K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

Nó rất hay :)

22 tháng 3 2022

REFER

 

Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh? Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ. Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: Tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu chuyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…

 

Cách nhìn nhận hạnh phúc từ những điều quen thuộc là điều mà tôi nhận được từ cuốn sách này. Người ta thường nói hạnh phúc ở xa xôi lắm, hạnh phúc là khi ta có được mọi thứ tốt nhất song qua những câu chuyện sau trong “Hạt giống tâm hồn”, ta sẽ có cách nhìn khác. Nếu người thợ làm thuê trong mẩu truyện “Cây giữ phiền muộn” đặt một chậu cây nhỏ trước nhà để mỗi khi đi làm về, anh ta sẽ chạm vào nhánh cây như lời nhắc nhở: sự phiền muộn, bực tức trong công việc không thuộc về mái ấm của anh và anh sẽ trở nên vui vẻ, dành những lời yêu thương, hành động ân cần cho vợ con anh thì cậu bé trong “Lời nói và vết đinh” lại luôn nóng nảy và cư xử cộc cằn với mọi người.

Một hôm, cha của cậu bé ấy đã đưa cho cậu túi đinh và bảo khi nóng giận hãy đóng đinh vào hàng rào gỗ và suy nghĩ về việc mình làm. Ngày đầu tiên, số đinh mà cậu ta đóng rất nhiều nhưng dần dần cậu ta ít đóng đinh vào rào ít đi cho đến ngày không cần dùng đến chiếc đinh nào, cậu ta thấy mình đã thay đổi, không còn nóng nảy chạy đi khoe với cha. Người cha tiếp tục bảo rằng mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh hãy nhổ một chiếc đinh ra. Nhiều ngày trôi qua, khi cậu bé vui vẻ nói rằng đinh đã được gỡ hết, lúc này người cha mới chỉ vào hàng rào: “Hàng rào sẽ chẳng còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương”. Ta thấy đấy: lời nói tuy “chẳng mất tiền mua”, rất đỗi bình thường nhưng “lời nói thiện ý sưởi ấm cả ba tháng mùa đông” còn lời nói cáu gắt lại khiến mọi người tổn thương.

 

Nếu lời nói đem mọi người đến gần nhau thì tình yêu thương sẽ khiến quan hệ giữa người và người trở nên đẹp hơn, gắn bó hơn. Cuộc sống hiện đại đầy những lo toan đã khiến một người cha cáu gắt với đứa con trai nhỏ khi nó cứ đi theo ông và hỏi: “Bố ơi, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?”. Để con trai không làm phiền ông nghỉ ngơi, ông bực dọc trả lời là mười ngàn yên những đứa con trai vẫn không buông ông và hỏi xin năm ngàn. Đến lúc này, sự nóng giận lên đến cực điểm, ông quay lại nạt nó: “A, thì ra hỏi bố đi làm được bao nhiêu tiền là vì vậy phải không? Đi ra chỗ khác chơi. Bố đang mệt!”. Đứa con sợ hãi nhìn cha rồi im lặng ra sau nhà. Sau khi tắm rửa, cơm nước và đã bình tâm, người cha nhớ lại hành động của mình khi chiều và thấy tội nghiệp con. Ông đến bên giường con, đưa nó năm ngàn và hỏi nó định mua gì. Đứa con liền cảm ơn bố và mò mẫm dưới gối, lấy ra một số tiền lẻ và hớn hở reo lên: “Thế là con đủ mười ngàn rồi! Bố bán cho con một giờ làm việc của bố đi. Con muốn bố chơi với con mà lúc nào bố cũng bận làm việc”. Người cha bàng hoàng, không biết trả lời như thế nào trước câu nói ấy. Ông sững sờ là vì không biết từ bao giờ ông lao vào công việc mà quên mất thời gian yêu thương con mình hay vì không nhận ra những gì thật sự ý nghĩa mà con trai mong đợi ở ông? Khi ta mang đến cho một người nào đó cũng chính là mang lại hạnh phúc cho bản thân. Vậy thử hỏi tại sao ta không kiềm chế cái tôi, sự nóng giận của bản thân và dành thời gian yêu thương những người xung quanh ta để họ cảm thấy hạnh phúc từ những lời nói, hành động ân cần, tình yêu thương thực sự - điều kỳ diệu mà ta luôn xem là bình thường, quen thuộc?

 

Hạnh phúc đó không cần phải đem ra cân đo đong đếm, là điều mà bao người mong muốn mà chỉ cần ta biết cách thay đổi cách nhìn theo một chiều hướng tốt hơn là ta đang giữ hạnh phúc trong tay. “Bài học từ người thầy dạy võ” sẽ cho ta thấy điều ấy. Câu chuyện bắt đầu từ việc một cậu bé mười tuổi quyết định học judo cho dù cánh tay trái của cậu bị mất trong tai nạn xe hơi. Thật lạ khi cậu có cố gắng bao nhiêu thì sau ba tháng tập luyện, thầy chỉ dạy cho cậu một thế võ duy nhất. Cuối cùng không còn kiên nhẫn, cậu đã hỏi thầy lý do song người thầy chỉ trả lời: “Đây là thế võ duy nhất thầy dạy con, cũng chính là thế võ duy nhất con cần phải học”. Tuy chưa hiểu nhưng cậu vẫn tin thầy và tiếp tục học. Nhiều tháng sau, võ sư dẫn cậu đến tham dự một cuộc thi Judo, cậu đã thực sự bất ngờ khi lần lượt hạ gục các đối thủ và giành chiến thắng. Trên đường về, cậu lấy hết can đảm hỏi thầy lý do gì khiến điều ấy xảy ra. Lúc này, người thầy ôn tồn bảo rằng cách duy nhất để đối phương phá thế võ mà hằng ngày cậu luyện tập là nắm vào tay trái của cậu, trong khi cậu không hề có tay trái. Đôi khi, điểm yếu của ai đó nhưng nhìn trên phương diện khác sẽ trở thành điểm mạnh, lợi thế của họ. Song vấn đề đặt ra là liệu con người ta có đủ lạc quan, dũng khí để đối diện với khó khăn, biến đau thương thành hạnh phúc hay không?

Hạnh phúc không phải tùy vào người khác, tùy vào số phận mà tùy vào chính bản lĩnh, bản thân của ta. Cho dù thế nào thì hạnh phúc tuyệt vời nhất vẫn là bắt nguồn từ cách nhìn thiện cảm, suy nghĩ lạc quan của ta với những việc, những người ta gặp. Nếu ta chưa biết cách yêu thương những người thân quen, để tâm đến những điều mắt thấy tai nghe mỗi ngày thì nên học cách làm điều ấy bởi không có sự quan tâm, tình yêu thương với những người thân - tình cảm được cho là nguồn cội cho những tình cảm khác thì ta còn yêu thương gì được nữa. Khi con người ta hạnh phúc thì họ sẽ có đủ niềm tin và nghị lực đương đầu với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc đời. Tình yêu thương giữa người với người, những hạnh phúc chân thành mà họ đem đến cho nhau tựa như cơn gió tuy nhẹ nhàng nhưng đủ sức đẩy chiếc thuyền ra biển lớn, là điểm tựa tinh thần không thể thiếu khi ta yếu lòng, gục ngã. Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn. Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay…

 

“Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!

25 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nha !

Câu 1 :

Người ta thường cho rằng lứa tuổi học trò là lứa tuổi vô tư, cuộc sống chỉ xoay quanh những mối quan tâm đơn giản. Bởi vậy, đây chính là thời kỳ tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng thật ra, thế giới nội tâm của các cô cậu học sinh tuổi mới lớn phức tạp hơn thế rất nhiều. Trong tâm trí của những đứa trẻ đang lớn, đang chập chững bước vào đời ấy có rất nhiều những mâu thuẫn, dằn vặt, suy tư, khát vọng... khi đối mặt với muôn vàn cuộc sống đang hiện ra trước mắt.

Trong quãng thời gian này, chắc chắn ai cũng sẽ có những vấn đề của riêng mình. Những vấn đề mà nếu chúng ta chia sẻ với gia đình, bạn bè chưa chắc đã tìm được sự đồng cảm hay tiếng nói chung. Rồi ta cứ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn ấy: không tìm được cách giải quyết cho bản thân, cứ thế liên tục tạo ra những sai lầm, để rồi khi trưởng thành, ta nhìn lại và hối tiếc cho quá khứ. Với tôi, quá khứ chưa hề xa xôi lắm, nó mới chỉ như ngày hôm qua nhưng tôi đã hối tiếc về biết bao điều mà mình đã làm, hoặc chưa làm…

Những trải nghiệm và cảm xúc ấy của tôi cũng như của bao người khác dường như đã được tác giả Đồng Hoa mang tới và gói lại trọn vẹn trong cuốn tiểu thuyết “Thời niên thiếu không thể quay trở lại”.

Tôi cũng như bao cô cậu học sinh khác, cũng đang trong lứa tuổi học trò, cũng có nhiều gánh nặng trên vai, nhiều lúc tôi cảm thấy bế tắc: mình sẽ đối mặt với vấn đề ra sao, tâm sự với ai, ai sẽ là người tin tưởng mình bây giờ…? Cũng may mắn cho tôi bởi bên cạnh tôi luôn có những người bạn tốt, và một trong số họ đã tặng tôi cuốn cuốn sách này, cuốn sách với tôi vừa là sự chia sẻ, vừa là nguồn động viên, vừa là sự chỉ dẫn để tôi có được lòng tin để đối mặt với những “thử thách thanh xuân”.

"Nhiều năm qua, tôi luôn học tập một việc, chính là không quay đầu lại, chỉ vì bản thân mình chưa từng làm việc gì phải hối hận, không hối hận vì những chuyện mình đã làm.

Mỗi bước đi của cuộc sống đều phải trả giá đắt.

Tôi có được một ít mình muốn, mất đi một ít những gì mình không muốn mất.

Nhưng con người trên thế giới này có phải ai cũng vậy đâu?"

Nhắc đến tiểu thuyết ngôn tình, mọi người thường cho rằng đó là những cuốn sách vô bổ toàn về chuyện tình yêu với những tình tiết tưởng tượng xa rời thực tế, không giúp ích gì cho người đọc, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình khi đọc cuốn tiểu thuyết này của Đồng Hoa. Tác giả Đồng Hoa đã vượt lên trên giới hạn của một tác giả ngôn tình, khi cuốn tiểu thuyết của cô dù có đề cập đến câu chuyện tình yêu của lứa tuổi học trò nhưng nó lại chứa đựng nhiều bài học nhân sinh sâu sắc dành cho mỗi độc giả khi đọc cuốn truyện này.

Qua hình ảnh nhân vật La Kỳ Kỳ mà tác giả xây dựng tôi tin chắc rằng không chỉ tôi mà tất cả mọi người đều tìm thấy một phần bản thân mình trong đó. Xuyên suốt câu chuyện là hình ảnh cô gái nhỏ La Kỳ Kỳ trong những năm tháng của cuộc đời học sinh, trải dài từ những năm tháng học tiểu học, với bóng ma tâm lý đến từ cô giáo Triệu và rồi tìm được ánh sáng cuối con đường cứu giúp cô bé là cô giáo Cao. Tôi như bắt gặp hình ảnh của mình trong La Kỳ Kỳ thời cấp hai, khi cô đối đầu một cách bướng bỉnh với thầy "chậu của cải"... Những mất mát, tổn thương đến với Kỳ Kỳ đã giúp cô trở thành con người mạnh mẽ, kiên định nhưng tâm hồn của cô cũng bởi thế mà trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Ngoài kia, cũng có rất nhiều những anh chị, những bạn như tôi: vì đau đớn mà trưởng thành nhanh chóng nhưng luôn muốn được một lần nữa quay trở về với thời thơ ấu.

Trong suốt quãng thời gian tuổi trẻ, quãng thời gian khi tâm hồn ta còn non nớt, chập chững bước vào đời những bước đi đầu tiên, thì các tác động xung quanh chúng ta ảnh hưởng một cách không ngờ tới. Hiệu ứng bươm bướm giải thích khá đúng trong vấn đề này. Có thể nói, cuộc đời Kỳ Kỳ chịu tác động rất lớn bởi sự kiện cây bút máy khi cô còn học tiểu học. Chỉ đơn giản là một cây bút đắt tiền của người bạn bị mất, tất cả mọi người đều đổ dồn sự nghi ngờ cho cô bé,chỉ đơn giản là vì cô không được lòng cô chủ nghiệm, sự việc đó đã gây ra hệ luỵ rất lớn về sau. Vốn đã có những tổn thương trong tâm hồn, cô bé ngày ngày khép kín bản thân mình, tự tạo cho mình một chiếc vỏ để chui vào, học hành ngày càng sa sút, rồi tìm đến những người bạn mà xã hội gắn cho cái mác là bất hảo.

Trong câu chuyện này, tôi như tìm thấy bản thân mình trong nhiều phân đoạn,lúc cô giáo Triệu đổ oan cho Kỳ Kỳ lấy trộm chiếc bút máy, những lúc bố mẹ cô có phân biệt đối xử một cách rõ ràng giữa hai chị em, lúc ông ngoại mất. Tôi cảm thấy đồng cảm với nhân vật, nhất là lúc ông ngoại của cô mất, tôi cũng giống như nhân vật, cũng được ông ngoại yêu thương chiều chuộng nhất, người mà lúc đó bản thân mình yêu thương nhất. Nhưng rồi ông lại rời bỏ mình ra đi, tôi cảm thấy như mất hết tất cả, tự hỏi tại sao ông trời lại cướp đi người mà mình yêu thương nhất. Rồi tôi chợt nhận thấy, hoá ra trên đời này có người chung hoàn cảnh với mình, dù chỉ có nhân vật không có thật, một nhân vật hư cấu, nhưng phần nào tôi cũng cảm thấy như được an ủi. Đó cũng là lúc tôi nhận ra được nhiều điều.

"... Con người nhận được thứ này, chắc chắn sẽ mất đi thứ khác, đôi khi mất đi chính là để nhận lại, và có lúc nhận được chính là để mất đi..."

Lời nói này của Tiểu Ba khiến tôi như vỡ oà những cảm xúc trước đó, nó khiến tôi hiểu ra rằng cuộc sống không bất công như mọi người hay nghĩ, nó luôn có sự cho đi và nhận lại, đó là sự cân bằng của cuộc sống. Tạo hoá ban tặng cho ta thứ gì sẽ lấy đi của chúng ta một cái gì đấy. Cuộc đời chính là như thế, chúng ta phải học cách chấp nhận, học cách nhận lấy và mất đi.

Trong tác phẩm này, tôi tìm thấy một Cát Hiểu Phi xinh đẹp,học giỏi một cô bé có tương lai đầy hy vọng, nhưng nếu cô không vướng vào mối tình với Vương Chinh, hoặc cuốn vào vòng xoáy của xã hội thì có lẽ cuộc đời cô đã bớt bi kịch hơn, số phận sẽ công bằng với con người ấy hơn. Đau thương cho Hiểu Phi dù cho cô muốn quay đầu lại, làm lại cuộc đời mình cỡ nào đi chăng nữa, thì xã hội cũng không cho phép cô có quyền quay đầu.

Tôi bắt gặp hình ảnh Quan Hà luôn sống giả tạo trong cái vỏ bọc công chúa của chính bản thân mình tạo ra, một Quan Hà xinh đẹp, giỏi giang, hoà đồng, không ngừng cố gắng miệt mài xây dựng chiếc mặt nạ giả tạo do mình tạo ra.

Hay hình ảnh Hứa Tiểu Ba dịu dàng luôn giải thích cho Kỳ kỳ hiểu, không muốn cô mắc sai lầm của tuổi trẻ, luôn âm thầm ở đằng sau bảo vệ cô.

Tôi tìm thấy rất nhiều điều trong " Thời niên thiếu không thể quay lại ấy", dường như tìm thấy cả chính bản thân mình.

Thời niên thiếu có thật là không thể quay lại?

Thật sự không thể quay lại khoảng thời gian tươi đẹp ấy.

Vì không thể quay lại nên chúng ta luôn hối tiếc về ngày xưa.

Vì đang sống trong thời niên thiếu, nên luôn cảm thấy thời gian phía trước rất dài, nghĩ rằng tất cả mọi thứ có thể nhìn lại lần nữa, nhưng lại không biết, thời gian như một dòng sông, không bao giờ chảy ngược về nguồn.

Trong cuốn sách này, ta có thể tìm thấy những gì bạn nhiệt tình yêu thương, điên cuồng theo đuổi lại dần dần bị lãng quên, thay vào đó là sự hiện diện rõ ràng của sự trưởng thành.

Đây không phải là một cuốn ngôn tình về tình yêu tuổi trẻ thông thường, mà là một cuốn sách về tuổi trẻ, tuổi thanh xuân, nó như khắc hoạ lại cuộc đời, lại thời niên thiếu của chúng ta. Có những thứ một khi đánh mất là không thể tìm lại, có những người đi qua nhau là vĩnh viễn không thể gặp lại được nữa. Ta sẽ mãi mãi không thể tìm được những thứ mình bỏ lỡ, bởi đó chính là cuộc đời là thanh xuân là thời niên thiếu không thể quay lại.

Nếu bạn còn trẻ, xin hãy đối xử với những người xung quanh bạn thật tốt, thật dịu dàng, không phải vì sự cảm kích của người đó đối với bạn, mà là để sau này, khi bất chợt nhìn lại, bạn sẽ thấy trong tuổi thanh xuân của mình có ít điều phải ân hận hơn.

Câu 2 :

Một số biện pháp giúp mọi người đọc sách nhiều hơn

Tổ chức một nhóm nhỏ mọi người có thể đóng góp sách vở của mình cho mọi người có thể đọc được nhiều thể loại.

Tổ chức các cuộc thi đọc sách, đọc hiểu kiến thức.

Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của sách.

Thường xuyên cùng bạn bè đến thư viện.

Hãy tổ chức một cuộc thi đọc sách với luật là : ai đọc sách và hiểu sách nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.

Tổ chức cuộc thi nhỏ với đề bài:"hãy thuyết trình về cuốn sách yêu quý của bạn" và thuyết trình cảm nhận của mình về cuốn sách yêu quý của minh.

Mở các sự kiện trao đổi sách

Tham gia các câu lạc bộ đọc sách

Lập kế hoạch cho những cuốn sách mà chúng ta sẽ đọc

25 tháng 6 2021

Câu 1 :

Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.

Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối...v.v..

27 tháng 1 2022

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên, chúng ta phải kể đến ngoại hình ấn tượng của Dế Mèn. Nhân vật này được tác giả Tô Hoài xây dựng và khắc họa là có hình thể đẹp, cơ thể cường tráng khỏe mạnh vô cùng. Đôi càng thì mẫm bóng, những cái vuốt ở chân thì cứng dần và nhọn hoắt. Không những vậy, đôi râu của Dế Mèn thì lúc nào cũng rung rinh đầy tự hào, dáng đi thì lúc nào cũng oai vệ và trịnh trọng. chính vì vậy, Dế Mèn lúc nào cũng cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hung hăng hống hách và vô cùng tự phụ. Điều này thể hiện qua việc Dế Mèn thường xuyên đi trêu chọc những người xung quanh và còn vô cùng khinh thường người bạn Dế Choắt xấu xí, và yếu đuối hơn mình. Hơn nữa, chính Dế Mèn là người gây ra cái chết của Dế Choắt khi để Choắt lĩnh hậu quả việc mình làm. Tóm lại, Dế Mèn là người có thân hình đẹp nhưng tính cách thì hung hăng, hống hách coi trời bằng vung và phải nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình

5 tháng 3 2019

đã là trình bày suy nghĩ của em rồi còn hỏi

16 tháng 1 2022

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Truyện kể về số phận của Tấm - một cô gái hiền lành. Mồ côi cha mẹ, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Nhưng Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ. Một lần, nhà vua mở hội. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt tấm phải nhặt cho xong mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào liền ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp Tấm - nhờ đàn chim sẻ nhặt thóc, có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Những tưởng cuộc sống của Tấm sẽ được hạnh phúc, nhưng mẹ con Cám vẫn không tha cho nàng. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua. Nhưng cũng bị Cám giết chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào. Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện ra Tấm chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Đọc đến đây, người đọc sẽ cảm thấy hả hê khi người xấu phải chịu tội, còn người tốt thì được đến đáp. Truyện Tấm Cám giúp cho người đọc hiểu ra bài học: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.
Trạng ngữ: Hằng ngày, Một lần, Một hôm

  
15 tháng 4 2022

Tác phẩm ''Cô bé bán diêm'' là một trong những tác phẩm truyện ngắn hẳn đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, những bài học về giá trị cuộc sống. Cô bé trong câu truyện trên là hình ảnh đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Giữa mùa đông rét giá một cô bé đáng thương lang thang giữa chốn phồn hoa đô thị. Những tòa nhà cao chọc trời, những món ăn ngon mắt đến lạ thường như khắc họa lên sự giàu có, nguy nga giữa thành phố đó. Thế nhưng vẫn có một cô bé nghèo khô đang lang thang trong sự đói rét. Sự thờ ơ vô cảm của những con người kia đã gián tiếp gây ra cái chết đáng thương tâm của cô bé đáng thương, tội nghiệp kia. Câu truyện trên phản ánh tính thờ ơ, vô cảm giữa người với người. Qua đó cho thấy cuộc sống này còn quá nhiều mãnh đời bất hạnh. Họ cần lắm một lời động viên, sẽ chia, an ui. Những điều đơn giản đó cũng đủ để sưởi ấm những tâm hồn bất hạnh rồi.

25 tháng 12 2023

1. TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Lựa chọn vấn đề: chọn vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ.

- Tìm ý và sắp xếp:

+ Đặt câu hỏi và lần lượt giải đáp.

+ Sắp xếp thành đề cương và thực hiện.

b. Tập luyện

- Nói một mình.

- Nói trước nhóm học tập.

2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

- Lần lượt trình bày các ý theo đề cương đã chuẩn bị.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

- Bộc lộ được cảm xúc, thái độ hù hợp.

3. SAU KHI NÓI

- Người nghe:

+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.

+ Nêu điều tâm đắc của em.

+ Bổ sung ý kiến cho bạn.

- Người nói:

+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị

+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.

+ Rút kinh nghiệm cho bản thân.