Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 23: Trình bày sự ra đời của chữ Quốc Ngữ?
- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
- Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh.
=> Chữ Quốc ngữ ra đời.
Câu 25: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
-Nguyên nhân thắng lợi: Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quàn. Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc vĩ đại.
- Ý nghĩa lịch sử
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn : giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Những nét độc đáo:
- Chủ động tấn công trước để tự vệ
- Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện phát giảng hòa
Nhân dân ta chống Tống nhanh chóng thắng lợi vì:
- Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta
- Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt có 3 nét độc đáo trong cách đánh giặc là:
+Chớp thời cơ: tiến công trước để tự vệ
+Phòng thủ: xây dựng phòng tuyến kiên cố trên sông Như Nguyệt.
+Kết thúc chiến tranh: giảng hòa để giữ mối quan hệ giữa 2 nước.
Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi:
- Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc :
- Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
- Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
- Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan
- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt
- Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ
Nhận xét về kế hoạch:
- Ta nhận thấy, đây là một kế hoạch rõ ràng, kĩ càng và hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhiệm vụ chung của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp tế của quân Minh. Buộc địch phải rơi vào tình thế bị động.
Câu 3:
-Tiến công để tự vệ
-Đánh vào tâm lý quân giặc
-Lập phòng tuyến chắc chắn trên sông Như Nguyệt (địch qua sẽ bị tấn công ngay)
-Phản công bất ngờ làm giặc không kịp trở tay
-Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách "giảng hoà"
GOOD LUCK!
bạn tham khảo ở đây nha :
Bài 14 : Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) | Học trực tuyến
Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) | Học trực tuyến
ấn vô đó và kéo xuống phía dưới sẽ có câu trả lời cho câu hỏi của bạn
1.
a/ Nông nghiệp
_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
_ khác nhau:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
b/ Thủ công nghiệp
_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
c/ Thương nghiệp
_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
2. Nông nghiệp:
- Được phục hồi và phát triển.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất.
- Ruộng đất tư điền trang thái ấp nhiều lên.
Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, lập làng nghề thủ công.
Xã hội:
– Xã hội ngày càng phân hóa giữa các tầng lớp sâu sắc.
+ Tầng lớp thống trị : Vua,vương hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ
+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.
Văn hóa:
- Đạo phật và nho giáo đều phát triển, nho giáo phát triển mạnh.
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đa dạng, phong phú: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng,...
- Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục:
- Mở rộng quốc tử giám.
- Trường học mở ra nhiều, các kì thi được tổ chức nhiều hơn.
Khoa học kĩ thuật:
- Thành lập quốc sử viện.
- Quân sự, y học đạt được nhiều thành tựu.
Kiến trúc và điêu khắc:
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Thành Tây Đô, tháp Phổ Minh,...
- Nghệ thuật chạm, khắc tinh tế.
Câu 1
Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ,...
Điều kiện:
- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.
- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.
- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.
Câu 2: Mik chưa nghĩ ra
Câu 3:
Xuất hiện cải cách tôn giáo vì:
- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
- Giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội và giáo lý là lạc hậu,cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.
Có tác động:
Phong trào Cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức (do một tu sĩ người Đức là M.Lu – thơ khởi xướng) sau đó nhanh chóng lan rộng sang khắp các nước châu Âu.
- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc "chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu.
- Đạo Ki – tô đã bị phân hóa thành hai giáo phái:
+ Cựu giáo là Ki – tô giáo cũ.
+ Tân giáo là tôn giáo cải cách.
Câu 4:
* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển
- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.
- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
* Chính trị:
- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.
* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
+ Lê lợi Nguyễn Trãi : Giỏi bày mưu , lập trí để đánh giặc
+ Quang Trung : Tiến quân trong khi địch đang mải vui chơi , tiến công như vũ bão , đánh nhanh , thắng nhanh .
Nghĩ đc vậy thôi còn lại botay.com.vn
Lê Lợi - Nguyễn Trãi :ko những giỏi bày mưu , lập kế để đánh thắng giắc trên chiến trường mà còn thực hiện mưu phạt công tâm đánh vào lòng người
Quang Trung :-lối đánh thần tốc bất ngờ
-tinh thần tiến công chủ động liên tục
-hành quân kết hợp với tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng
-biết chớp thời cơ( chọn ngày Tết để tấn công địch)