K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2018

Chọn đáp án A

Nhằm mục đích giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài… vì vậy cần ưu tiên phát triển mạng thông tin quốc tế.

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

Các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc, gồm: Mông Cổ, Liên bang Nga, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Ấn Độ, Bu-tan, Nê-pan, Áp-ga-ni-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gu-xtan, Ca-dắc-xtan.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Năm 1967, cộng đồng châu Âu bao gồm 6 thành viên là CHLB Đức, Pháp, I - ta- li- a, Hà Lan, Bỉ,Lúc xăm bua được hợp nhất tự cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Đến năm 2022 EU có 27 thành viên chính thức. Tổng diện tích là 4.2 triệu km2. Tổng số dân là 446.9 triệu người. Với GDP là 17 088,6 tỉ USD.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Dẫn chứng

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:

- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.

Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

Yêu cầu số 3:

♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0

Mỹ tiếp giáp với:

-Đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

-Vinh biển: bán đảo Alatca và bán đảo Hawai

-Quốc gia: Canada, khu vực Mỹ La tinh

Đặc điểm địa lí:

-Diện tích khoảng 9,8 triệu km2

-Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây

-Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

-Lãnh thổ còn có thêm cả bán đảo Alatca và quần đảo Hawai

Ảnh hưởng:

-Tạo cho Mỹ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng

-Giúp cho Mỹ ko phải chịu tác động từ 2 cuộc thế chiến

-Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu hàng hòa trong điều kiện hòa bình

-Bên cạnh đó, Mỹ còn phải hứng chịu nhiều đợt bão lũ gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế

6 tháng 11 2023

Tham khảo 

+ Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

+ Vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca

+ Hai quốc gia là Ca-na-da và Mê-hi-cô

+ Lãnh thổ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-lát-xca, quần đảo Ha-oai. Diện tích khoảng 9,8 triệu km2.

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, tiếp giáp Ca-na-da ở phía Bắc, khu vực Mỹ La-tinh ở phía Nam

+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai: bão, động đất, lốc xoáy,…

+ Tạo cho Hoa Kỳ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, thay đổi từ biển vào nội địa, từ bắc xuống nam.

+ Giúp cho Hoa Kỳ tránh được thiệt hại về cơ sở vật chất và hạ tầng trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu và phát triển mạnh kinh tế trong điều kiện hòa bình, tăng vị thế trên thế giới.

+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc

- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…

- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).

♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

Liêu Ninh:

+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).

Thượng Hải:

+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).

Giang Tô:

+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).

♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…

- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…

- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…

- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Đặc điểm dân cư Trung Quốc

- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)

+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.

+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);

+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).

+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.