bạn thấy bùi tai nhưng nó có thể hủy hoại bạn, những sự thật mà bạn được nghe sẽ giúp bạn trưởng thành và thậm chí càng vững vàng hơn.” không? Vì sao? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng)

1
10 tháng 1 2022

Phương thức biểu đạt chính

15 tháng 11 2017

Nhờ nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn:

- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.

- Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.

- Chi tiết giàu kịch tính đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.

- Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa