K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2018

c1:

-Tự sự

c2:

-

17 giây trước (19:58)

“Trời xanh 

Núi rừng 

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

c3:

tả cảnh đẹp của đất nước

c4:

gợi cho em thấy được vẻ đẹp tình yêu quê hương đất nước

5 tháng 11 2018

Đạt Hoàng mik nghĩ câu 1: là biểu cảm, bn có chắc ko. Mikchir hỏi thôi

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 10 2018

a. 

- Từ tượng thanh: rì rầm

- Từ tượng hình: phấp phới, bát ngát

=> Tác dụng: Diễn tả niềm vui ngập tràn của tác giả khi nhìn ngắm đất nước được độc lập, nước nhà như được thay da đổi thịt, cảm thấy tự do, tràn trề nhựa sống. Đồng thời câu thơ cuối bài với từ tượng thanh "rì rầm" cũng cho thấy niềm tự hào, niềm biết ơn của tác giả trước những tấm gương hi sinh anh dũng.

b. 

- Từ tượng hình: lô xô, nhấp nhô

=> Tác dụng: diễn tả hình ảnh người lính hành quân ở Trường Sơn với lực lượng hùng hậu và khí thế hừng hực (đoàn quân đi mà như sóng lượn nhấp nhô, tung bay bụi khói)

19 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn làm bài nhé.

- Giới thiệu đoạn thơ trên, đó là của ai tác giả nào?

Mẫu mb:

Kẻ bình thường chỉ nhìn đời qua thơ, còn với người say mê tìm cái đẹp cho đời thì họ đưa đời vào thơ. Cái hay, cái cốt lõi đẹp đẽ âu nằm ở đấy. Thơ là gì?, mấy ai hiểu hết nghĩa và lý giải nó một cách tường tận. Nhưng qua ...., từng câu từng chữ trong ... của nhà thơ ... sẽ cho ta hiểu hơn một phần của "thơ".

- Phân tích, bàn luận:

" Trời xanh đây là của chúng ta"

-> Phong thái mạnh mẽ, uy phong giọng thơ hào sảng của tg thể hiện nên một lý tưởng đẹp đẽ của bản thân: khẳng định chủ quyền nước nhà.

" Núi rừng đây là của chúng ta"

-> Gợi lên không gian rộng lớn, thiên nhiên này là của "ta".

=> Tâm ý rực lửa nói lên sự sỡ hữu của tg với thiên nhiên.

"Những cánh đồng thơm mát"

-> Thể hiện cái giàu đẹp của những cánh đồng đầy mùi thơm của gạo lúa, của mồ hôi lao động của đất nước.

-> Cảm hứng lãng mạn của một con ngừoi yêu quê hương, đất nước và tự hào tột độ về nó.

"Những ngả đường bát ngát"

-> Gợi diện tích rộng lớn của nước nhà.

"Những dòng sông đỏ nặng phù xa"

-> Nói lên cái màu mỡ của đất nước, tài nguyên thiên nhiên rừng vàng biển bạc của nước ta.

- Đánh giá:

+ Lời thơ khí thế không kém phần miêu tả sâu sắc.

+ Từng câu thơ gợi lên tấm lòng, suy nghĩ tác giả và những cái đẹp của thiênn hiên đất nước.

+ Những sự vật quen thuộc được miêu tả sâu sắc, rõ ràng làm câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm.

- KB: khẳng định lại cảm nhận của em về thơ.

26 tháng 12 2018

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

Biểu cảm

Câu 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng " phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ.

Trời xanh, núi rừnh, cánh đồng, dòng sông

Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho em tình cảm gì ?

Tình cảm yêu, tự hào về quê hương, đất nước

5 tháng 11 2018

câu 1: mk vừa ms làm nhá

câu 2:

các từ thuộc trường từ vựng"phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ:

-trời xanh

-núi rừng

-cánh đồng

-ngả đường

-dòng sông

câu 3:

cách nêu nd:

-Đoạn trích trên xoay quanh nvật...., bộc lộ cảm xúc của ai vs đối tượng nào

-đối tượng đó có đặc điểm gì?ntn?

-thái độ, tinh cảm của tác giả với đối tượng

-nhắc nhở ta bài học nào

câu 4

gợi lên tình yêu quê hương, đất nước, phong cảnh thiên nhiên phong phú của đât nước

Đợi mk trả lời câu 3 nhá

5 tháng 11 2018

Mình nghĩ đây là biểu cảm. Trong thơ ptbđc chủ yếu là biểu cảm nhé

5 tháng 11 2018

Bn có chắc chắn ko ? Mik làm bài kiểm tra đấy

10 tháng 8 2017

"Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về".

(Đất Nước - Nguyễn Đình Thi)

a, Xác định thể thơ

Làm:

+) Thể thơ trên thuộc thể thơ tự do.

b. Nêu ý nghĩa của từ láy "rì rầm"

Làm:

+) Ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm”: vừa có tính tả thực vừa có tính tượng trưng, gợi tiếng nói cha ông xưa luôn hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhủ về truyền thống bất khuất của giống nòi.

c. Đoạn thơ thể hiện tính cách gì của tác giả

Làm:

+) Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn về quyền làm chủ đất nước, niềm tự hào về tinh thần bất khuất của con người Việt Nam.

d. Chỉ ra các dạng của phép điệp có trong đoạn thơ. Nêu tác dụng

Làm:

- Các dạng của phép điệp và hiệu quả nghệ thuật trong đoạn thơ

+) Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,…); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…).

+) Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả ...

10 tháng 8 2017

a)=>Thể thơ tự do

b)rì rầm:Tiếng động(nói chuyện) nhỏ to.

c)=> Thể hiện sự vui sướng,hạnh phúc của tác giả khi đất nước là của chúng ta

d)

Trời xanh đây là của chúng ta=>điệp cấu trúc

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát =>điệp cách quãng

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta=>điệp cách quãng

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

=>Tác dụng:Bộ lộ tình yêu mãnh liệt của tác giả đối với đất nước nói riêng

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta...
Đọc tiếp

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:

.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn

chỉnh?

2. Nếu thay từ “chết” bằng từ “tắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay

gắt” thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao?

3. Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những câu nghi

vấn đó?

4. Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như

thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng

12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú

thích).

1
19 tháng 2 2020

1. Nội dung chính của đoạn thơ là: Nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

Câu văn: Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng đã thể hiện nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

2. Nếu thay từ "chết" bằng từ "tắt" trong câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì câu thơ sẽ thay đổi về nghĩa. Không nên thay đổi như vậy vì "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì có sự chế ngự thiên nhiên, tác động lên mặt trời, khẳng định sức mạnh làm chủ núi rừng còn "Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt" thiên về sự chủ động của mặt trời.

3. Những từ nghi vấn Nào đâu, Đâu, còn đâu có tác dụng: thể hiện sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại của chúa tể sơn lâm, cho thấy tâm trạng nhức nhối không giải thoát được.

4. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 12 câu, cách lập luận tổng phân hợp

- Nội dung: Chứng minh trong đoạn thơ có hình ảnh đặc sắc, có họa.

19 tháng 8 2020

Đoạn thơ nói lên niềm vui , niềm tự hào mãnh liệt về chủ quyền đất nước trên phương diện không gian địa lý và lãnh thổ , mở ra một bức tranh toàn cảnh giang sơn thật giàu đẹp , tràn đầy sức sống . Đó là sự khẳng định mạnh mẽ về quền làm chủ của tác giả . Đặc biệt , tác giả còn bộc lộ rõ niềm tự hào trước truyền thống bất khuất và ý chí kiên cường của dân tộc ta . Đồng thời nhắc nhở các bạn phải luôn noi theo và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc .

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

 […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0