K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo khiến ta thật cảm phục . Trương Sinh đi lính , mẹ gia vì nhớ thương con nên sinh đau ốm .Vũ Nương hết lòng yêu thương chăm sóc mẹ chồng , nàng dành những lời hết sức ngọt ngào để động viên , giành những hành động tràn đầy yêu thương để chăm sóc mẹ ‘Nàng lo thuốc thang lễ bái thân Phật dành những lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn ‘ . Khi mẹ chồng mất làm hết lời thương xót lo ma chay tế lễ hết sức chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình . Tấm lòng hiếu thảo của nàng được mẹ chồng ghi nhận qua lời trăn trối cuối cùng ‘ xanh kia Quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ‘ . Thời xưa mối quan hệ hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu không mấy khi suôn sẻ tốt đẹp ấy thế mà dường như giữa họ không hề có một chút khoảng cách có lẽ lòng hiếu thảo sự tận tâm của nàng đã làm cho mẹ chồng cảm động và luôn hy vọng con dâu của mình được sống hạnh phúc bình luận bình an suốt đời khi tất cả những hành động của nàng không chỉ xuất phát từ trách nhiệm của một người con dâu đối với mẹ chồng mà còn xuất phát từ trái tim yêu thương của nàng . Tấm lòng ấy của nàng làm rung động bao trái tim người đọc

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
25 tháng 7 2023

Câu 1:

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh dựa trên cơ sở vật chất, tình cảm mến mộ.

Câu 2:

Trước khi Trương Sinh đi lính, cuộc sống của vợ chồng họ rất sum vầy vì Vũ Nương luôn biết giữ gìn khuôn phép chưa từng để xảy ra thất hòa.

+ Lúc tiễn Trương Sinh đi lính, hành động và lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất luôn yêu thương chồng hết lòng hết dạ, muốn cho chồng bình an không cầu danh lợi tiền tài, tự cho bản thân là kẻ dưới.     

Câu 3: 

Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương đối xử với mẹ chồng chăm lo tận tụy hết mực khi mẹ ốm nàng hết lòng thuốc than lễ bế thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

Câu 4:

Chiếc bóng có ý nghĩa:

+ Với bé Đản: đóng vai trò là một người cha trao cho bé đủ đầy tình yêu thương trọn vẹn của gia đình.

+ Với bản thân Vũ Nương: vừa là thứ giúp một người mẹ như nàng thể hiện sự yêu thương lo nghĩ cho con vừa là thứ giúp nàng được minh oan nỗi oan khiến mình phải tự gieo thân xuống bến Hoàng Giang.

Câu 5:

Hai chi tiết kỳ ảo trong văn bản: "Linh Phi lấy thuốc thần đổ giúp Phan Lang tỉnh lại" và "Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện."

Ý nghĩa chi tiết 1: thể hiện tấm lòng biết ơn nghĩa tình luôn tồn đọng trong suy nghĩ, trái tim mỗi con người Việt.

Ý nghĩa chi tiết 2: giúp cho cái kết của câu chuyện trở nên có hậu hơn, từ đó chứng tỏ nguyện vọng nhân đạo của chính tác giả là luôn yêu thương số phận người phụ nữ tài sắc vào thời phong kiến.

25 tháng 7 2023

E cảm ơn ạ

22 tháng 10 2021

Đoạn văn này ngắn ghê 😂

Mọi Người Giúp Em với ạ :((Câu 5: Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương trong đoạn trích sau:  Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút,...
Đọc tiếp

Mọi Người Giúp Em với ạ :((
Câu 5: C
ảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương trong đoạn trích sau: 

 Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

0