K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

Bài làm:

Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân

                                                                       

“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.


“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

“Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn”. 

 Con cò mà đi ăn đêm.
   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...  

học tốt

28 tháng 3 2020

Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.

nguồn: https://tech12h.com/de-bai/trong-ca-dao-nguoi-nong-dan-thoi-xua-thuong-muon-hinh-anh-con-co-de-dien-ta-cuoc-doi-phan-cua

17 tháng 9 2019

1. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

3. Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

6.Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

7. Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

8. Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

9. Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

8 tháng 9 2016

Bạn dựa vào bài văn tham khảo này rồi khai triển ý ra nhé!

Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để chỉ thân phận, cuộc đời của mình vì những lý do sau : 
1/- CON CÒ : Là con vật GẮN LIỀN VỚI RUỘNG ĐỒNG, LÀNG QUÊ VIỆT NAM cũng như con trâu gắn liền với cuộc sống của người nông dân vậy. Con cò tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho cuộc sống làng quê êm ả thanh bình, và vì thế, "con cò' đã đi vào ca dao Việt Nam một cách thật nên thơ, duyên dáng : 
Con cò bay lả, bay la 
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng 

2/- CON CÒ : MANG BÓNG DÁNG, HÌNH ẢNH, THÂN PHẬN VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ: Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông ...gợi một niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, đơn côi, nghèo khổ, đầy vất vả, lo toan, tần tảo... của người người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến : 
Cái cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non 
Nàng về nuôi cái cùng con 
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng 

3/- CON CÒ : Với bộ lông trắng muốt, dù có dầm thân trong bùn lầy kiếm sống hay bay trong giông gió bão bùng vẫn giữ được MỘT TÂM HỒN TRONG SẠCH, MỘT LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH như tâm hồn bình dị, thủy chung, trong sạch của người phụ nữ nông dân : 
* Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về 
Cò về thăm quán cùng quê 
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh 
* Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 
Ông ơi ông vớt tôi nao 
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 
Có xáo thì xáo nước trong 
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ... 

4/- CON CÒ : Còn là HIỆN THÂN CỦA NHỮNG TẬP QUÁN, NHỮNG LỀ THÓI, HỦ TỤC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN : 
Con cò chết rũ trên cây 
Cò con mở sách định ngày làm ma 
Cà cuống uống rượu la đà 
Chim ri riú rít bò ra tranh phần... 

5/- CON CÒ : Còn PHẢN ÁNH THÓI XẤU CỦA MỘT BỘ PHẬN NÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH : 
Cái cò là cái cò quăm 
Ngày mày đánh vợ, đêm nằm với ai ... 

TÓM LẠI : "CON CÒ" đã đi vào Văn học Việt Nam - đặc biệt là ca dao - bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có, nhằm phản ánh cuộc sống, cuộc đời, thân phận, lối sống, đạo đức,... của người nông dân, người phụ nữ Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình, xã hội dưới thời phong kiến !

8 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nhiều nhé

22 tháng 10 2017

Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:

- Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

- Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.

1. Đọc câu ca dao sau đây:                    “Thương thay thân phận con tằm               Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo...
Đọc tiếp

1. Đọc câu ca dao sau đây:

                    “Thương thay thân phận con tằm

               Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”

Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?

A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.

B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ.

C. Những cuộc đời lận đận ,phiêu bạt tha phương để kiếm sống.

D. Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ, nổi đau oan trái suốt đời.

2.Tâm trạng của tác giả trong bài “Qua Đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào?

A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.

C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

3.Trong câu văn sau, có bao nhiêu từ láy: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."( Cổng trường mở ra)

A. 3 từ.

B. 1 từ.

C. 2 từ.

D. 4 từ.

4.Qua văn bản  “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người?

A. Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến con cái.

B. Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau.

C. Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li.

D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý, các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.

1
11 tháng 12 2021

1a 2a 3a 4c

4. Bài ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà..." thể hiện nội dung tình cảm gì ? Nội dung ấy được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật nào ? 5. Tìm một số bài ca dao về tình cảm anh em. Bài ca dao trong SGK đã diễn tả về tình cảm anh em như thế nào ? 6. Bài ca dao số 4 trong chủ đề tình cảm quê hương đất nước có mở đầu bằng công thức Thân em không ? Nội dung của cụm từ thân'em trong...
Đọc tiếp

4. Bài ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà..." thể hiện nội dung tình cảm gì ? Nội dung ấy được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật nào ? 5. Tìm một số bài ca dao về tình cảm anh em. Bài ca dao trong SGK đã diễn tả về tình cảm anh em như thế nào ? 6. Bài ca dao số 4 trong chủ đề tình cảm quê hương đất nước có mở đầu bằng công thức Thân em không ? Nội dung của cụm từ thân'em trong trường hợp này là gì ? 7. Phân tích tác dụng của việc dùng các danh từ chỉ địa danh trong các bài ca dao. 8. Trong bài ca dao số 1 chủ đề than thân, những nỗi niềm, tâm trạng của con cò được biểu hiện như thế nào ? Qua đó, em hình dung về cảnh ngộ và phẩm chất của người dân xưa ra sao ? 9. Ca dao than thân của người phụ nữ thường mở đầu bằng công thức nào ? Lập mô hình cấu trúc chung của những câu ca dao đó. Ý nghĩa khải quát của chúng là gì ? 10. Hình ảnh "con cò chết rũ trên cây" trong bài ca dao số 3 có gì giống, khác với hình ảnh con cò trong ca dao truyền thống?

2

Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng trời đất, tổ tiên. Dù giàu hay nghèo, trong mỗi nhà đều có một bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đây là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí: uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… rất đáng trân trọng và gìn giữ.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn nông dân sống cuộc đời nghèo khó, quanh năm bát mồ hôi đổi Lấy bát cơm. Hình ảnh những mái nhà bạc phếch, dầu dãi nắng mưa là hình ảnh phổ biến của nông thôn thuở trước. Bao số phận cùng khổ bởi sưu cao thuế nặng, bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Cái thương, cái nhớ chất chứa trong lòng. Băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở dài chua xót :

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Câu ca dao mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc: nuộc lạt (nuộc: nút, môi) trên mái nhà. Khi lợp nhà bằng lá cọ, cỏ tranh hay rơm rạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn.

Vào một buổi trưa hè nào đó hoặc lúc nông nhàn, chủ nhà nằm ngửa trên chiếc phản gỗ hoặc chiếc chõng tre kê giữa nhà, vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ sự đời rồi than thân trách phận sao cứ bị cái nghèo đeo đuổi mãi không tha. Đập vào mắt là cái mái nhà chi chít những nuộc lạt, cách bàn thờ tổ tiên, ông bà chỉ một tầm tay. Nhìn bàn thờ trống trơn, nhang tàn khói lạnh mà chạnh lòng thương nhớ, mà áy náy ân hận vì phận làm cháu, làm con chưa trọn. Dòng cảm xúc dâng đầy và nước mắt đã ứa quanh mi, đành chỉ biết tặc lưỡi thở dài, tủi cho người đã khuất và tủi cho người đang sống. Để bày tỏ lòng thành, còn gì hơn sự so sánh: Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Cách so sánh trên thường thấy trong ca dao: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu; hoặc: Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Đây là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.

Chỉ hai câu ca dao mà gói ghém biết bao ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất và thấm thía nhất vẫn là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lòng biết ơn ấy là nền tảng của đạo lí, là cơ sở cho mọi điều tốt đẹp trên đời. Đọc câu ca dao, chúng ta càng thêm quý tâm hồn thuần hậu, trong sáng và hiếu nghĩa của người xưa.

Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu và tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết…trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình yêu thương, hiếu nghĩa của con người đối với người thân, người lớn tuổi trong gia đình. Và được thể hiện trong thơ ca, hội họa, âm nhạc…, tất nhiên ca dao cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi nói đến vấn đề đạo hiếu trong kho tàng ca dao, chúng ta không thể không nhắc đến câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

Từ “ngó” nghĩa là nhìn, ngắm. Còn “lạt” là dây làm từ tre, nứa dùng để buộc các thanh gỗ, tre làm mái nhà vào thời xưa. “Nuộc lạt” là các mối buộc của sợi lạt, để buộc chắc được các thanh gỗ, tre lại với nhau thì phải có rất nhiều nuộc lạt. Câu ca dao mượn hành động nhìn lên những nuộc lạt trên mái nhà, để gợi nhắc, thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương, kính trọng dành cho ông bà của mình. Đồng thời nhắc nhở con người ta phải biết yêu thương, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ trong gia đình.

Phân tích ca dao về tình cảm gia đình

Nhân vật trữ tình trong câu ca dao đã nhớ về ông bà của mình khi ngước đầu nhìn lên mái nhà - nơi cao nhất trong ngôi nhà. Điều này khẳng định vị trí cao lớn của người thân trong lòng nhân vật trữ tình. Đồng thời còn thể hiện sự kính trọng dành cho họ. Việc nhìn các “nuộc lạt”, mái nhà mà nhớ người thân là một hình ảnh rất dễ liên tưởng. Bởi ngày xưa, khi xây dựng mỗi ngôi nhà thì chủ nhân căn nhà ấy cũng ít nhiều có tham gia vào. Đặc biệt, là những việc đơn giản như chuốt lạt. Có lẽ bàn tay ông, bà của nhân vật trữ tình cũng đã từng đi bẻ tre, nứa về rồi ngồi chuốt từng sợi lạt. Ở đó, người cháu nhìn thấy được hình ảnh ông bà lúc sinh thời. Bởi vậy, ngôi nhà - nơi ông bà từng sinh sống suốt cả cuộc đời, nhìn đâu cũng là hình bóng họ, nhìn đâu cũng có thể gợi nhớ về họ được.

Câu ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh một cách tinh tế, không trình bày theo cấu trúc thông thường. Nhân vật trữ tình ví nỗi nhớ sâu nặng dành cho ông bà của mình với số lượng nuộc lạt trên mái nhà. Mà trước giờ có ai đếm hay đếm xuể số lượng các nuộc lạt trên mái nhà được đâu. Và cũng bởi vậy, đã khiến cho nỗi nhớ tưởng như vô hình, vô lượng phần nào được hữu hình hóa. Trở nên dễ tưởng tượng hơn. Cùng với đó, trong câu ca dao còn sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Cặp quan hệ này giúp cho mức độ của nỗi nhớ càng thêm to lớn, dày đặc hơn. Mượn sự khổng lồ của số lượng nuộc lạt trên mái nhà, làm đòn bẩy để thể hiện nỗi nhớ da diết của mình.

Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân tộc ta. Đạo hiếu không phải là những gì to tát, mà chỉ là những điều đơn giản. Là những lời quan tâm hằng ngày, là sự giúp đỡ những công việc gia đình, là tình yêu thương, thấu hiểu… Ngoài ra trong kho tàng ca dao của Việt Nam ta cũng có rất nhiều câu ca dao khác nói về đạo hiếu, như:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

hay “Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đạo hiếu vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi con người và gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cá nhân chưa thực hiện tròn chữ hiếu. Như bỏ hỗn láo với bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ, ông bà không quan tâm, chăm sóc… Đây là những trường hợp hết sức đau lòng và cần phải đẩy lùi. Và để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tình cảm gia đình; thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt tình cảm cho các thành viên.

Như vậy, câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta đó là lòng hiếu thảo. Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình, đó là cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Luôn quan tâm, yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình.

22 tháng 2 2019

Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của con cò được diễn tả:

+ Thông qua từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: diễn tả hết nỗi vất vả, lận đận của con cò

+ Sự đối lập: nước non >< một mình; thân cò >< thác ghềnh

+ Các từ đối lập: lên (thác) >< xuống (ghềnh); (bể) đầy >< (ao) cạn

→ Đối lập cái nhỏ bé, yếu ớt với cái dữ dội, bếp bênh, gập ghềnh

+ Câu hỏi tu từ: diễn đạt nỗi oan trái mà cò gặp phải và sự gieo neo, khó nhọc, cay đắng của người lao động xưa

Nội dung của bài ca dao:

 

+ Than thân: mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của những người lao động cũ

+ Phản kháng: câu hỏi tu từ thể hiện thái độ bất bình với kẻ làm cho người nông dân lận đận, lên thác xuống ghềnh

18 tháng 9 2016

-  dựa vào nội dung ta có thể thấy đây là lời người lao động, thương cho thân phận của mình,trong xã hội cũ

- biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của những tầng lớp trong xã hội thân phận lênh đênh chìm nổi,...

 - sử dụng biện pháp điệp từ ,so sánh,..làm cho văn bản thêm sự gợi hình gợi cảm

-KL: trong xh những tầng lớp như nông dân ,phụ nữ, nô lệ luôn phải chịu những nỗi khổ nhiều bề như bị vùi dập ,bóc lột,..

                chúc bạn học tốt