Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta có thể quan sát chúng qua kính hiển vi. Bởi chúng là những sinh vật rất nhỏ và ko thể thấy bằng mắt thường được
Quy trình muối chua rau, củ, quả:
- Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch nguyên liệu, sơ chế (cắt rau cải thành đoạn ngắn; gọt vỏ củ, quả và cắt thành lát mỏng, ngắn).
- Bước 2. Lên men: Cho nguyên liệu đã xử lí vào vại, hũ sành hoặc lọ thủy tinh, đổ ngập dung dịch nước muối 5 – 6 % (đun sôi, để ấm), nén chặt, đậy kín và đặt ở nơi ấm có nhiệt độ khoảng 28 – 30 oC.
- Bước 3. Thu nhận và bảo quản: Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, kiểm tra sản phẩm (ăn có vị chua, giòn, có mùi thơm, rau có màu vàng đặc trưng), loại bớt nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý:
+ Tiệt trùng tất cả dụng cụ làm dưa chua bằng nước sôi trong khoảng thời gian 2 – 3 phút.
+ Có thể phơi héo nguyên liệu để làm giảm lượng nước, dưa chua sẽ giòn hơn.
+ Cần nén chặt để dưa cải không nổi lên mặt nước nhằm đảm bảo quá trình lên men kị khí. Có thể tăng lượng muối hợp lí để hạn chế quá trình lên men, tăng thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường.
1/
Xác định mẫu vật trong mỗi hình:
- Hình (a): Tiêu bản có chứa nhiều tế bào với các hình dạng, kích thước khác nhau → Đây là một tập hợp các vi sinh vật đơn bào → Đây là tiêu bản của một giọt nước ao.
- Hình (b): Tiêu bản có chứa các tế bào có hình dạng, kích thước như nhau, xếp sít nhau → Đây là các tế bào của cùng một mô → Đây là tiêu bản của một lát biểu mô ở động vật.
2/
Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên:
- Điểm giống nhau: Đều quan sát được các tế bào có kích thước nhỏ mà mắt thường không quan sát được.
- Điểm khác nhau:
+ Tiêu bản ở hình (a) là tiêu bản của các cơ thể đơn bào.
+ Tiêu bản ở hình (b) là tiêu bản của các tế bào có trong một mô của một cơ thể đa bào.
Vi sinh vật được sử dụng trong tất cả các giai đoạn. Các nhóm vi sinh vật được sử dụng là nhóm vi khuẩn lactic, nấm mốc, nhóm vi khuẩn propionic.
Do vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên để phân loại được vi khuẩn, người ta thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu khác như quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi, phân lập và nuôi cấy, phân tích hóa sinh, phân tích di truyền,…
- Đối với phương pháp quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi: Có nhiều phương pháp làm tiêu bản từ đơn giản đến phức tạp như làm tiêu bản soi tươi, làm tiêu bản tạm thời, làm tiêu bản cố định kết hợp với nhuộm màu,… Mỗi phương pháp phù hợp với một mục đích và đối tượng quan sát riêng:
+ Soi tươi: dùng để quan sát trạng thái sống, khả năng di động của vi khuẩn.
+ Nhuộm đơn: dùng để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về hình ảnh, tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn cũng như hình thái tế bào.
+ Nhuộm Gram: dùng để phân biệt vi khuẩn Gr+ và Gr-.
- Đối với phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật: Trên môi trường đặc, mỗi tế bào vi khuẩn phát triển tạo thành một khuẩn lạc. Có thể căn cứ vào kích thước, hình dạng của khuẩn lạc để phân loại các vi khuẩn.
- Để định loại được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng giữa các vi sinh vật, các nhà khoa học thường dùng phương pháp phân tích hóa sinh hay sinh học phân tử (phân tích DNA, RNA).
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính nên trong sữa chua với môi trường pH axit (nhiều axit lactic là sản phẩm lên men) thì các VSV gây bệnh bị ức chế sinh trưởng.
Đa số vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm trung tính. Trong sữa chua có nhiều acid lactic tạo pH thấp trong môi trường, vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tiêu diệt ở điều kiện này
Vì sữa chua có chứa axit lactic và có môi trường axit nên hầu như không có vi khuẩn do các vi khuẩn thường không sống ở môi trường Ph thấp (môi trường axit lactic)
Chúc bạn học tốt!
vi khuẩn acid lactic
bằng kính hiển vi
minh đâu r