Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước ấy xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Khi bàn về tinh thần yêu nước của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Vậy thế nào là lòng yêu nước? Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng dành cho quê hương, đất nước. Trong thời chiến, tinh thần ấy đã được nhân dân ta sử dụng như một thứ vũ khí để nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước. Trong thời bình, những tưởng tinh thần yêu nước sẽ bị vùi lấp bởi bụi thời gian, nhưng không. Nó vẫn được phát huy một cách cao độ. Đặc biệt là trước đại dịch coivd 19 hiện nay, nhờ có yêu nước, nhờ cùng chung một nhịp đập mà dân ta đã đoàn kết, đồng lòng, đồng sức xây dựng nên bức tường thành kiên cố để ngăn cản bước tiến của quân thù. Thật vậy, tinh thần yêu nước chính là "của quý" của dân tộc ta. Hơn hết, nó chính là sức mạnh vĩ đại để đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Chưa dừng lại ở đó, yêu nước còn là động lực quý báu giúp ta tiến vững chắc lên phía trước. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng phát huy và rèn luyện tinh thần cao quý ấy, đừng để nó bị cuốn đi theo chiều gió Trong tác phẩm '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta '' Bác có khẳng định nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn là thứ quý báu nhất, là điều đáng tự hào nhất của dân tộc và còn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ông cha ta luôn có câu '' Quê là mỗi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi, Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người ''. Nhân dân ta luôn lấy đó làm cách sống của mình để sống thật tốt, thật đẹp. Câu ca dao trên muốn truyền đến mọi người rằng: '' Đừng tìm ở đâu xa nước để yêu vì nước đang cần yêu đã ở gần ngay chúng ta rồi ''. Hãy yêu nước, yêu bằng chính tâm hồn, yêu như chính người mẹ đẻ, yêu như đó chính là bản thân mình. Ngày xưa, nước ta luôn bị giặc ngoại xâm có mưu kế muốn xâm chiếm nhưng những tư tưởng xấu xa ấy đã được toàn dân ta dập tắt bằng lòng yêu nước cháy bỏng trong chính bản thân mình. Chúng ta có thể sẵn sàng hi sinh, ra chiến trường như một dũng sĩ để đánh bại những kẻ có mưu đồ cướp nước và bán nước. Thật oai linh, thật hùng vĩ ! .
Tham khảo nha em:
Từ xưa đến nay,( trạng ngữ chỉ thời gian) nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền nhiều câu tục ngữ, ca dao về lòng đoàn kết.
Lòng đoàn kết là gì? Là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay làm một việc vì một lợi ích nào đó. Đoàn kết cũng có khi chỉ đơn giản thể hiện ở những việc nhỏ nhặt hằng ngày, như cùng nhau giải một bài toán khó hay cùng nhau làm một bài văn hay. Và dĩ nhiên, kết quả sau khi đoàn kết thường tốt hơn, vì đó là ý kiến của nhiều người, từ đó chính sự đoàn kết là con đường, sức mạnh dẫn đến thành công.
Truyền thống vẻ vang đó của dân tộc đã luôn được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chẳng phải chính tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn đã khiến nhân dân ta chiến thắng các cường quốc để dành lại độc lập, tự do. Chính truyền thống quý báu ấy đã khiến hàng triệu con người Việt Nam nhỏ bé vùng lên thoát khỏi vòng nô lệ, khiến anh em từ miền xuôi đến miền ngược cùng nhau đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Làn sóng dữ dội ấy đã lướt qua muôn vàn khổ đau, nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước. Chúng ta đã chiến đấu với những thứ ấy, chứ không phải với xe tăng đại bác hiện đại như các đế quốc, khiến những cường quốc vĩ đại phải nể phục, đầu hàng hoàn toàn. Hay là khi người anh em Trường Sa - Hoàng Sa gặp nạn, bị Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Chúng ta đã không e dè, sợ hãi trước một đất nước hùng mạnh mà đã cùng nhau lên tiếng đòi lại lãnh thổ, sử dụng các phương tiện truyền thông để lên tiếng bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai. Đó cũng là đoàn kết, nhưng ở mức độ lớn hơn. Như đã nói, đoàn kết cũng được hiển thị ở những việc làm nhỏ nhặt. Một cậu học sinh nghèo bị khuyết tật thèm muốn được đến trường như bao đứa trẻ khác, ước mong có một tương lai tốt đẹp. Tưởng chừng như điều đó là vô vọng nếu như cuộc sống này không ban cho cậu người bạn không thể nào tuyệt vời hơn. Chính người bạn đó đã cõng cậu đến trường suốt những năm cắp sách, đã cho cậu biết thế nào là tình bạn, đã thắp sáng ước mơ, hoài bão cháy bỏng trong tim cậu và quan trọng hơn hết đã cho cậu nghị lức để sống, để vượt qua sự không công bằng mà tạo hóa đã đối xử với cậu. Suốt những năm tháng đẹp nhất ấy, cậu bạn với dáng người gầy gầy trên lưng lúc nào cũng cõng theo cậu đi học, dù trời mưa hay nắng, dù cho mồ hôi có đầm đìa trên gương mặt, cậu bạn ấy đã là cái chân hoàn hảo nhất mà cậu có thể có. Vâng, cậu bé khiếm khuyết năm nào giờ đây đã trỏ thành một người thành đạt, đã có thể giúp đỡ lại cho biết bao nhiêu người. Phải chăng, sự đoàn kết vẫn luôn hiện diện trong những hành động nhỏ nhặt mà thấm đẫm tình người ấy
Vậy vì sao lại phải đoàn kết ? Có lẽ vì đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp không ai địch nổi. Trước hết đoàn kết làm tăng số lượng của cải, vật chất của con người. Có đoàn kết mới có sức lao động, có đủ khả năng để xây dựng được những công trình lớn. Một công ty sẽ đạt được nhiều thành công khi công ty đó có những nhân viên không chỉ có năng lực mà phải có lòng đoàn kết, cùng chi hướng vươn lên. Cũng như một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe ý kiến của mọi người, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất. Là người mà có thể liên kết các thành viên lại một khối vững chắc. Đoàn kết còn làm tăng sức mạnh trí tuệ. Chính sự đoàn kết trong khoa học đã tạo nên nhiều thành tựu khoa học vĩ đại. Tóm lại, đoàn kết phải xuất phát từ những tổ chức nhỏ nhất, gia đình, xã hôi, cộng đồng rồi đến nhà nước.
Ấy vậy, ngoài cái thế giới kia đầy rẫy những con người "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" chỉ biết cho bản thân mình, không chịu đoàn kết. Đó là những con người ích kỉ, hẹp hòi. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình đầu tiên mà không quan tâm xem người khác đã nghĩ gì. Họ cũng là những con người bảo thủ, cổ hủ, không biết tiếp thu ý kiến của người khác. Những người như thế sẽ chẳng bao giờ khấm khá lên được cả. Một đất nước dù lớn mạnh đến đâu, sống trên hành tinh này không thể tách rời nhân loại mà phát triển phồn thịnh mãi được. Các nước cứ tranh chấp liên miên thì trái đất này cũng không thể hòa bình, hạnh phúc. Cũng như trong lớp học, nếu học sinh mà chia bè chia phái, không giúp đỡ nhau trong học tập và lao động thì lớp đó sẽ chẳng bao giờ tiến bộ nổi. Bởi lẽ đâu có ý kiến của mọi người để gộp thành sức mạnh to lớn chiến thắng tất thảy. Không những thế còn xảy ra những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Nếu như thế giới này đầy rầy những con người như thế, thì xã hội này vẫn mãi lạc hậu mà thôi. Vì vậy cần lắm những tinh thần đoàn kết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của mọi người. Bản thân em sẽ xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhà trường và xã hội, thực hiện nghiêm túc điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy để xã hội này trở nên tốt hơn.