Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
* Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn
# Học tốt #
Hình ảnh cái bóng trong truyện "chuyện người con gái Nam Xương" tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng thật
ra là 1 chi tiết rất quan trọng của câu truyện vì nó tạo nên sự thắt nút và mở nút đầy bất ngờ và thú vị.
Với Vũ Nương cái bóng là người chồng, là cách để Vũ Nương dỗ con, đồng thời cũng là để nguôi ngoai nỗi nhớ
thương chồng của nàng. Xong nàng đã không ngờ tới, cái bóng lại "biến" thành người.
Với bé Đảm, cái bóng là người thật, là người cha mỗi đêm đến với bé. Giờ đây, "người cha giả " mà Vũ Nương
dùng để dỗ con đã trở thành người cha thật trong mắt đứa bé. Còn đối với Trương Sinh, cái bóng ấy là người
đàn ông bí ẩn đêm nào cũng đến với vợ mình, là bằng chứng không thể chối cãi về việc Vũ Nương không chung
thủy.
Từ nhận thức ấy của chàng mà một kết cục đáng tiếc, đau buồn của cả 3 nhân vật, đặc biệt là Vũ Nương đã xảy
ra. Nhưng rồi 1 lần nữa cái "bóng" trong gian nhà lại xuất hiện, lần này cái bóng không phải của Vũ Nương mà
là của chính chàng Trương và cái bóng ấy, bé Tản cũng gọi là cha. Cái bóng ấy của Trương Sinh đã mở mắt cho
chàng thấy sự thật, tội ác mà chàng đã gây ra và muốn giải tỏa nỗi oan cho Vũ Nương dù đã muộn. Chính hình
ảnh cái bóng trên tường trong truyện đã tố cáo xã hội phong kiến đầy bất công với chế độ nam quyền, mang đến
bao điều bất hạnh cho người phụ nữ
Nếu là cái bóng xuất hiện trên tường thì chỉ có hai lần thôi.
Lần đầu là cái bóng của Vũ Nương in trên tường, nàng chỉ cho con xem và nói là cha của đứa trẻ. Chính cái bóng này đã gây nên thảm cảnh cho nàng khi Trương Sinh về và đứa trẻ không nhận bố mà nó tưởng nhầm là cái bóng mới là bố của nó.
Lần hai là sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh ngồi trước ngọn đèn và bóng của chàng in trên tường. Đứa con của chàng đã chỉ vào đó mà gọi là bố. Lúc này chàng mới hiểu nỗi oan của vợ. Cái bóng lúc này lại giải oan cho Vũ Nương.
Còn cái bóng của Vũ Nương khi trở về trên sông mà ai đó trả lời đâu phải là "cái bóng" in "trên tường" như câu hỏi yêu cầu.
1. Yêu cầu nội dung :
- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ N-ương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
2. Yêu cầu hình thức:
- Trình bày bằng văn bản ngắn.
- Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.
- Diễn đạt lưu loát.
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
• Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
• Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
Tham khảo nha:
I. Mở bài
Giới thiệu truyện Chuyện người con gái Nam Xương và chi tiết chiếc “cái bóng”:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa.Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.II. Thân bài- Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường qua ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra:
Vũ Nương đã nói với con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha.Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, lời nói dối ấy là biểu hiện cao đẹp nhất của tình yêu mà Vũ Nương dành cho con.Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em.Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình.Câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt=> Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng. Nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
- Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương.
Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ.Trương Sinh hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ.=> Chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh.
III. Kết bài
Chi tiết đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.Tham khảo nha:
Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.
Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bão năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng hành và dõi theo mẹ con ta. Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, đó là lời nói dối ngọt ngào hằng mong điều tốt đẹp không có gì là xấu xa cả. Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Người cha ấy luôn quấn quýt bên mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, luôn im lặng mà chưa bao giờ bế Đản. Cậu bé ấy thật thà kể lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời nói vô tư của một đứa trẻ. Nhưng chính câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt, bản tính ghen tuông cùng sự nóng nảy của hắn khiến cho Vũ nương phải đau khổ vô cùng. Từ cái bóng ấy mà Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm can ngăn. Hắn đã nhẫn tâm đuổi người phụ nữ đầu ấp tay kề, người đã chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, chăm con khi non thơ, bé bỏng ra khỏi nhà. Đường cùng, nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch, thủy chung của mình.
Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận muộn màng.Một chi tiết tưởng chừng như bình thường đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi tiết chiếc bóng đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.
Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho mọi oan khuất của Vũ Nương.
Trong " Chuyện người con gái Nam Xương ", có hai cái bóng xuất hiện và xuất hiện tại hai thời điểm khác nhau. Chi tiết cái bóng là một chi tiết đặc sắc, vừa là thắt nút vừa là mở nút cho câu chuyện:
- Xuất hiện lần đầu trên vách tường là chiếc bóng của Vũ Nương, nàng trỏ vào chiếc bóng của mình mà nói là cha Đản. Điều ấy đã gây ra sự hiểu lầm của Trương Sinh mà dẫn tới cái chết bi thảm của nàng.( thắt nút)
- Xuất hiện lần thứ hai sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh nhận ra cái bóng là người cha mà bé Đản nhắc tới. Nỗi oan của Vũ Nương được hóa giải (mở nút)
→→Ý nghĩa :
- Là chi tiết đặc sắc trong chuyện
- Làm cho câu chuyện trở nên phong phú, li kì
- Thể hiện sự yêu thương của Vũ Nương với con cái
- Nỗi nhớ da diết của người phụ nữ có chồng đi lính→→lên án chiến tranh phi nghĩa đã gây ra mối xa cách, sự tan vỡ trong hôn nhân của người dân
- Làm cho người đọc càng hiểu rõ hơn về con người của Vũ Nương
- Tố cáo xã hội nam quyền bất công đày đọa người phụ nữ
- Phần nào thể hiện tư tưởng đạo lí của nhân dân : Ở hiền gặp lànhv