K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

Đáp số: 150kWh.

27 tháng 9 2019

Giải:

243= 50 + 50 + 100 + 43

Số tiền Bác Ba phải trả chưa tính thuế là:

50.1480 + 50.1820 + 100. 2140 + 43. 2430

= 483490 ( đồng)

Tổng số tiền Bác phải trả cả thuế là:

483490 + 483490.10%=531839( đồng)

28 tháng 6 2020

Ai giải hộ mình với,mình cần gấp.Mình cảm ơn

31 tháng 3 2021
Tui cũng can
Bài 1(2 điểm):Tìm DateViết chương trình cho biết số ngà của một tháng.Bài 2(2 điểm):Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lơn nhất.N được nhập từ bàn phím. Bài 3(3 điểm ):Hành tháng gia đình em đều nhận được hoá đơn thanh toán tiền điện.Tiền điện tiêu thụ được tính như sau:-100 số đầu tiên mỗi số trả 550 đồng-Từ 101 đến 150...
Đọc tiếp

Bài 1(2 điểm):Tìm Date

Viết chương trình cho biết số ngà của một tháng.

Bài 2(2 điểm):

Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lơn nhất.N được nhập từ bàn phím. 

Bài 3(3 điểm ):Hành tháng gia đình em đều nhận được hoá đơn thanh toán tiền điện.

Tiền điện tiêu thụ được tính như sau:

-100 số đầu tiên mỗi số trả 550 đồng

-Từ 101 đến 150 số mỗi số trả 1100 đồng

-Từ 151 đến 200 số mỗi số trả 1500 đồng

-Trên 200 số mỗi số trả 2000 đồng

-Số tiền phải trả là số tiền tính được cộng thêm 10% thuế VAT.

Biết rằng số luongj điện tiêu thụ trong 1 tháng của gia đình em là A(KW).

Hãy lập trình tính số tiền điện gia đình em phải thanh toán trong 1 tháng bất kỳ.

Bài 4(3 điểm)

Viết chương trình nhập 3 số (a,b,c) là số đo 3 cạnh của 1 tam giác(a,b,c>0;tổng hai số lớn hơn số  kia - Nếu không thoả mãn điều kiện thì yêu cầu và cho phép nhập lại đến khi thoả mãn). Thông báo ra màn hình tam giác đó là tam giác gì, tính diện tích của tam giác đó theo công thức diện tích tam giác bằng  \(\sqrt{p\left(p-a\right)\left(p-b\right)\left(p-c\right)}\) (P là nửa chu vi của tam giác).

Nhok_baobinh đây là đề thi của huyện mk .

0
25 tháng 1 2017

Gọi x (đồng) là giá mỗi số điện ở mức thứ nhất (x > 0).

⇒ Giá mỗi số điện ở mức 2 là: x + 150 (đồng)

⇒ Giá mỗi số điện ở mức 3 là: x + 150 + 200 = x + 350 (đồng)

Nhà Cường dùng hết 165 số điện = 100 + 50 + 15.

Như vậy nhà Cường phải đóng cho 100 số điện ở mức 1, 50 số điện ở mức 2 và 15 số điện ở mức 3.

Giá tiền 100 số điện mức đầu tiên là: 100.x (đồng)

Giá tiền 50 số điện mức thứ hai là: 50.(x + 150) (đồng)

Giá tiền 15 số điện còn lại mức thứ ba là: 15.(x + 350) (đồng).

⇒ Số tiền điện (chưa tính VAT) của nhà Cường bằng:

   100.x + 50.(x + 150) + 15.(x + 350)

= 100x + 50x + 50.150 +15x +15.350

= 165x + 12750.

Thuế VAT nhà Cường phải trả là: (165x + 12750).10%

Giải bài 56 trang 34 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Tổng số tiền điện nhà Cường phải đóng (tiền gốc + thuế) bằng:

   165x + 12750 + 0,1.(165x + 12750) = 1,1.(165x + 12750).

Thực tế nhà Cường hết 95700 đồng nên ta có phương trình:

   1,1(165x + 12750) = 95700

   ⇔ 165x + 12750 = 87000

   ⇔ 165x = 74250

   ⇔ x = 450 (đồng) (thỏa mãn điều kiện).

Vậy mỗi số điện ở mức giá đầu tiên là 450 đồng.

11 tháng 5 2019

Gọi A1,A2 laand lượt là điện năng tiêu thụ của bóng đèn sợi đốt , bóng đèn compac trong 1 ngày:

A1=P1*t1=60*5=300(Wh)

A2=P2*t2=5*36=180(Wh)

Atc=A1+A2=300+180=480Wh

Điện năng tiêu thụ của bóng đèn copac và huỳnh quang trong tháng là A=480*30=14400Wh=14,4kWh

Số tiền gia gia đình bạn A phải trả trong 1 tháng là:

T=220*14,4*10%=316,8(đồng)

14 tháng 5 2019

Cảm ơn nhiều nha!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Vì nhà bạn Minh đã dùng hết 185 kWh nên số tiền nhà bạn Minh sẽ trả ở 3 mức.

Mức 1: Nhà bạn Minh phải trả cho 50 kWh (50 kWh đầu tiên).

Mức 2: Nhà bạn Minh phải trả cho 50 kWh (từ 51 đến 100 kWh).

Mức 3:  Nhà bạn Minh phải trả cho 85 kWh (từ 101 kWh đến 200 kWh).

Gọi số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 50 kWh đầu tiên là \(x\) (đồng). Điều kiện \(\left( {x > 0} \right)\).

Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức đầu tiên là \(50x\) (đồng)

Vì số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 2 cao hơn 56 đồng so với mức 1 nên số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 2 là \(x + 56\) (đồng)

Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức 2 là \(\left( {x + 56} \right).50\) (đồng).

Vì số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 3 cao hơn 280 đồng so với mức 2 nên số tiền phải trả cho mỗi kWh ở mức 3 là \(x + 56 + 280\) (đồng)

Do đó, số tiền nhà bạn Minh phải trả cho mức 3 là \(\left( {x + 56 + 280} \right).85\) (đồng).

Tổng số tiền điện mà nhà bạn Minh phải trả theo số điện là:

\(50x + 50.\left( {x + 56} \right) + 85.\left( {x + 56 + 280} \right) = 50x + 50x + 2800 + 85x + 4760 + 23800\)

\( = 185x + 31360\) (đồng)

Vì số tiền thực tế nhà bạn Minh phải trả có thêm \(10\% \) thuế giá trị gia tăng nên số tiền thức tế nhà bạn Minh phải trả là:

\(\left( {185x + 31360} \right).110\%  = \left( {185x + 31360} \right).1,1 = 203,5x + 34496\) (đồng)

Vì nhà bạn Minh đã trả 375 969 đồng nên ta có phương trình

\(203,5x + 34496 = 375969\)

\(203,5x = 375969 - 34496\)

\(203,5x = 341472\)

\(x = 341472:203,5\)

\(x = 1678\) (thỏa mãn điều kiện)

Số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 1 là 1 678 đồng.

Do đó, số tiền phải trả cho 1 kWh ở mức 3 là: \(1678 + 56 + 280 = 2014\) (đồng)

Vậy mỗi kWh ở mức 3 phải trả 2014 đồng.