Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:
+ Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.
+ Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.
+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp
+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.
1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia một số hoạt động về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức. Ví dụ như
- Hoạt động ngoại khóa, diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông
- Tham gia thuyết trình về an toàn giao thông
- Viêt bài dự thi về ý thức tham gia giao thông một cách an toàn
- Tham gia buổi ngoại khóa với chủ đề " Chúng em an toàn với giao thông",..
Hoạt động diễn kịch về chủ đề an toàn giao thông ấn tượng với em nhất vì chúng em được làm việc theo nhóm, để trao đổi ý kiến và em cho rằng đây là cách tuyên truyền về an toàn giao thông khiến học sinh cảm thấy hứng thú và không nhàm chán
2.
- Nhà trường chủ động phối hợp, trực tiếp tuyên truyền nhắc nhở tại hiện trường đối với phụ huynh và học sinh trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung, quy định về đội mũ bảo hiểm nói riêng
- Nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân
- kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường.
- Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.
UBND PHƯỜNG ........................ TRƯỜNG THCS ......................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /BC-. ................., ngày … tháng 11 năm 2021
BÁO CÁO SƠ KẾT THI ĐUA ĐỢT 1 VÀ PHÁT ĐỘNG THI ĐUA ĐỢT 2Năm học 2020 - 2021 là năm học mang ý nghĩa về chính trị xã hội. Năm học tiếp tục thực hiện chủ đề “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm học tiếp tục phát huy cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Tất cả tạo nên một diện mạo, một không khí mới cho phong trào thi đua lớn của năm học này.
Năm nào cũng vậy cứ đến 20/11 là trường .................. lại cùng với các nhà trường trong toàn huyện tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Để đánh giá hoạt động thi đua của nhà trường trong đợt thi đua thứ nhất năm học 2020 - 2021 Thay mặt ban thi đua nhà trường xin được báo cáo trước các vị đại biểu, các Thày Cô giáo và toàn thể các em HS về kết quả hoạt động TĐ của nhà trường trong đợt thi đua thứ nhất và phát động thi đua đợt 2 trong năm học này. Báo cáo gồm các nội dung sau:
+ Đặc điểm tình hình.
+ Các nội dung, kết quả thi đua.
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi:
Đội ngũ CBGV tương đối đầy đủ, được đào tạo hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn rất nhiệt tình trong công tác.
Trường thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của tập thể lãnh đạo ngành, công đoàn ngành, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ HS
Hầu hết GV nhà trường đều được dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy. Cơ sở vật chất nhà trường dần ổn định, đây là mặt thuận lợi hết sức quan trọng, giúp cho CBGV làm tốt nhiệm vụ được giao.
Đa số Các em HS ngoan, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và lao động.
2. Khó khăn:
Cơ sở vật chất của nhà trường chất lượng còn chưa cao. Phòng làm việc cho lãnh đạo và hội đồng nhà trường còn chưa đủ.
Đội ngũ CBGV đầu năm học không ổn định như đi công tác, thuyên chuyển công tác làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động dạy - học.
Địa bàn xã rộng, nhiều HS nhà ở xa trường, nên ảnh hưởng nhiều tới việc duy trì sĩ số.
Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, hầu như phó mặc cho nhà trường.
II/ NHỮNG NỘI DUNG , KẾT QUẢ THI ĐUA.
Ngay từ đầu năm học ban thi đua nhà trường đã kiện toàn, xây dựng kế hoạch thi đua và phát động thi đua đợt một, tổ chức đăng kí thi đua cho CBGV.
1. Công tác GD tư tưởng chính trị
* Ưu điểm:
Nhà trường đã tổ chức cho CBGV học tập, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, đặc biệt là các cuộc vận động như cuộc vận động “ hai không với 04 nội dung” , cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo" cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trường phối hợp với công đoàn làm tốt công tác tư tưởng cho CBGV, xây dựng kế hoạch thi đua xây dựn phong trường học thân thiện, học sinh tích cực triển khai trong toàn trường CBGV trong trường luôn gìn giữ được phẩm chất đạo đức của nhà giáo, chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước, nội qui qui định của ngành và của trường.
Tư thế tác phong, lối sống của CBGV trong nhà trường luôn giản dị, mẫu mực, có mối quan hệ gần gũi với HS, các bậc phụ huynh và nhân dân trong xã.
Thông qua các tiết học và các HĐ khác GVCN cùng với GVBM giáo dục HS chấp hành tốt nội qui qui định của trường và lớp đề ra.
* Hạn chế:
Một vài CBGV ý thức trách nhiệm còn chưa cao, thiếu nhiệt tình với công việc.
Một số em HS chưa ý thức được nhiệm vụ học tập nên mục tiêu phấn đấu không rõ ràng, còn hiện tượng học sinh xịt hơi xe, học sinh đánh nhau.
2. Công tác dạy - học.
*Ưu điểm:
Bước vào đầu năm học nhà trường và chuyên môn đã có kế hoạch chu đáo, chuẩn bị đầy đủ văn phòng phẩm, SGK và tài liệu tham khảo cho GV, HS mượn kịp thời.
Tổ chức lễ khai giảng đúng ngày qui định của bộ GD và đảm bảo đúng nghi lễ Nhà trường, chuyên môn, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể dã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng biên chế năm học, đúng qui chế chuyên môn đảm bảo có đủ các loại hồ sơ sổ sách theo đúng qui định, không dạy dồn, dạy ghép hay cắt xén chương trình.
Qua đợt thi đua chuyên môn nhà trường và các tổ chuyên môn đã tổ chức kiểm tra HSSS và dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm nghiêm túc, kết quả như sau:
- Hồ sơ sổ sách: Tổng số: 8 bộ trong đó:
+ Loại tốt: 7 + Loại khá: 1
+ Loại TB: 0 + Loại yếu: 0
- Xếp loại tiết dạy: tổng số tiết dạy: 7 trong đó:
+ Loai giỏi: 4 + Loại Khá: 3
+ Loại TB: 0 + Loại Yếu: 0
Nhà trường và chuyên môn ngay từ đầu năm đã có kế hoạch phụ đạo HS yếu kém và lựa chọn HS khá giỏi. Kết quả hiện nay đã có đội tuyển HS giỏi, đang tiến hành ôn luyện.
Nhà trường và chuyên môn đã tổ chức kiểm tra đột xuất, định kì nhằm phát hiện ra những sai sót trong chuyên môn để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Qua kiểm tra không có trường hợp nào vi phạm qui chế chuyên môn.
Công tác CN lớp, nhiều thày cô chủ nhiệm đi sâu đi sát với lớp động viên được các em đi học đều thực hiện tốt nội qui qui định của trường - lớp. Nhiều lớp XD được nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. Qua đợt thi đua tổ chức Đội dã bình xét thi đua chọn ra những HS đạt thành tích xuất sắc trong học tập , đồng thời cũng chọn được các tập thể lớp đạt thành tích xuất sắc đề nghị nhà trường tuyên dương.
* Hạn chế:
Một vài đồng chí GV sổ sách giáo án soạn còn sơ sài, chất lượng tiết dạy đạt chưa cao. Chất lượng học tập ở HS đạt thấp, tỉ lệ HS yếu kém còn cao.
Hiện tượng GV ra sớm vào muộn vẫn còn xảy ra ở một vài đ/c GV.
3. Văn nghệ thể dục thể thao.
*Ưu điểm:
Ngay từ đầu năm học ban văn thể đã được kiện toàn, có kế hoạch hoạt động cụ thể, đi vào nề nếp và có hiệu quả.
Thể dục giữa giờ được duy trì đều đặn, Đoàn-Công đoàn cùng nhà trường tổ chức thi cầu lông, thi nấu cơm nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10;
Các lớp duy trì hát đầu giờ, chuyển tiết, thành lập đội văn nghệ nhà trường luyện tập thường xuyên chuẩn cho các ngày lễ lớn, các buổi giao lưu văn nghệ.
* Hạn chế:
Phong trào chưa mạnh do kinh phí chi cho phong trào còn ít, chưa động viên được tinh thần thi đấu của CBGV.
Sân bãi tập luyện thể thao còn chật hẹp, dụng cụ tập luyện còn thiếu thốn. Kế hoạch đề ra đôi khi còn chưa kịp thời.
4. Kết qủa thi đua.
Về Phía giáo viên:
Hội thi GVG cấp trường và thao giảng học kì I: đạt 7/8 đ/c tham gia.
Xếp loại Hồ sơ sổ sách: Tốt: 7; Khá: 1; T.bình: 0;
Tổng số giờ thao giảng trong đơt 1 là: 7
Trong đó tiết dạy xếp loại giỏi: 4 tiết.
Khá: 3 tiết; T.Bình: 0 tiết.
Về phía học sinh:
*) Thi văn nghệ chào mừng 20-11:
Kết quả: Giải nhất: lớp 8; giải nhì lớp 9; giải ba lớp 6 và giải KK lớp 7
*) Phong trào thi đua hoa điểm 10:
Kết quả có 20 em vinh dự được khen thưởng trong dịp này.
cái này bạn phải tự viết chứ
cứ coi trong SGK rồi làm theo
dễ mà
THAM KHẢO:
Dù bây giờ đã là một cô học trò cấp 2 nhưng đối với tôi, ngày khai giảng đầu tiên bước vào lớp 1 luôn là một ngày tôi không bao giờ quên. Tôi vẫn nhớ như in, trước ngày khai trường mấy hôm, tôi vô cùng háo hức chờ mong đến ngày khai giảng để được mặc bộ quần áo mới và đeo chiếc cặp sách mới mà mẹ đã chuẩn bị cho tôi từ trước. Ngày khai giảng tới, mẹ đèo tôi đến trường, từ ngoài cổng trường, cờ hoa rực rỡ chào đón các bạn học sinh bước vào năm học mới. Càng vào bên trong sân trường, không khí càng sôi động và náo nhiệt. Trường rất đông học sinh, cờ hoa rực rỡ, nhộn nhịp, tưng bừng nhưng sao tôi thấy mọi thứ xa lạ quá, bạn bè và thầy cô đều xa lạ, trường học cũng mới lạ. Tôi có phần rụt rè hơn. Và dường như mẹ nhận ra ở tôi ánh mắt có phần e dè đó, nên mẹ đã cầm tay tôi cười và dắt tôi vào khu lớp của mình. Khi đến chỗ tập trung lớp học mới, tôi nhận ra không phải một mình tôi rơi vào hoàn cảnh ấy, nhìn vào ánh mắt ngơ ngác của bao học sinh mới đến trường đều như vậy, có đôi mắt còn sưng lên, hoen đỏ vì khóc. Sau buổi khai giảng chúng tôi được về lớp của mình, nụ cười tươi đón chào của cô giáo chủ nhiệm đã giúp tôi tự tin hơn, không còn rụt rè e sợ, tôi tự nhủ rằng rồi sẽ quen thôi. Ngày đầu tiên đi học của tôi đã trôi qua như vậy đấy, biết bao cảm xúc xen lẫn nhau, vui có, hồi hộp quá, nhưng tôi tin đó là kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên được.
Tham khảo:
Năm nay tôi (đại từ) đã là một học sinh (từ ghép) lớp 7, cô học sinh ngày càng trưởng thành so với 7 năm về trước. Dù đã tham dự nhiều buổi khai trường khác nhau nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp 1 chính là kỉ niệm sâu đậm nhất trong cuộc đời học sinh. Tôi còn nhớ như in buổi sáng hôm đó, khi vừa bước vào trường, trong mắt tôi lúc này mọi thứ thật là đẹp và lộng lẫy (từ láy). Bao nhiêu là cờ, là hoa và bao nhiêu là thầy cô với bạn bè, thật là đông vui nhộn nhịp như một ngày hội vậy! Tôi tiến đến hàng ghế lớp mình cùng với bao bạn bè mới với một niềm vui khôn xiết lẫn một chút rụt rè. Điều mà tôi nhớ nhất mà đến tận ngày hôm nay mỗi khi tôi nhớ lại tôi không khỏi ngượng ngùng bật cười đó chính là ngày đầu tiên đi học, tôi ngồi nhầm lớp. Chuyện là sau khi buổi lễ kết thúc, học sinh các lớp theo thứ tự sẽ nối đuôi nhau trở về lớp để nghe cô dặn dò. Vậy mà do mải ngây ngô, tôi đã nối vào hàng của một lớp khác. Vào đến lớp, tôi vẫn không nhận ra sự nhầm lẫn của mình. Phải mãi cho đến khi cô giáo bước vào điểm danh xếp chỗ, tôi lúng túng khi không nghe thấy tên cô gọi. Lúc đó tôi chỉ sợ tên tôi không có trong danh sách nghĩa là tôi không được đi học. Cuối cùng khi thấy còn một mình tôi đứng loay hoay, cô giáo đã vội tiến đến hỏi tôi, xoa đầu trấn an tôi và dắt tôi về lớp. Bàn tay cô an ủi tôi khi đó thật dịu dàng, ấm áp. Ngày đầu tiên đi học của tôi đáng nhớ vậy đó, dù đã trải qua bao năm nhưng những kỉ niệm ấy vẫn chẳng thể phai nhòa trong lòng tôi.