Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
Bài học : Thái độ sống đúng đắn của con người.
Trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt tiên phong đóng góp xây dựng cho một quốc gia dân tộc. Thật vậy, thái độ sống của phần đông người trẻ tại VN thực sự đáng mừng và tích cực. Những thái độ sống tốt được thể hiện ở việc những người trẻ đó thực sự chăm chỉ học tập làm việc, cống hiến hết mình vì bản thân, gia đình. Họ có thái độ sống đầy nghị lực, ngập tràn đam mê, vượt qua được tất cả thử thách chông gai và chinh phục thành công. Ngoài ra, những người trẻ có thái độ sống tốt còn thực sự sống nhiệt huyết dấn thân từng ngày vì đất nước vì bản thân. Họ sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại 1 bộ phận nhỏ giới trẻ vẫn chưa có thái độ sống đẹp biểu hiện khá tích cực. Những người đó họ có lối sống thích an nhàn, hưởng thụ thậm chí là dốt nát và dễ bị kích động, xúi giục. Điều này thực sự có hại với cuộc sống chung và cộng đồng. Tóm lại, thái độ sống tốt của người trẻ là 1 tín hiệu tốt của đất nước phát triển thịnh vượng và bền vững.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chỉ mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân đất nước hiện lên với những hình ảnh rộn ràng, màu sắc tươi sáng, âm thanh trong trẻo của cây lá, chim chóc... Ta nhận ra trong những dòng thơ ấy môt tình yêu tha thiết, một niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Mùa Xuân đất nước đẹp dường ấy. Là một người con đất Việt phải làm gì cho quê hương đây? Tâm hồn, trái tim của một người nặng lòng với non sông đã cất vang lên những nguyện ước chân thành nhất. Những ước nguyện của Thanh Hải giản dị mà cao đẹp biết bao:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dáng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Lời thơ da diết, ngân vang như tiếng ca tha thiết, như điệu Nam ai, Nam bình nhẹ nhàng trôi trên dòng Hương giang. Từ “tôi” ở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã được chuyển thành “ta” đầy ý nghĩa. Nếu như “tôi” chỉ một cá nhân, một con người cụ thể, thích hợp để bày tỏ những cảm xúc, những rung cảm cá nhân thì “ta” lại thích hợp với tâm thế hòa nhập, sẻ chia “ta” ở đây đâu chỉ là nhà thơ mà còn là tất cả mọi người. Thanh Hải thật khéo léo khi chọn lựa những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tâm niệm nung nấu trong tim mình. Nó nhỏ bé, đơn sơ như là một con chim, một nhánh hoa, một nốt trầm… mà giàu sức gợi, mà mang những ý nghĩa ẩn tàng sâu sắc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhà thơ nguyện được làm một chú chim cất tiếng hót trong veo làm rộn ràng hơn mùa xuân đất nước, muốn làm một cành hoa thơm ngát toả hương cho khu vườn cuộc đời, muốn làm một nốt nhạc trầm trong bản hoà tấu muôn điệu của cung đàn mùa xuân đất nước. Nguyện ước ấy thật giản dị và khiêm tốn. Chỉ là một chú chim nhỏ bé, một bông hoa mỏng manh, một nốt trầm không lành lót, nhưng không thể thiếu trong bản hoà ca để làm “xao xuyến” lòng người. Thanh Hải ý thức rất rõ vai trò, sự đóng góp của mỗi cá nhân là rất nhỏ bé giữa cuộc đời rộng lớn, cũng giống như một nốt trầm có thể “tan biến trong hòa ca”, nhưng là những nét làm nên bản sắc. Bản sắc của Thanh Hải được thể hiện độc đáo nhất trong ước muốn được làm “một mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước. Đây là điểm nhấn sáng tạo nhất của Thanh Hải trong toàn bộ thi phẩm. Hình ảnh mùa xuân vừa là một mùa xuân thực với dòng sông, bông hoa, tiếng chim nhưng còn là ẩn dụ về một cuộc đời, một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp: ước mong được cống hiến được sống có ích cho quê hương, để đất nước mãi mãi là mùa xuân. Khát vọng ấy cháy bỏng bất chấp cả thời gian, tuổi tác:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp từ “dù là” càng có ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định thái độ quyết tâm bền bỉ của tấm lòng, của khát vọng thiết tha đổi với quê hương đất nước. Cống hiến cho quê hương từ khi tuổi còn trẻ cho đến khi đã da mồi, tóc bạc. Hai hình ảnh hoàn dụ, đối lập ấy cho ta thấy thời gian, tuổi tác không thể làm hao mòn đi bầu nhiệt huyết của những con người trọn đời cống hiến cho đất nước. Khát vọng sống, cống hiến cuộc đời để làm đẹp cho đất nước thật đáng quý biết bao. Đó là quan niệm sống đầy trách nhiệm và thật đáng trân trọng. Những câu thơ không chỉ là lời tâm niệm mà còn là sự tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình - cuộc đời một chiến sĩ, thi sĩ đã cống hiến trọn vẹn cho non sông, đất nước. Giờ đây, ngay cả khi cái chết cận kề. trái tim và tâm trí con người ấy vẫn cháy bỏng một khát vọng duy nhất: được cống hiến cho quê hương.
Lời nguyện ước cuối cùng của nhà thơ mang đậm dấu ấn của một người con xứ Huế - đó là cất lên tiếng ca để đón chào mùa xuân. “Câu Nam ai Nam bình” thấm đượm chất Huế, nhẹ nhàng, da diết thể hiện niềm tin yêu, gắn bó thiết tha của nhà thơ với quê hương mình. Hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (những ngày Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, cặn kẽ với cái chết) ta càng trân trọng và cảm phục hơn một tấm lòng yêu đời, nặng lòng với quê hương, khát khao sống và cống hiến. Khúc hát ấy chính là “một mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải “lặng lẽ dâng cho đời”, sẽ mãi ngân vang, lắng đọng trong tâm trí những người dân Việt Nam.
Từ ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải, ta chợt nghĩ tới thế hệ trẻ ngày nay. Cũng là người Việt Nam, là công dân của đất nước, được hưởng trọn ven dòng máu tổ tiên, chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào với mảnh đất quê hương.
Trong những cuộc chiến tranh, khi đất nước làm nguy, cống hiến cho quê hương là góp sức mình để giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc. thời đại đó là thời đại của những người “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh“, sẵn sàng xả thân vì màu xanh hòa bình trên mảnh đất quê hương.
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, thống nhất và đang trên đà phát triển. là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên: “sánh vai với các cường quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi thịt, lớn mạnh, hùng cường. Cống biển cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của tất cả người dân Việt Nam. Mỗi người với khả năng của mình, hãy cố gắng đóng góp cho đất nước mình để đưa quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Để là người sống có trách nhiệm với đất nước, chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng. Chính những mơ ước, lí tưởng ấy là cơ sở để chúng ta xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Đặc biệt, tuổi trẻ chúng ta cần tránh xa những tệ nạn xã hội, biết sống một cách lành mạnh và có trách nhiệm. Có như thế, ta mới là người sống có trách nhiệm với đất nước mình bởi mỗi người chỉ có thể có trách nhiệm với người khác khi có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Tình yêu dành cho đất nước là thứ tình cảm máu thịt, luôn cất tiếng gọi những người con hướng về nguồn cội, tổ tiên. Nó đánh thức trong ta trách nhiệm của một người công dân, thôi thúc ta hành động.
Là một người trẻ tuổi, một thành viên của thế hệ trẻ ngày nay, tôi cũng đang tự nhủ phải từng ngày, từng giờ, cố gắng học tập và phấn đấu thật tốt để có thể đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm nên những “mùa xuân” đẹp tươi của đất nước ta như nguyện ước ngày nào của nhà thơ Thanh Hải.
Lời khuyên cho mọi người ơi hình như bài này là NLXH rút ra từ 1 tp văn hk cơ mà, có phải đoạn văn phân tích thơ đâu, phải làm theo 5 bước của bài NLXH chứ.
Gợi ý dành cho bạn:
- Câu thơ 1: “Đêm nay rừng hoang sương muối”:
+ Khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, gian khổ ( Chốn rừng hoang vu, vắng vẻ, về đêm sương muối giăng đầy vừa lạnh lẽo, lại gây hại cho cơ thể. Đó là một nơi mà nhân dân ta vẫn gọi với cái tên rừng thiêng nước độc )
+ Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Các anh phải đối chọi với cái rét, cái lạnh, cái đáng sợ của rừng già để giữ vững độc lập tự do cho tổ quốc.
=> Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ.
- Câu thơ 2: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
+ Những người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp.
=> Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn, tình đồng chí, đồng đội cũng vì thế thăng hoa.
Câu thơ 3: “Đầu súng trăng treo” - đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn:
+ Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ, đúng lúc trăng sáng tròn phía xa xa đi qua ngỡ như đầu súng trăng treo.
=> Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ "treo". Cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng cùa hoà bình. Hai hình ảnh tưởng chừng như tương phản ấy, lại gắn kết với nhau.
Nhận xét về nghệ thuật + nội dung:
- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần, nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng 1 cách tinh tế.
- Nội dung: Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc. Qua ba câu thơ nói riêng và cả bài thơ "Đồng chí" nói chung giúp ta hiểu được phần nào về cuộc sống người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ. Dẫu có thế nào họ vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau bảo vệ hòa bình độc lập tổ quốc --> chúng ta cần biết ghi nhớ công ơn và sự hi sinh của họ
THAM KHẢO
Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .
Tham khảo:
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Nghìn năm lịch sử chúng ta đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi xương máu của những người con yêu nước để có thể giành lại độc lập tự do. Trang sử hào húng ấy đã chứng minh cho tình yêu nước mạnh liệt của nhân dân Việt Nam ta.
Trong thời đại hiện nay,kĩ năng quản lí thời gian là một kĩ năng vô cùng cần thiết và đặc biệt là đối với các bạn trẻ với rất nhiều sự lựa chọn, không chỉ công việc mà còn những lựa chọn khác trong cuộc sống như học tập, vui chơi và mở rộng giao lưu. sinh viên,học sinh .....mọi người,mọi ngành nghề đều cần có kĩ năng này.Vậy quản lí thời gian là gì? Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.Mỗi người chúng ta đều được sống 24h một ngày như nhau nhưng không phải ai cũng biết cân bằng thời gian và sắp xếp công việc hợp lí.Biết cách quản lí thời gian ta sẽ giúp làm tăng năng suất công việc,tránh tình trạng căng thẳng và quá tải trong công việc,tránh lưỡng lự khi đưa ra quyết định,giúp hoàn thành công việc mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa.Việc quản lý thời gian hàng ngày thường không dễ dàng với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, việc tạo thói quen sắp xếp thời gian có ảnh hưởng lớn tới thành công của mỗi người. Vậy lý do gì khiến chúng ta luôn thất bại trong việc sắp xếp các lịch trình chu đáo?Nếu bạn không biết cách quản lí thời gian, nguyên nhân là vì bạn đã mắc phải một số việc sau: không lên kế hoạch trước,không viết lại mọi thứ,dễ bị phân tâm,luôn trì hoãn mọi việc,không đặt ra mục tiêu,dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính,luôn vội vàng.Môt số tấm gương điển hình của những người có kĩ năng quản lí thời gian,ko thể ko kể đến Cựu Phu nhân Đệ nhất nước Mỹ Michelle Obama cân bằng thời gian cho bản thân bên cạnh việc tham gia các hoạt động nghĩa vụ khác của Nhà Trắng, hay Richard Charles Nicholas Branson là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. "Có quá nhiều người đặt nặng việc phải làm gì, mà không dành thời gian để suy nghĩ và cảm nhận", Branson viết trên trang blog cá nhân.Và, Herjavec cũng đảm bảo mình bắt đầu một năm thành công bằng cách lên lịch trước cho tất cả các hoạt động: "Hãy cố gắng lên lịch trước cho cả một năm và theo sát những kế hoạch đã được đặt ra". Bên cạnh đó,vẫn còn có rất nhiều người trg chũng ta còn chưa có kĩ năng này,nhưng chúng ta chắc chắn có thể học đc nó bằng cách như Xác định mục tiêu,lên kế hoạch cho những việc cần làm,sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên,tổng kết lại công việc và để làm đc nhx điều đó ta cần có tính kỉ luật và thói quen tốt,sự tập trung, Lên thời gian cụ thể cho công việc,sắp xếp nơi làm việc khoa học. Khi bạn là người có mục tiêu, biết sắp xếp công việc một cách khoa học bạn sẽ cảm thấy quỹ thời gian như được nới rộng hơn. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tự kiểm lại bản thân một cách nghiêm khắc để xem mình đã quản lý thời gian như thế nào, có hiệu quả hay không, đã bị lãng phí thời gian vì những lý do gì… Khi đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để không đánh mất thời gian vàng ngọc nữa.