Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …
- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ
- Hiểu được nghệ thuật mà tác giả dùng trong bài
- Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ
- Ý nghĩa , cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm
Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:
- Cần đọc kĩ các bài thơ từ 2 -3 lần.
- Biết được hoàn cảnh sáng tác và phong cách sáng tác của tác giả.
- Chú ý một số từ ngữ đặc biệt.
- Ý nghĩa, thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
- Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
Đó là những kiến thức về ngôi kể của người kể chuyện, nhấn mạnh hơn về quyền năng của người kể chuyện và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm truyện.
Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc |
Thần thoại | - Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại. - Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại. |
Sử thi | - Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi. - Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi. - Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng. |
Chèo (tuồng) | - Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng). - Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản. - Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ. |
Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép) | - Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin. - Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất. |
Thơ | - Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật. |
- Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Xuân Tây Bắc đẹp như một tứ thơ. Thiên nhiên như mơ, rực rỡ. Tình người sắt son, nồng ấm nghĩa tình. Lời thơ của những nhà thơ bản xứ đã dẫn độ ta đến một thế giới đầy tình yêu. Ở đó có mọi cung bậc cảm xúc: yêu mến ngỡ ngàng, mãnh liệt cháy bỏng, đến trầm tư sâu lắng… Tất cả đó là thế thái nhân tình ở cõi trời Tây Bắc độc đáo và đậm đà bản sắc. Thật không quá khi nói mùa xuân ở Tây Bắc đẹp như một miền cổ tích. Ta nhớ mênh mang lời ca “Rừng xanh cây lá muôn đóa hoa mai chào đón xuân về” trong khúc “Tình ca Tây Bắc”. Mùa xuân Tây Bắc như thiên đường hoa trên mặt đất. Những rừng mận trắng tinh khôi trải dài khắp các sườn đồi, rừng đào phai như trên tiên cảnh. Mùa xuân theo hoa đào trên núi – Hát gọi – Tình ơi (Những cánh đồng – Đỗ Thị Tấc). Góp cùng muôn đóa hoa xuân ấy, có cả sắc trắng mà ít người biết tới. Không phải hoa lê trên cao nguyên núi đá, mà là hoa táo mèo bé nhỏ nở cùng tiếng khèn mùa xuân.
- Hình thức viết hoa ở chữ đầu của câu thơ: Viết hoa 3 trên 9 câu thơ
- Khổ thơ không đồng đều: khổ 5 câu; khổ 4 câu