K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ

B. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.

C.mùa xuân ,hoa đào ,hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc .

D.bà ngừng nhai trầu,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.

6 tháng 5 2021

đáp án là d nhs

1 tháng 1 2019

Mình có 2 nick nhưng mình đăng nhầm nick nên phải đổi nick rôi đăng lại

Câu 1: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại:a, Cầm                      b, Nắm                     c, Cõng                          d, XáchCâu 2: Cho đoạn thơ sau:Muốn cho trẻ hiểu biếtThế là bố sinh raBố bảo cho bé ngoanBố bảo cho biết nghĩ.(Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh)Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?a, Nguyên nhân – kết...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại:

a, Cầm                      b, Nắm                     c, Cõng                          d, Xách

Câu 2: Cho đoạn thơ sau:

Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho bé ngoan

Bố bảo cho biết nghĩ.

(Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh)

Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?

a, Nguyên nhân – kết quả                          b, Tương phản

c, Giả thiết – kết quả                                  d, Tăng tiến

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "chạy" trong câu thành ngữ "Chạy thầy chạy thuốc"

a, Di chuyển nhanh bằng chân.

b, Hoạt động của máy móc.

c, Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.

d, Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.

Câu 4: Câu: "Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?"

a, Câu cầu khiến                                        b, Câu hỏi

c, Câu hỏi có mục đích cầu khiến              d, Câu cảm

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

a, Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ.

b, Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy dòng sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.

c, Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.

d, Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm.

5
10 tháng 10 2018

Câu 1: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại:

a, Cầm                      b, Nắm                     c, Cõng                          d, Xách

Câu 2: Cho đoạn thơ sau:

Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho bé ngoan

Bố bảo cho biết nghĩ.

(Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh)

Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?

a, Nguyên nhân – kết quả                          b, Tương phản

c, Giả thiết – kết quả                                  d, Tăng tiến

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "chạy" trong câu thành ngữ "Chạy thầy chạy thuốc"

a, Di chuyển nhanh bằng chân.

b, Hoạt động của máy móc.

c, Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.

d, Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.

Câu 4: Câu: "Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?"

a, Câu cầu khiến                                        b, Câu hỏi

c, Câu hỏi có mục đích cầu khiến              d, Câu cảm

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

a, Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ.

b, Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy dòng sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.

c, Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.

d, Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm.

10 tháng 10 2018

1 . C 

2 . ( in nghiêng chỗ nào bn )

3 .D 

4 . B

5 .B

~ HOK TỐT ~

 Câu nào là câu ghép

a, Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.

b, Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.

c, Ng xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như 1 chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

trả lời

b

11 tháng 3 2020

câu a và câu b bạn nhé, nhớ k cho mik!!!

Câu 1 :

Câu đơn

Câu 2 :

B

#Học tốt#

Trả lời:

Câu 1: Câu văn trên là câu ghép.

Câu 2: Câu là câu ghép.

# Hok tố t#

14 tháng 3 2020

a,Chẳng nhưng/ hải âu /là bạn của bà con nông dân,/ mà/ hải âu còn là/ bạn của những em nhỏ.

      QHT                CN                       VN                            QHT        CN                       VN

b, Ai/ làm/, người ấy/ chịu. 

   CN   VN      CN          VN

c, Ông tôi/ đã già/, nên /chân /đi chậm chạp hơn/, mắt/ nhìn kém hơn.

       CN       VN       QHT   CN              VN                 CN             VN

d, Mùa xuân/ đã về, /cây cối /ra hoa kết trái,/ và /chim chóc/ hót vang trên những trùm cây to.

      CN             VN       CN            VN               QHT        CN                  VN

14 tháng 3 2020

Máy mình bị lỗi nên nó ra thế. Xin lỗi

I/ Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:HOA ĐỎ          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời...
Đọc tiếp

I/ Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

HOA ĐỎ

          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực  như tiết.

          Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.

          Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường lại như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.

          Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

          Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.

          Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

                                                                                      Theo Băng Sơn.

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

1.   Hoa nào nở vào mùa thu?

A. Hoa thược dược                                            B. Hoa lựu                   

C. Hoa lộc vừng                                       D. Hoa đào

2.   Trong đoạn “Đỏ tía là … màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? Em hãy viết các từ chỉ màu đỏ theo thứ tự vào chỗ chấm:

…………………………………………………………………………………………………

3.  Theo tác giả,  Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.      là vì:

A. Hoa đỗ quyên nở rộ,  tạo thành tán phía trên che phủ màu xanh của lá, màu đỏ của hoa đỗ quyên nổi bật lên.

B. Cây hoa đỗ quyên có rất ít lá.           

C. Màu hoa đỏ rực rỡ hơn màu xanh của lá.          

D. Cây hoa đỗ quyên không có lá.

4.   Tại sao nhà văn nói cây gạo, cây vông kéo dài mùa xuân?  

A. Cả cây gạo và cây vông ra hoa vào mùa xuân.

B.  Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ, ngỡ như lúc đó đang là mùa xuân. 

C. Cả cây gạo và cây vông ra hoa cuối mùa xuân.

D. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, hoa đỏ rực nổi bật như hoa đào.

5.   Bài văn trên giới thiệu với người đọc về điều gì?  

A. Những loài hoa nở vào mùa xuân.                       B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.

C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta.                                 D. Hoa là phần đẹp nhất của cây.

II/ Kiến thức Tiếng Việt

1.   Dấu phẩy trong câu: “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích.”, có tác dụng gì?  

A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.                      

B. Ngăn cách các vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.                   

D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

2.   Câu nào sau đây là câu ghép?  

          A. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm.

          B. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

          C. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

          D. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo.

3. Hai câu : Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

Liên kết với nhau bằng cách:

A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:.............................

B. Thay thay thế từ ngữ, từ .............................thay thế cho từ...................................

C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................

4. Gạch chân và ghi chú dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu:

        Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

5. Câu ghép sau có mấy vế? Hãy dùng vạch xiên tách các vế câu:

    Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực  như tiết.

A. 2 vế                         B. 3 vế                           C. 4 vế

6. Hai vế câu ghép sau có quan hệ gì? khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép.

       Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, hương thơm khác nhau  nhưng chúng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả

C. Tương phản

D. Tăng tiến.

7. Đặt 1 câu ghép có quan hệ giả thiết/ điều kiện - kết quả nói về Trật tự - An ninh.

.......................................................................................................................................

Lại 1 lần nữa viết dài mỏi mòn cả tay!

0