Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biện pháp so sánh : ví " chiếc thuyền " như " con tuấn mã " => tạo hình ảnh độc đáo , sự vật như đc thổi thêm linh hồn càng trở nên đẹp đẽ .
Bài 1:
Biện pháp tu từ:
+ So sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"
Tác dụng: Làm cho hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên sinh động, đặc sắc, cách gợi tả nghệ thuật và dễ dàng cho người đọc hình dung về hoạt động miền biển. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị diễn đạt, sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.
+ Nhân hóa: "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
Tác dụng: Làm cho cách tả hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả hơn qua từ nhân hóa "mạnh mẽ", "rướn", "thâu góp" từ đó đồng thời thể hiện đến chiều hoạt động của người dân miền biển gắn liền với hai hình ảnh thân thuộc trên. Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự gợi hình gợi cảm.
Bài 2:
Với biện pháp so sánh: Hoàng hôn biển là lúc bầu trời ngả vàng như lòng đỏ trứng pha cùng sắc xanh biển thẳm.
Với biện pháp nhân hóa: Chú chó đen này bằng tuổi em.
Bài 3:
Dàn ý phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn trích:
- Giới thiệu đoạn thơ trên.
+ Tình cảm của Viễn Phương với Bác...
- Phép tu từ:
+ Hoán dụ: "mặt trời" ở dòng đầu tiên là sự vật bình thường còn "mặt trời" ở dòng thứ hai là chỉ đến vẻ đẹp sáng ngời cùng cuộc đời rực rỡ của Bác Hồ.
-> Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ: giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ vẻ đẹp của Bác Hồ còn đỏ và chói lóa hơn mặt trời bình thường đồng thời bộc lộ tình cảm thương yêu nghưỡng mộ của Viễn Phương với Bác. Từ đó câu thơ với lời thơ giản dị, tự nhiên bộc cảm xúc chân thành thương yêu của tác giả với Bác.
- Tổng kết lại vẻ đẹp của nội dung và ý nghĩa của đoạn trích:
+ Bằng hết thảy nghệ thuật bút lực của mình, nhà thơ Viễn Phương vừa làm cho câu thơ đẹp đẽ vừa gợi tả Bác theo chiều sâu từ con người Bác đến lối sống.
+ ...
Tham khảo
Biện pháp so sánh, ví "chiếc thuyền" như "con tuấn mã": tạo hình ảnh độc đáo, sự vật như được thổi thêm linh hồn càng trở nên đẹp đẽ.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang
so sánh
Khác nhau:
chiếc thuyền được so sánh với con tuấn mã -> chỉ sự nhanh và mạnh mẽ của con thuyền khi đi trên biển
cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng -> chỉ sự ung dung, nhẹ nhàng của con thuyền trên biển ( có khi là sóng yên biển lặng)
Mỗi cách đều thể hiện sự khác nhau của biển, khi thuyền ''hăng'' cũng là lúc sóng to, khi thuyền giương buôm cũng là lúc mặt biển yên sóng và tĩnh lặng. 2 cách làm cho nổi bật đặc điểm của biển cả bao la
*Hai câu trên tuy có sử dụng biện pháp so sánh nhưng khác nhau
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
=> + Đây là hình ảnh so sánh độc đáo, đẹp đẽ. Thấy được tinh thần hăng say lao động của nhười ngư dân, con thuyền lướt đi trên mặt biển rất nhanh, mạnh.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
=> + Đây là một hình ảnh so sánh ấn tượng, lấy " cánh buồm " so sánh với " mảnh hồn làng " để cho thấy cánh buồm no gió, thâu gọn tâm hồn của cả người đi lẫn người ở, cả người đi lần người ở ddeuf mong có một chuyến ra khơi thuận lợi và an toàn
1. Nội dung của đoạn thơ: Cảnh ngư đánh cá ra khơi với tinh thần phấn chấn, tư thế chủ động, nhẹ nhõm.
2. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: chiếc thuyền nhẹ - con tuấn mã. Tác dụng: vừa diễn tả được vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền, vừa miêu tả con thuyền đang lao ra biển với tốc độ nhanh, mạnh, đầy khí thế. Hình ảnh này góp phần làm cho cảnh ra khơi của những người ngư dân đầy khí thế, hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.
3. Dân trai tráng // bơi thuyền đi đánh cá.
CN VN
Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: chiếc thuyền nhẹ - con tuấn mã. Tác dụng: vừa diễn tả được vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền, vừa miêu tả con thuyền đang lao ra biển với tốc độ nhanh, mạnh, đầy khí thế. Hình ảnh này góp phần làm cho cảnh ra khơi của những người ngư dân đầy khí thế, hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu
học tốt
* Tổng:
- Hai câu thơ trích trong văn bản “Quê hương” của tác giả Tế Hanh đều sử dụng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng.
*Phân:
+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.
+ Biện pháp so sánh ở câu“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.
*Hợp:
- Tình yêu quê hương của tác giả đã giúp ông có được những vần thơ dạt dào cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người khi nhớ về quê hương.
- Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
- So sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.