Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa
/Lịch Sử /Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa
- 19/07/2018
- Lịch Sử
Số lượt đọc bài viết: 26.112
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vốn là trang lịch sử hào hùng và sáng chói mà biết bao thế hệ người Việt vẫn luôn nhắc đến. Vậy cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa như nào? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé!
Mục lục [hide]
- 1 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 1.1 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì
- 1.2 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 1.2.1 Nguyên nhân trực tiếp
- 1.2.2 Nguyên nhân gián tiếp
- 2 Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 2.1 Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
- 2.2 Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
- 3 Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- 4 Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chúng ta cùng xem xét đến định nghĩa, khái niệm liên quan đến cuộc khởi nghĩa này.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nguyên nhân trực tiếp
- Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
- Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
Nguyên nhân gián tiếp
- Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
Tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:
Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
- Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
- Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
- Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
- Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.
Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị emTrưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏiGiao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.
Viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng có nhiều nguồn sử liệu, từ các sử liệu chính thống của Trung Quốc và Việt Namđến các thần tích, giai thoại dân gian. Do các nguồn sử liệu chính thống không đầy đủ và thiếu thống nhất, các sử gia đã bổ sung bằng những nguồn từ thần tích, ngọc phả. Sử liệu về sự kiện này còn nhiều nghi vấn, có nhiều thông tin không thống nhất giữa các nguồn chính thống, các thần tích cũng có nhiều nội dung bất cập. Trong quá trình biên tập, các sử gia đã có chọn lựa và so sánh giữa các giả thuyết từ những nguồn khác nhau.
Mục lục
- 1Hoàn cảnh, nguyên nhân
- 1.1Nguyên nhân trực tiếp
- 2Lực lượng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
- 3Diễn biến
- 3.1Hội thề Hát Môn
- 3.2Đánh đuổi Tô Định
- 4Phạm vi
- 5Hệ quả và ý nghĩa
- 6Xem thêm
- 7Tham khảo
- 8Chú thích
Hoàn cảnh, nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]
|
Từ khi nhà Triệu tiêu diệt An Dương Vương và thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ, chế độ thống trị dừng lại ở cấp quận với đại diện là 2 viên quan sứ ở 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Đến khi nhà Tây Hán diệt nhà Triệu (111 TCN), cấp độ thống trị vẫn ở cấp quận; chế độ các Lạc hầu, Lạc tướng của người Việt với quyền thế tập trên lãnh thổ Âu Lạc cũ được các chính quyền phương Bắc chấp nhận cho duy trì, nhưng ngày càng suy yếu.
Các Lạc tướng, Lạc hầu, Bồ chính để duy trì quyền hành và sự thế tập bị bắt buộc phải cộng tác với chính quyền cai trị phương Bắc. Trong hàng ngũ các Lạc tướng có sự phân hóa giữa một bên là những người thực sự cộng tác với chính quyền nhà Hán, bên kia là những người chỉ thần phục bên ngoài[1].
Từ khi nhà Đông Hán thành lập, Hán Quang Vũ Đế tuy chưa dẹp xong các lực lượng cát cứ phương Bắc nhưng vẫn quan tâm tới miền Nam. Tích Quang, Nhâm Diên làm Thái thú Giao Chỉ và Thái thú Cửu Chân của nhà Hán, ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, thay đổi tập tục từ hôn nhân đến y phục, lễ nghĩa của người Việt bắt theo người Hán, dẫn đến xúc phạm nặng nề tới phong tục cũ nhiều đời của người Việt.[2][3][4]
Từ khi Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ năm 34, ách thống trị của nhà Đông Hán càng nặng nề hơn với người Việt. Tô Định tàn bạo và tham lam, tăng cường phục dịch và thuế khóa đối với người Việt để cống nạp cho triều đình nhà Hán nhiều hơn, thúc ép các Lạc tướng nhiều hơn[4]. Sự đụng chạm lớn về văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế khiến mâu thuẫn giữa người Việt – không chỉ nhân dân mà cả các Lạc tướng – với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt[3]. Vì vậy các Lạc tướng đã đoàn kết nhau lại để chống đối.
Nguyên nhân trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]
Trong số các Lạc tướng có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán, nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh, Phong Châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Theo Đại Việt sử lược, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt[5]. Địa bàn mà Trưng Trắc quản giữ khá rộng lớn, giữa dãy Ba Vì và Tam Đảo tức là trung tâm quốc gia Văn Lang của vua Hùng trước đây, lọt vào giữa 3 khúc sông: khuỷu sông Đà, sông Hồng và sông Đáy. Còn địa bàn của Thi Sách liền kề với Mê Linh, cách nhau con sông Đáy, nằm trong châu thổ hữu ngạn sông Hồng và tả ngạn sông Đáy.[6][7]
Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng tập hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán và đã tập hợp được sự ủng hộ của khá nhiều thủ lĩnh địa phương khác.
Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối[8]. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán.
Tuy nhiên, có những sử liệu cho thông tin khác về Thi Sách. Ngoài việc ông tên là Thi (chứ không phải Thi Sách), Thủy kinh chú cho biết ông cùng Trưng Trắc khởi nghĩa thắng lợi và 3 năm sau mới tử trận cùng vợ; sách Thiên Nam ngữ lục cho rằng Thi Sách có tham gia khởi nghĩa với Trưng Trắc và tử trận trước khi khởi nghĩa thắng lợi[9] và sử gia Đào Duy Anh đồng tình với thuyết này[10].
Các sử gia khẳng định khởi nghĩa vẫn nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng dù chồng Trưng Trắc không bị giết. Do đó nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khởi nghĩa không phải là cái chết của Thi Sách mà là chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời.[3][11]Lê Văn Siêu trong sách “Việt Nam văn minh sử” thậm chí còn cho rằng, việc Thi Sách tên thật là gì, có bị giết hay không trong sự kiện Hai Bà khởi nghĩa không phải là một chi tiết quan trọng[12].
Lực lượng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Vai trò lãnh đạo nòng cốt là các Lạc hầu, Lạc tướng dòng dõi Hùng Vương, có uy tín với nhân dân và ít nhiều được chính quyền đô hộ phương Bắc vì nể[8]. Ngoài 3 đại diện tiêu biểu là Trưng Trắc, Trưng Nhị và Thi Sách, các sử gia khẳng định còn có nhiều thủ lĩnh địa phương khác có nguồn gốc Lạc tướng.
Một nhân vật được xem là đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ trước khởi nghĩa là bà Man Thiện – mẹ của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Bà được xem là cháu chắt bên ngoại của Hùng Vương, góa chồng sớm, nuôi dạy hai con gái nghề trồng dâu nuôi tằm và võ nghệ[13]. Bà Man Thiện có vai trò tổ chức lực lượng, giao thiệp với các quan lang các vùng xung quanh ủng hộ con khởi nghĩa.
Điều đáng chú ý là phần lớn các tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa là phụ nữ được các thần tích, truyền thuyết ghi lại: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Man Thiện, Diệu Tiên, Bát Nàn, Đào Kỳ, Lê Hoa, Lê Chân, Phương Dung, Trinh Thục, Thánh Thiên, Thiện Hoa, Nàng Tía, Xuân Hương, Ả Di, Ả Tắc, Ả Lã, Nàng Đô… Số tướng lĩnh nam chiếm số lượng ít hơn: Đỗ Năng Tế, Hùng Nguyên (chồng Trưng Nhị), ông Đống, ông Cai, ông Nà, Đồng Bảng, Đô Chính, Đô Dương… Các tướng lĩnh này đều có quan hệ huyết thống bên nội hay ngoại, hoặc là bè bạn của nhau[14]. Theo ý kiến của các sử gia, dù được đời sau gán cho những “mỹ tự” và được đặt “họ” (tên họ), mà vào những năm đầu Công nguyên người Việt chưa có "họ", nhưng tất cả cho thấy kết cấu quan hệ huyết tộc, vị trí, vai trò của người phụ nữ, người mẹ, người vợ còn rất lớn không chỉ trong gia đình mà cả trong mọi mặt của hoạt động xã hội Việt Nam khi đó. Điều đó được xem là tàn dư của chế độ mẫu quyền còn phổ biến thời Hai Bà Trưng ở Việt Nam[14].
Các sử gia thống kê số tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng[9]:
- Khu vực Hà Tây cũ, Vĩnh Phúc và Phú Thọ: 75 người.
- Khu vực ngoại thành Hà Nội (cũ, không bao gồm Hà Tây cũ): 28 tướng.
Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]
Hội thề Hát Môn[sửa | sửa mã nguồn]
Căn cứ theo giả thuyết do Thiên Nam ngữ lục nêu mà sử gia Đào Duy Anh đồng tình, cuộc nổi dậy chống nhà Đông Hán đã diễn ra vào nửa cuối năm 39 và bị Tô Định trấn áp khiến Thi Sách bị hại. Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết, Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, quyết tâm chống lại nhà Hán để trả thù. Bà cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn[15].
Tháng 9 năm 39, Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh thời đó. Thiên Nam ngữ lục ghi lời thề của Trưng Trắc như sau:[16][17]
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này".
Đánh đuổi Tô Định[sửa | sửa mã nguồn]
Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi Trưng Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:
Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.
Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà[18].
Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ.[19][20] Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Sử sách ghi lại rất sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà từ khi bắt đầu tới khi thắng lợi. Sách Hậu Hán thư chép:
"Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”
Sách Thủy kinh chú chép:[21]
"[Hai Bà] công phá châu huyện, hàng phục được các Lạc tướng, họ đều suy tôn Trưng Trắc làm vua."
Các sử gia căn cứ theo các thần phả và truyền thuyết tóm lược trình tự cuộc khởi nghĩa như sau:[21][22][23]
Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận Giao Chỉ ở Mê Linh. Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh huyện Tây Vu, chiếm thành Cổ Loa.
Trên đà thắng lợi, từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh trị sở Giao Chỉ ở Luy Lâu bên bờ sông Dâu (lãng Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc.
Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn[24]. Cuối cùng Tô Định thoát về quận Nam Hải, bị Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”. Vua Hán hạ ngục trị tội Tô Định.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…
Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó vương[25].
Phạm vi[sửa | sửa mã nguồn]
Các nguồn sử liệu đều thống nhất rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa không gói gọn trong phạm vi quận Giao Chỉ mà là toàn bộ Giao Chỉ Bộ đương thời, tức là trong khoảng toàn bộ lãnh thổ nước Nam Việt cũ. Có ý kiến lý giải đó là lý do vì sao lãnh thổ thời Hai Bà Trưng được gọi là Lĩnh Nam (“Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”)[26].
Các bộ sử cũ như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều ghi Hai Bà Trưng chiếm được 65 thành. Riêng Ngô Thì Sĩsoạn Đại Việt sử ký tiền biên đã kê lại từng thành (huyện) trong mỗi quận và cho ra tổng số các thành thuộc 7 quận đất Âu Lạc và Nam Việt cũ (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải) chỉ là 56[18].
Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa rộng hơn như vậy, không chỉ bao gồm trong phạm vi Giao Chỉ Bộ mà lan sang cả một số địa phương phía nam Dương châu và Kinh châu, do đó tổng số huyện thành mà sử cũ ghi 65 là chính xác[27].
Các sử gia hiện đại xem xét phạm vi cuộc khởi nghĩa dè dặt hơn và cũng không thống nhất. Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh, tuy cùng ghi nhận số 65 thành nhưng cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa chỉ bao gồm các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố[15][28]. Các sách Lịch sử Việt Nam do các nhóm tác giả khác nhau cũng ghi nhận phạm vi khác nhau: có nguồn chỉ ghi nhận phạm vi khởi nghĩa trong 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân[23], nguồn khác lại khẳng định phạm vi trên 7 quận Giao Chỉ Bộ, tức là toàn lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ[9].
Hệ quả và ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới sự lãnh đạo của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhiều lực lượng chống ách đô hộ của nhà Đông Hán đã kết hợp làm một, trở thành một phong trào khởi nghĩa rộng lớn của người Việt, đánh đổ sự cai trị của nhà Hán trên toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ[22].
Điều này được các sử gia đánh giá là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, một sự tái nhận thức quan trọng về quyền sống theo cách riêng của người Việt. Cuộc khởi nghĩa phản ánh ý thức dân tộc đã khá rõ rệt của Lạc tướng và Lạc dân trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc cũ. Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt trên con đường hình thành qua hơn 200 năm mất nước - khoảng thời gian mà các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thực hiện đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn là quận huyện của Trung Quốc – vẫn tồn tại và phát triển trong lòng người Việt[29].
Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc[30]. Các Lạc tướng cùng hậu duệ của họ là đại biểu của phong trào này[31].
Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng. Cuộc khởi nghĩa là sự phủ nhận hiên ngang cường quyền của các triều đại phương Bắc coi các dân tộc xung quanh là “Man Di”, thuộc quốc buộc phải phục tùng “thiên triều”, “thiên tử”, phủ nhận tư tưởng “tôn quân, đại thống nhất”[31].
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do phụ nữ đứng đầu, trong thế giới tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của đế chế Hán cổ đại, được xem là sự đối chọi quyết liệt về văn hóa, nếp sống, nếp tư duy của đôi bên Nam – Bắc, Việt - Hán[31].
“ | ... trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình. |
Câu 1 :
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
Câu 2 :
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
1 .
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
2.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa bà triệu
em hãy trình bày diên biến của cuộc khởi nghĩa bà triệu
* Nhận xét : Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại . Những đã khẳng định quyết tâm giành độc lập của dân tộc , khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập . Cuộc khởi nghĩa đã cổ vũ phong trào đấu tranh dành lại độc lập đời sau phát triển.
* Diễn biến :
- Năm 248 , Bà Triệu nổi dậy khởi nghĩa ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ), sau đó lan rộng khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô đem quân ra đàn áp .
→ Bà Triệu đã hi sinh trên đất Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ).
Khởi nghĩa Bà Triệu là cuộc khởi nghĩa vẫn còn chưa thể lật đổ bọn đô hộ vì lực lượng còn yếu...vaâ chưa đc sự ủng hộ của nhân dân......
c1
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ
c4
Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật TỬ từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.
Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).
Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc
Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
#NPT
Bố mẹ em có hai người con: chị Mỹ và em. Em tên là Trâm. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.
Chị Mỹ hơn em 8 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ nhất Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Mỹ. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Mỹ sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông số 1 , được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Trâm đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Mỹ vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chị Mỹ…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần bằng chị Mỹ rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị Mỹ của em giỏi lắm! Em rất yêu và tự hào về người chị gái thân thương của mình.
có ý chí đấu tranh giành lại đọc lập