Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương.
II. Thân bài
1. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp.
+ Thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
+ Là một người vợ thủy chung và thấu hiểu nỗi khổ và sự nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nên nàng quyết chờ chồng trở về.
+ Là một người mẹ thương con, mỗi tối đều dỗ con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường bảo là cha Đản.
+ Là một người con dâu hiếu thảo, hết lòng chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột khi chồng vắng nhà, lo ma chay chu đáo khi bà mất.
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm, nghĩa tình.
2. Số phận hẩm hiu của Vũ Nương
- Chồng phải đi lính, một mình nàng gánh vác việc nhà, chăm sóc mẹ già và con nhỏ.
- Khi chồng trở về, nàng bị chồng nghi oan, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng không thương tiếc. Cuối cùng, nàng chọn tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân.
- Nàng ở thủy cung nhớ về dân gian nhưng không thể trỏe về được.
* Nghệ thuật: Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật qua ngoại hình, hành động và ngôn ngữ, kết hợp yếu tố kì ảo, có thực...
3. Ý nghĩa nhân đạo qua nhân vật Vũ Nương
- Tác giả đã thể hiện sự đồng cảm, niềm thương cảm củavới số phận oan nghiệp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu,...
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa và những thói xấu trong xã hội xưa (gia trưởng, trọng nam khinh nữ,...) chà đạp lên thân phận người phụ nữ.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương.
- Nguyễn Dữ đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời phản ánh những bất công trong xã hội pk xưa đối với người phụ nữ. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.
Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái, họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ ta thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương tâm.
Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra cảnh bất hoà.
Hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho "mọi người đều ứa hai hàng lệ". "Nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu xin chồng trở về bình yên vô sự". Nguyện vọng của nàng thật giản dị mà sâu sắc.
Mấy năm chồng đi xa, ở nhà một tay nàng lo toan mọi công việc gia đình, nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo rất mực, khi mẹ chồng đau ốm nàng "hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu toàn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình vậy.
Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của gia đình.
Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra. Trương Sinh - một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, không dò hỏi ngọn ngành, nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí còn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện minh cho nàng nhưng cũng không thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Không còn cách nào để minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ, trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:
Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng
("Lại bài Viếng Vũ Thị"của Lê Thánh Tông)
Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: "Thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa". Nhưng có lúc nàng lại băn khoăn: "Không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa". Nàng mong muốn thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng "chẳng thể trở về nhân gian được nữa".
Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ đức hạnh, hiền thục như Vũ Nương đều chịu chung số phận bi đát. Câu chuyện về cái chết thương tâm của Vũ Nương càng làm cho ta thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi, gia đình.
Trong một xã hội mà quyền sống con người được tôn trọng như xã hội ta ngày nay, những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm hạnh như nàng Vũ Thị Thiết chắc chắn sẽ sống cuộc đời hạnh phúc.
Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng "Chuyện người con gái Nam Xương" đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ.
Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.
Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.
Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.
Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.
Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.
Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.
Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì.
Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.
Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch.
Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.
Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.
trong khi chồng đi lính , vũ nương chỉ bóng mk trên vách bảo là cha đản vì khi đản sinh ra đã không nhìn thấy mặt cha nàng làm thế để trong tâm hồn con vẫn có cha ,con sẽ nghĩ rằng cha thương con và hằng đêm vẫn về thăm con và vs nàng cũng cảm thấy đỡ nhớ chồng hơn.chi tiết cái bóng hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương yêu con và thương nhớ chồng.việc đưa yếu tố kì ảo vào chuyện làm hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương và làm cho câu chuyện kết thúc có hậu.
"Truyền kì mạn lục" là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.
"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ "miếu vợ chàng Trương":
"Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... "
Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết "chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà", và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: "Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi"..., "thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...", " là chi tiết cho cái "công-dung-ngôn-hạnh" mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.
Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.
Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: "xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... "
Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình).
Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là "vợ hư" , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi "đánh đuổi nàng đi". Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ "Bảy nổi, ba chìm" đã phải sống trong cảnh đời như vậy:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- "chế độ nam quyền" dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.
"Truyền kì mạn lục" là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.
"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ "miếu vợ chàng Trương":
"Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương... "
Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nươn và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết "chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà", và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: "Chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi"..., "thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...", " là chi tiết cho cái "công-dung-ngôn-hạnh" mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.
Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.
Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: "xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ... "
Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thậtt vô tình).
Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là "vợ hư" , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi "đánh đuổi nàng đi". Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui "nghi gia nghi thất" không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đo, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ "Bảy nổi, ba chìm" đã phải sống trong cảnh đời như vậy:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói nghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông- người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh- là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công- "chế độ nam quyền" dưới thời phong kiến ngự trị.
Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.
tk m nhé
Truyện Kiều là một kiệt tác xuất sắc của đại thi hòa Nguyễn Du. Truyện mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, tài năng nhân phẩm của người phụ nữ Việt năm xưa. Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, bênh vực với số phận bi thảm cảu người phụ nữ phong kiến. Truyện còn thể hiện khát vọng chân chính của con người về tình yêu tự do, công lý và chính nghĩa. Truyện lên án thế lực phong kiến tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
Vũ Nương là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản.
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn gữi hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.
Mình chỉ giúp bạn luận điểm nha
Luận điểm 1: vũ nương là người phụ nữ có vẻ đẹp cả về ngoại hình và phẩm chất
Nêu ra : nàng có vẻ đẹp hoàn mỹ qua cụm từ tư dung tốt đẹp ,nàng còn có vẻ đẹp phẩm chất yêu chồng thương con , hiếu thảo với mẹ ck , nàng là ng trọng danh dự , biết ơn và sống có lòng vị tha
Luận điểm 2 : số phận của vũ nương
Vũ nương từ nhỏ nghèo khó lớn lên lấy phải ck gia trưởng , khi ck về nàng lại bị vu oan tội ngoại tình , khi xuống nơi làn mây cung nc nàng vẫn nhớ thương ck nhưng k về đc
Luận điểm 3 : liên hệ chung vs ng phụ nữ xưa
I. Về phương diện nội dung
1. Mối quan hệ hôn nhân
a. Chồng:
Ở truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhân vật Trương Sinh được giới thiệu:Trương Sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ, nhưng vợ chàng thường giữ gìn khuôn phép nên không có chuyện gì xảy ra.Vợ chồng hương đượm lửa nồng chưa được bao lâu thì bỗng nghe tin chốn biên thùy có giặc, chồng vâng lệnh quan phải từ giã mẹ và vợ đi lính thú
Qua cách giới thiệu này, ta thấy tác giả dân gian chỉ nói đến nhân vật Trương Sinh có đặc điểm hạn chế thường thấy của đàn ông là hay có tính ghen tuông và thường hay xét nét vợ mình, ngoài ra chàng không hề có một “ưu điểm” nào. Theo quan điểm Nho giáo cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì việc Vũ Thị Thiết gặp một người chồng như thế cũng không có gì gọi là may mắn. Xây dựng kiểu nhân vật có mỗi đặc điểm đơn điệu như thế, phải chăng tác giả dân gian chỉ dùng nó cho mục đích dẫn dắt tính tất yếu của bi kịch ghen tuông sau này?
Nhưng ở Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Trương Sinh xuất hiện đầy đủ các mặt ưu và nhược điểm: Chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra triều đình bắt đi lính đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.
Về ưu điểm, đó là chàng biết chọn vợ (mến vì dung hạnh) và sống có khuôn phép, tôn trọng mẹ (xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về). Và điều quan trọng, chàng Trương thuộc gia đình dòng dõi, phong lưu (con nhà hào phú). Còn nhược điểm, thứ nhất, cũng giống như truyệnVợ chàng Trương, Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Điều này thuộc bản tính tự nhiên, thường tình, rất người. Thứ hai, chàng không có học. Tuy không có học nhưng qua cách tìm vợ và phép tắc với mẹ, ta thấy chàng không phải không biết cách xử sự. Dù rằng, Trương Sinh không thật hoàn hảo, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, với Vũ Nương, nàng lấy được tấm chồng như thế cũng là quá may mắn. Hãy đặt trong sự so sánh với người phụ nữ cùng thời, nàng còn hơn bao kẻ khác. Biết bao người phụ nữ gặp hoàn cảnh đắng cay vẫn phải cắn răng mà chịu đựng:
- Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.
- Bữa cơm múc nước rửa râu
Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
Đêm đêm dắt cụ đi nằm
Than thân phận gái ôm lưng lão già
Ông ơi, ông buông tôi ra
Kẻo người ta thấy, người ta chê cười.
(Ca dao)
Như thế, tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng Trương Sinh vẫn có nhiều ưu điểm của người chồng để đáng được trân trọng. Thêm vào những chi tiết đề cao thế mạnh của chàng Trương như thế, hẳn Nguyễn Dữ có dụng ý riêng trong việc xây dựng nhân vật của mình.
b. Mẹ chồng
Ở truyện cổ tích Vợ chàng Trương, hình ảnh mẹ chồng chỉ được gợi đến một cách rất mờ nhạt:Nhớ con sinh ra đau ốm. Vợ chàng Trương hết lòng mời thầy chạy thuốc, nhưng bệnh của mẹ chồng mỗi ngày một nặng, chẳng bao lâu thì mất. Nhờ có bà con xóm giềng, mọi việc tống táng đều lo liệu chu toàn. Ở đây, tác giả dân gian chỉ nói đến quan hệ mẹ chồng – nàng dâu rất mờ nhạt.
Còn trong Chuyện người con gái Nam Xương, hình ảnh mẹ chồng được khắc họa rất rõ nét ở những thời điểm:
- Khi tiễn Trương Sinh đi lính:Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng: “Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được”. Thêm vào chi tiết này, Nguyễn Dữ gợi dẫn cho người đọc nhận thức về một người mẹ có tầm hiểu biết.
- Khi sắp qua đời: Bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: “Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi không biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Từ lời trăng trối của mẹ chồng, ta nhận thấy mối quan hệ hai chiều trong tình cảm mẹ chồng – nàng dâu. Người mẹ thấu hiểu công lao và sự thơm thảo của con dâu trong miếng cơm miếng cháo, khi sống chết không khỏi phiền đến con. Điều này trong xã hội phong kiến rất hi hữu, thường là Trách cha trách mẹ nhà chàng/ Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau (ca dao). Đặc biệt, mẹ chồng Vũ Nương đã đặt vào con dâu bằng tất cả niềm tin, hi vọng trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ. Liệu nàng có hiểu hết tấm lòng người mẹ chồng dành cho nàng Con dâu mới thật mẹ cha mua về (ca dao)? Trong Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả thêm vào lời thoại ở hai thời điểm như thế nên hình ảnh người mẹ chồng đã được nổi bật rất rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau, đó cũng là lợi thế – giá trị tinh thần mà mấy nàng dâu gặp được trong xã hội bấy giờ. Đó không phải là điều có một không hai sao, khi ca dao đã từng nói:
Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Qua việc so sánh cách xây dựng mối quan hệ hôn nhân trong hai tác phẩm, ta thấy ý đồ của truyện cổ tích Vợ chàng Trương và Chuyện người con gái Nam Xương hoàn toàn khác nhau. Nếu như ở Vợ chàng Trương, tác giả dân gian xây dựng chi tiết này chỉ mang tính dẫn dắt cho sự tiếp diễn những sự việc sau, thì với Nguyễn Dữ, ngoài việc dẫn dắt, ông đã gợi cho người đọc nhận thức về hoàn cảnh Vũ Nương. Trong xã hội phong kiến khắt khe, có một hoàn cảnh đầy ưu thế như vậy, liệu Vũ Nương có ý thức được điều may mắn hiếm có ấy để phát huy trong cuộc sống hay không? Như thế, dùbi kịch đầu tiên của đời Vũ Nương mà chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, với tôn ti trật tự nghiêm ngặt đã tước mất quyền được chọn chồng của người phụ nữ, thì với nàng, điều may mắn đã đến. May mắn như thế, nhưng Vũ Nương có coi là quan trọng để biết cách gìn giữ, thì điều đó lại tùy thuộc vào ý thức, trách nhiệm của nàng trước cuộc sống.
Xây dựng mối quan hệ hôn nhân với nhiều điều may mắn hơn so với Vợ chàng Trương, phải chăng Nguyễn Dữ để người đọc thấy được một Vũ Nương có những ưu thế trong tay nhưng đã không biết phân biệt điều hơn, lẽ thiệt giữa đời nên dẫn đến việc lựa chọn cái chết đầy tính ích kỉ?
2. Bi kịch ghen tuông
Ở truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nguyên nhân bi kịch ghen tuông được kể: Tối nào bố Đản cũng đến… Mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi…Chẳng bao giờ bố bế Đản cả…
Mấy lời nói vô tình của đứa bé làm cho Trương Sinh tin là vợ mình ngoại tình, không còn nghi ngờ gì nữa. Nghĩ đến người vợ trong tay kẻ khác, cơn ghen tự dưng bừng bừng bốc lên. Chàng lẩm bẩm: “Thật là quá rõ. Không ngờ trong khi mình gian lao thế ấy, thì nó ở nhà lại như thế kia”. Về đến nhà Trương Sinh mắng nhiếc vợ tàn tệ: “Tao không ngờ mày là đồ thất tiết. Mẹ chết, chồng đi vắng, tối rước trai về nhà”. Chàng mắng dữ dội nhưng không bảo là tự miệng con nói ra. Vợ chàng một mực chối cãi: “Cách biệt ba năm, thiếp vẫn một lòng một dạ, đâu có hư thân mất nết như lời chàng nói. Xin chàng đừng ngờ oan cho thiếp”. Vợ càng phân trần thì cơn giận của chồng càng không thể dằn xuống được nữa. Chồng bắt đầu dùng lối vũ phu để tra khảo vợ. Hàng xóm láng giềng nghe tin vợ chồng lục đục đổ tới can ngăn, nhưng chẳng ăn thua gì. Chồng cho là vợ khéo mồm khéo mép nên được lòng mọi người che lấp tội lỗi. Trong cơn phẫn uất, người thiếu phụ ôm lấy con khóc nức nở, rồi nhân lúc chồng sang nhà hàng xóm, chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước.
Bi kịch trong Vợ chàng Trươnglà Vũ Thị Thiết tìm đến cái chết trong sự bế tắc về tinh thần. Do cơn hoảng loạn không kiềm chế được, nên nàng đã đâm đầu xuống bến Hoàng Giang trong trạng thái tâm lí hoàn toàn vô thức. Một cái chết trong căng thẳng, ức chế thần kinh nên nàng không thể kiểm soát được hành động của bản thân. Tất nhiên, không phải người phụ nữ nào trong hoàn cảnh bị bạo lực đều mất tự chủ, không có khả năng bảo vệ bản thân như nàng. Tuy không làm chủ được tình thế để đến nỗi phải tìm cái chết, nhưng bản năng người mẹ không mất đi. Trước khi chạy ra bến Hoàng Giang, nàng vẫn nghĩ đến con. Một cái chết mang hiện tượng của bệnh lí không nằm trong chủ quan của nàng, thật đáng thương! Do cơn ghen mù quáng của Trương Sinh, Vũ Thị Thiết mới ra nông nỗi ấy. Vì thế, chính chàng Trương cũng phải chịu một phần trách nhiệm về cái chết của vợ. Bởi đến với cái chết như thế, nên những giá trị nàng có vẫn không hề mất đi. Đọc Vợ chàng Trương, đọng lại trong lòng người đọc là sự xót xa, thương cảm trước một số phận bi đát do hậu quả ghen tuông đưa lại
Cũng nói về bi kịch ghen tuông, Chuyện người con gái Nam Xương được Nguyễn Dữ thể hiện: Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: “Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại dấu không kể lời con nói; chỉ lấy lời bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia, nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Kẻ bạc phận này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiến chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng, dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp cho mọi người phỉ nhổ”. Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết.
So sánh bi kịch ghen tuông trong hai tác phẩm, ta thấy điểm giống nhau đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch và hành động vũ phu của Trương Sinh đối với vợ. Còn điểm khác nhau, đó là cách xử sự của những người vợ trong việc tìm đến cái chết.
Khác với Vợ chàng Trương,trong Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã để nhân vật Vũ Nương tìm đến cái chết trong trạng thái tâm lí hoàn toàn bình tĩnh, một sự lựa chọn đầy chủ động.
Từ cái chết đầy sự bình tĩnh của Vũ Nương, ta thấy nàng có xứng đáng làm một người mẹ hay không? Một người mẹ như nàng, ngay cái tình mẫu tử tự nhiên cũng không hề có. Chưa nói con người, trong thế giới động vật, thuộc tính tự nhiên của mẹ – con cũng thể hiện rất rõ. Để nói về thuộc tính tự nhiên của tình mẫu tử, câu chuyện dân gian A - Nhi thần lửa đã có cách lí giải rất thú vị. Chuyện kể về năm mẹ con chim đầu rìu bị đe dọa tính mạng bởi một đám cháy bất ngờ. Người mẹ sẵn sàng đón nhận cái chết, đã xòe cánh để bảo vệ các con. Các con không chấp nhận giải pháp này và chúng đưa ra lí lẽ: nếu mẹ chết thì các con cũng sẽ bị chết đói, chết khát. Và điều quan trọng là mẹ sống để duy trì nòi giống. Không thuyết phục được mẹ, bốn chú chim non dọa đâm đầu vào lửa. Chim mẹ bất lực, đành phải bay đi. Còn lại bốn anh em, chúng chụm đầu kêu cứu thần lửa. Thương tình, thần lửa kịp thời đến giải vây. Chính chi tiết này gợi lên suy nghĩ: tình mẫu tử dù được can thiệp bằng lí trí, nhưng cuối cùng phải trả về thuộc tính tự nhiên, bản năng nhất. Vậy nhưng với Vũ Nương, phần bản năng của người mẹ, nàng cũng không hề có. Một người mẹ chỉ vì sự nghi ngờ của chồng mà sẵn sàng tìm đến cái chết, bỏ đứa con thơ dại đã mấy năm quấn quýt, chăm bẵm. Một sự lựa chọn mà thế gian này không phải ai cũng làm được như nàng. Một người mẹ trong phút giây tử biệt mà không một chút nào vương vấn tới con, như trong lòng chưa hề có con vậy. Thật lạ lùng về một người mẹ trong tỉnh táo đã rảnh rang ra đi như chưa làm mẹ bao giờ. Từ điều này, ta có quyền nghĩ rằng, Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương không xứng đáng làm mẹ. Thật đáng tiếc bởi tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ, vậy nhưng với Vũ Nương, nàng đã tự tước bỏ. Nàng đến với cái chết không phải do nóng giận mất khôn mà đó là sự lựa chọn của nàng sau khi đã suy nghĩ kỹ , đó mới là điều đáng sợ nhất của Vũ Nương. Để Vũ Nương suy nghĩ kỹ mới lựa chọn cái chết, Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật theo kiểu tâm lí, không còn là nhân vật chức năng như trong Vợ chàng Trương. Xây dựng hình ảnh một người mẹ suy nghĩ kỹ – là con người của ý thức nhưng vẫn cư xử với con như thế, Nguyễn Dữ đang hướng người đọc nhìn nhận về cách giải quyết bi kịch của Vũ Nương. Chỉ vì lựa chọn sự tròn trịa của mình mà nàng sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, ngay cả tình mẫu tử thiêng liêng nhất. Tìm hiểu Chuyện người con gái Nam Xương, có ý kiến đã không đồng tình trong việcchê trách, thậm chí phê phán nàng ích kỷ, vô cảm . Chưa nói việc nhìn toàn cục tác phẩm, chỉ mới nhìn nhận ở khía cạnh tình mẫu tử, thì việc chê trách, thậm chí phê phán nàng ích kỷ, vô cảm ắt sẽ không tránh khỏi, bởi nó nằm trong dự đồ xây dựng nhân vật của Nguyễn Dữ.
Cái chết đầy sự bình tĩnh của Vũ Nương khiến ta suy ngẫm về bổn phận làm dâu của nàng. Khi Trương Sinh đi vắng, nàng tận tụy chăm sóc mẹ ốm,hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Rồi mẹ mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Vậy tại sao chỉ vì sự hiểu lầm của Trương Sinh, nàng đã không còn màng đến lời trối trăng của mẹ trong sự khao kháttrời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con? Nếu là người dâu hiếu thảo, thì ít ra nàng cũng trăn trở day dứt về ước nguyện của người mẹ chồng trước khi trút hơi thở cuối cùng còn mong điều tốt đẹp cho mình. Sâu xa hơn, nếu người dâu hiếu thảo, biết con trai mẹ đang sai lầm, bế tắc thì tìm cách mà hóa giải, để đem phúc đức lại cho gia đình mẹ. Nếu một người con dâu thực sự hiếu thảo, chưa nói con cháu đông đàn sau này, chỉ mình bé Đản hiển hiện giữa đời cũng phải cam tâm bỏ qua tất cả để níu kéo sự sống mà nuôi dưỡng nó. Nếu một người con dâu thực sự hiếu thảo, khi được họ hàng làng xóm bênh vực, tin yêu, hẳn nàng sẽ không phụ lòng mọi người như thế. Vậy nên, Vũ Nương chỉ là nàng dâu hiếu thảo khi mọi điều đang diễn ra theo chiều thuận của nó. Nếu chỉ nhìn một chiều, thì quả thật, chừng đó đã đủ cho nàng thành gương sáng của đạo hiếu . Nhưng cuộc sống vốn muôn sắc màu, khi đặt Vũ Nương vào chiều nghịch của nó, nàng đâu bộc lộ được phẩm chất người con dâu thùy mị, nết na. Tỉnh táo trong lựa chọn cái chết, nhưng Vũ Nương lại không dùng sự tỉnh táo đó để nghĩ về bổn phận làm dâu trong niềm tin yêu của mọi người, trong sự so sánh hơn thiệt mình đang có. Tại sao? Bởi vì cơn nư của nàng đang trỗi dậy, lấn át đi mọi thứ.
Từ cái chết đầy sự bình tĩnh của Vũ Nương, ta thấy nàng có thực sự yêu thương chồng không?
Đọc Chuyện người con gái Nam Xương, ta không phủ nhận tình yêu thương của nàng dành cho chồng. Ngay trong buổi tiễn đưa chồng, dù chàng Trương chưa xa, mới chỉ sắp xa mà nàng đã nói những lời tràn đầy yêu thương, nhung nhớ khiến cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Giá như tình yêu thương đó song hành cùng thời gian với những thử thách, biến cố giữa cuộc đời thì quả thật là điều đáng trân quí! Nhưng tiếc thay, tình yêu đó cũng chỉ là thứ tình cảm bình thường như bao người vợ trong hoàn cảnh chiến tranh li tán. Duy chỉ một điều là những người vợ khác, khi chồng về, đối mặt với muôn vàn thử thách về vật chất và tinh thần, họ đều nhẫn nhịn vượt qua để bảo tồn cuộc sống theo mẫu người phụ nữ phong kiến, chứ chẳng ai xử sự “hiện đại” như nàng. Nàng đâu phải là người phụ nữ không khôn ngoan, hiểu biết. Ngày tiễn chồng, nàng đã biết lựa chọn hai chữ bình yên chứ không phải là mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm, bởi đến được vinh hoa, mạng sống của chồng sẽ phải đặt trên bàn cân sống/chết. Đặc biệt, nàng ý thức được Bổn phận hàng đầu của người vợ là chung thủy, tiết hạnh. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng chung thủy, tiết hạnh của nàng , như thế, nàng đâu dại dột gì. Khôn ngoan, hiểu biết đến thế nhưng sao nàng không đưa lợi thế ấy vào để giải quyết bi kịch ghen tuông với mục đích cứu vớt chồng khi mắc sai lầm? Bài toán ghen tuông này, với nàng, trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, nếu chú trọng vào nó thì không thể không có cách hóa giải. Vì sao? Bởi bi kịch của nàng chỉ đang là sựbóng gió qua lời nói chứ đâu phải là chứng cớ. Với tầm hiểu biết của Vũ Nương, lẽ nào nàng không hiểu câu cửa miệng “dâm tang gian tích” trong dân gian thường dùng hay sao? Ai cũng tin nàng, trừ Trương Sinh. Mà Trương Sinh thì chỉ nói chứ không đưa ra chứng cứ. Nếu cần chứng cứ thì đã có trong tay Trương Sinh. Nếu Vũ Nương thương chồng, tìm cách tháo gỡ bế tắc thì bài toán này lẽ nào không có đáp án. Thực chất nàng đã không có ý thức giải cứu trước sai lầm của chồng thì sao gọi là thương chồng được. Nếu thương chồng thực sự, thì không để chồng cảnh “gà trống nuôi con”, và hơn thế, sinh con cháu đông đàn cho gia đình chồng như người mẹ trước khi qua đời còn nguyện ước. Sâu xa hơn, nếu thương chồng thì trong khi bình tĩnh, nàng đã không chọn cái chết. Bởi nàng chết, hình ảnh chồng nàng – nhưng cũng là cha của bé Đản, con nàng sẽ như thế nào trong mắt mọi người? Bình tĩnh để chọn cái chết như thế, Vũ Nương đâu phải kiểu phụ nữ thùy mị, nết na, đâu phải kiểu người phụ nữ thực sự yêu thương chồng mà sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. Tìm hiểu bi kịch ghen tuông, có ý kiến cho rằng:Lẽ ra bé Đản - người phát ngôn của thông tin tày trời nọ - phải được xét hỏi “ba mặt một lời” để vãn hồi sự câu thông cần thiết giữa hai vợ chồng. Không ai hỏi đến, Đản lặng thinh như chưa từng nói ra chi tiết oan khiên nọ. Đản, nhân chứng cuối cùng, giờ như một kênh thông báo vô hiệu hóa, tắt sóng lặng câm”
. Quả thật, để cho Đản, nhân chứng cuối cùng, giờ như một kênh thông báo vô hiệu hóa, tắt sóng lặng câmnhư thế, Nguyễn Dữ đã tạo nên tính kịch tính về bi kịch ghen tuông. Đó cũng là ý đồ của ông trong việc dẫn dắt người đọc nhận thức về nhân vật Vũ Nương một cách sâu sắc nhất. Với nàng, lớn hơn tất cả tình yêu thương là cơn nư đang mỗi ngày bốc hỏa! Bởi thế, đâu phải thái độ ghen tuông cay nghiệt và mù quáng của chàng Trương đã giết chết người vợ đoan chính đáng thương .
Từ cái chết đầy sự bình tĩnh của Vũ Nương, ta thấy có phải Vũ Nương đang tìm cho mình cái danh dự hão?
Cái chết của Vũ Nương không phải không tìm được sự đồng cảm: Khi lựa chọn chết chứ không tiếp tục sống trong sự nghi ngờ, phải mang tiếng là thất tiết, chứng tỏ nàng coi danh dự, phẩm giá cao hơn cả sự sống. Vì danh dự nàng hy sinh sự sống mà mỗi người chỉ có được một lần . Trong cuộc sống, có những tình huống con người phải đặt ra sự lựa chọn coi danh dự, phẩm giá cao hơn cả sự sống. Với Vũ Nương, nếu vì danh dự nàng hy sinh sự sống thì đáng quí biết chừng nào. Nhưng suy xét bản chất vấn đề, danh dự nàng có mất đi đâu. Về chủ quan, hơn ai hết, nàng biết mình cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Về khách quan,họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng. Vậy nút thắt danh dự của nàng nằm ở chỗ Trương Sinh. Mà Trương Sinh lại là một kẻ có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Chỉ mấy lời bóng gió của một kẻ như thế mà Vũ Nương coi mình bị mất danh dự hay sao? Trên thế gian này, từ cổ chí kim, chỉ vì lời nói bóng gió mà tự vận vào mình là bị mất danh dự, thì hẳn không mấy ai còn danh dự. Quả thực là người trọng danh dự, thì Vũ Nương, bằng sự khôn ngoan hiểu biết của mình phải tìm cách mà lấy lại danh dự chứ. Nếu nàng bình tĩnh trong cái chết (biết tắm gội chay sạch, biếtxin làm ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ), thì sao nàng không nghĩ đến việc chờ thời gian tìm ra chứng cứ, bởi nó ở ngay Trương Sinh chứ đâu phải việc “mò kim đáy bể”. Mà nếu nàng không lấy được chứng cứ ở Trương Sinh thì còn họ hàng, làng xóm, và cao hơn nữa còn có pháp luật. Xét cho cùng, với Trương Sinh, sự mù quáng của chàng còn có lí (bởi từ lời con trẻ), chứ sự mù quáng của Vũ Nương thì không còn giới hạn. Vì sao? Vì cơn nư thúc đẩy, nàng vội vã chứng minh cho sự tròn trịa của mình mà bất chấp tất cả. Bởi thế, cái danh dự nàng cần chỉ là thứ danh dự hão. Về điều này, tác giả đã xây dựng tình tiết trong truyện rất thống nhất. Giả sử cứ cho nàng mất danh dự, thì theo yêu cầu của nàng, khi Trương Sinh lập đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang thì chẳng phải danh dự nàng đã được trả lại gấp bội hay sao? Vậy nhưng nàng vẫn đâu cần đến. Không tìm đâu xa, trong thời đại của nàng, có những người vì danh dự đích thực, họ phải sống và chờ đợi bằng cả đời người để chứng minh. Làm phép so sánh giữa nhân vật Vũ Nương và Thị Kính, ta thấy Thị Kính gần như không có chút lợi thế nào. Xét về mức độ oan trái, thì tội giết chồng còn mất danh dự lớn gấp bao nhiêu lần tội thất tiết. Vậy nhưng Thị Kính cũng đâu tìm con đường chết. Nếu như Vũ Nương chỉ nằm trong hoàn cảnh bị Trương Sinh nóibóng gió, còn khi cần chứng cứ, thì tự khắc nó trở thành lợi thế để hóa giải. Và thực tế, chỉ một thời gian rất ngắn, mối nghi ngờ đã được chứng minh. Còn Thị Kính, nhân chứng, vật chứng sờ sờ ra đó, làm sao chối cãi. Dù nàng lựa chọn con đường đi tu, nhưng cho đến chết, tội giết chồng cũng đâu được hóa giải. Vì thế, tác giả dân gian đã bằng cách cho Thị Mầu gieo oan,khẳng định sự trong sạch này để chứng minh cho oan trái kia nhằm đưa lại cái hậu cho Thị Kính. Danh dự đích thực của Thị Kính phải đánh đổi bằng cả đời người chứ đâu chỉ ngày một ngày hai. Còn như Vũ Nương, khi chồng nóng giận đã được một cộng đồng người bên cạnh chở che, ôm ấp, vậy nhưng bỏ qua những điều quí giá, nàng đã vội tìm đến cái chết. Trong khi đó, Thị Kính, dù bế tắc đến tận cùng cũng tìm cho mình lối thoát tích cực, một lối thoát ít ra thì cũng giữ gìn hình hài cha mẹ ban cho. Bởi thế, không thể biện hộ cho Vũ Nương rằngkhông có lựa chọn nào khác .
Qua phân tích bi kịch ghen tuông trong Chuyện người con gái Nam Xương, ta nhận thấy Nguyễn Dữ đang gợi cho người đọc những suy nghĩ, đánh giá về nhân vật Vũ Nương một cách công bằng, khách quan nhất. Đặt trong sự so sánh về cách xây dựng nhân vật của hai tác phẩm ở bi kịch ghen tuông, người đọc dễ nhận thấy dụng ý hoàn toàn khác nhau. Nếu như ở Vợ chàng Trương, Vũ Thị Thiết đứng trước oan trái không thể làm chủ được nên đã tìm đến cái chết để giải thoát bản thân thì ở Chuyện người con gái Nam Xương, Vũ Nương đứng trước oan trái vẫn bình tĩnh, chủ động trong việc lựa chọn cái chết để chứng minh sự hoàn hảo của mình và trừng phạt chồng theo cách của người đàn bà vì to nư mà sẵn sàng rũ bỏ tất cả. Có phải bằng cách xây dựng nhân vật theo cách rất độc đáo của mình, từ cái chết của Vũ Nương, Nguyễn Dữ gợi ý cho người đọc tìm hiểu mặt trái bản tính thùy mị, nết na của nàng, để từ đó có cái nhìn lí tính hơn về nhân vật này?
II. Về phương diện nghệ thuật
1. Cách xây dựng hình ảnh chiếc bóng
Ở tác phẩm Vợ chàng Trương, chiếc bóng xuất hiện hai lần theo thứ tự thời gian. Lần thứ nhất: Có những hôm phải chong đèn khâu vá dọn dẹp và nô đùa với con. Những lúc con khóc nàng thường chỉ vào bóng của mình trên vách mà bảo: “Nín đi con! Kìa, kìa bố đã về. Đấy! Đấy!”. Đứa bé nhìn vào bóng, nín bặt. Cứ như thế, lâu dần thành thói quen. Thằng Đản thường đòi gặp bố trước khi đi ngủ. Cái bóng đen đen trên tường từ đấy đối với cả mẹ lẫn con như một người thân thích. Lần thứ hai: Tối lại, thằng bé khóc. Trương Sinh thắp đèn dỗ cho con nín. Chợt thằng bé kêu lên: “Ồ, bố Đản đã đến kia kìa!”. Trương Sinh hỏi: “Đâu con”. Nó trỏ vào bóng chàng trên vách mà nói: “Đấy! Đấy!”. Ở tác phẩm dân gian, chiếc bóng đã được nói đến ở lần thứ nhất, trong câu chuyện hai mẹ con, vì thế nên khi bé Đản kể với bố về người đàn ông xuất hiện mỗi tối, người đọc đã hiểu ngay vấn đề của mối nghi ngờ từ chỗ cái bóng. Cũng vì thế, tình tiết truyện không tạo nên sự gay cấn cho người đọc.
Nhưng với Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã cắt bỏ ở Vợ chàng Trương chi tiết chiếc bóng xuất hiện lần thứ nhất, nên tạo cho người đọc hồi hộp khi dõi theo câu chuyện để xem mấu chốt bi kịch như thế nào. Mãi đến khi kết thúc truyện, người đọc mới bất ngờ nhận ra nỗi oan của Vũ Nương bắt đầu từ cái bóng. Chính cách xây dựng hình ảnh chiếc bóng thay đổi như thế, tác phẩm đã tạo nên sự dồn nén tâm lí cho độc giả. Tính kịch tính của bi kịch đã tăng độ hấp dẫn cho câu chuyện.
1. Thay đổi kết cấu
Ở Vợ chàng Trương, kết cấu truyện đơn giản. Các sự việc được sắp xếp theo trật tự thời gian nên không gây sự bất ngờ cho người đọc. Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn thường gặp ở mô tip truyện cổ tích: Chàng nhận ra nỗi oan tày trời của vợ chỉ vì lòng ghen tuông nóng nảy của mình.
Nhưng đã muộn mất rồi, còn làm gì được nữa. Chàng chỉ còn biết ngày ngày ẵm con nhìn xuống dòng sông mà khóc.
Từ đó chàng ở vậy nuôi con không lấy vợ khác.Về sau người ta dựng ở bến Hoàng-giang một cái miếu thờ nàng Vũ Thị Thiết, quen gọi là miếu Vợ chồng Trương
Chính kết cấu này đã tạo nên một kết thúc có hậu. Chàng Trương đã hối hận về hành động của mình. Không chỉ nỗi oan của Vũ Thị Thiết được sáng tỏ, mà trong lòng Trương Sinh mãi mãi có nàng. Và điều đặc biệt hơn nữa, phẩm chất nàng đã được đề cao trong lòng người bằng tất cả sự tôn thờ.
Còn ở Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thêm vào chi tiết li kì, tạo nên kết cấu hoàn toàn khác so với Vợ chàng Trương. Với lối sử dụng kết cấu mở, Nguyễn Dữ đã gợi cho người đọc bao suy ngẫm và cũng là cách tác giả khẳng định ý đồ bộc lộ tư tưởng chủ đề của Chuyện người con gái Nam Xương khác Vợ chàng Trương.
Câu chuyện li kì nơi thủy cung mở ra, cũng là thêm một lần tác giả đề cao vị thế của Vũ Nương trong xã hội nhằm chứa đựng hàm ý trong cách xây dựng nhân vật của tác giả. Từ góc nhìn của người hàng xóm Phan Lang nơi thủy cung, nàng là người phụ nữ quyền quí. Như thế, vị thế cao sang của nàng trong gia đình, dòng tộc và xã hội, – niềm mơ ước của bao người, dù có sang thế giới khác vẫn không hề mất đi. Bằng sáng tạo nghệ thuật, tác giả đã làm nên sự thống nhất từ cách thêm những chi tiết trong mối quan hệ hôn nhân của nàng. Chỉ trong Chuyện người con gái Nam Xương, nàng mới được làm vợ, làm dâu trong một gia đình dòng dõi. Từ chỗ vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, nhưng nơi nàng nương tựa không phân biệt đối xử, điều thường thấy trong xã hội phong kiến luôn coi trọng “môn đăng hộ đối”. Nơi nàng nương tựa có người chồng biếtmến vì dung hạnh nàng, đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Nơi nàng nương tựa có một người mẹ chồng dù trước khi trút hơi thở cuối cùng vẫn nuôi hi vọng vào đức hạnh con của con dâu sẽ đem lại giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Từ chỗcon nhà nghèo khó được nâng lên địa vị cao sang với nhiều điều may mắn khác, sao nàng không biết cộng trừ nhân chia trong cái được, cái mất để nhận ra đâu là phần hơn, kém, đích thực của giá trị cuộc sống? Chuyện xảy ra, để hả cơn nư của mình, nàng chỉ bám vào lỗi chồng để đổ vạ, trừng phạt mà không biết trân trọng, quí giá những thứ mình đang có. Bởi thế, ngay việc nâng nàng lên tầm quyền quí qua tên gọi Vũ Nương rồi để nàng xử sự như vậy, Nguyễn Dữ đã hướng người đọc nhận thức về một kiểu dạng người vợ to nư trong cuộc sống, vì một biến cố đã sẵn sàng đánh đổi mọi thứ mà không hề nuối tiếc.
Câu chuyện li kì nơi thủy cung mở ra, qua cuộc trò chuyện với Phan Lang, ta thấy một người mẹ cạn tình đến mức không dành một chút quan tâm sau chót cho con. Có phải để tập trung vào chủ đề, truyện xây dựng hình ảnh người đàn bà to nư và chỉ biết đến hận thù mà từ khi xuất hiện bi kịch, Nguyễn Dữ không để cho Vũ Nương một lần nhắc đến đứa con thơ dại? Có phải cơn nư và sự thù hận trong mỗi con người đã giết đi tất cả mọi thứ, kể cả tình mẫu tử thiêng liêng?
Từ câu chuyện li kì nơi thủy cung, ta thấy cái đẹp cũng không cảm hóa được tâm hồn Vũ Nương. Tác giả xây dựng cho nàng một cuộc sống ở thủy cung hoàn mĩ.Nơi ấy, nàng là một trong số những mĩ nhân, quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ đầy sang trọng được tham gia trong những cuộc yến tiệc quan trọng. Nơi ấy đã đáp ứng mọi điều kiện thuận lợi nhất theo ý muốn của nàng. Hình ảnh nàng xuất hiện khi trở về bến Hoàng Giang Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông như một nữ hoàng. Được đề cao đến mức ấy, nhưng cái đẹp vẫn không đủ sức cảm hóa nàng. Nàng đã sống trong sự lừa dối. Khi không muốn về lại nhân gian, nàng đã trả lời với Trương Sinh: Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa. Lời này thật mâu thuẫn với ý định của nàng trước đó. Khi mới gặp Phan Lang ở thủy cung, trong cuộc trò chuyện, Phan Lang khuyên: “Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước. Nay thóc cũ không còn, thóc mới vừa gặt, há lại không tưởng nhớ đến quê hương ư?”. Vũ Nương nói: “Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa”. Trong thâm tâm, nàng không về vì đang ôm mối hận chàng Trương chứ đâu phải vì đức Linh Phi! Rồi nàngquả quyết đổi giọng mà rằng: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiến xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”. Sao đã thề sống chết cũng không bỏ, vậy mà giờ nàngtất phải tìm về có ngày? Vậy ra, nàng đã sống không thủy chung với lời thề ấy! Nàng đã lừa dối Linh Phi, người cho nàng thêm một lần sự sống.Với những biểu hiện ấy, ta thấy rằng, đối với nàng chẳng có gì là đáng quí, thiêng liêng. Rồi nàng tiếp tục lừa dối, gieo hi vọng cho Trương Sinh. Khi gửi tín vật cho Phan Lang, Vũ Nương dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”. Nàng đã trở về, nhưng chỉ đủ cho người đời nhận thấy trong tiếc nuối rồi nhanh chóng biến mất trước sự ngỡ ngàng, bất ngờ! Sao nàng lại gieo hi vọng cho Trương Sinh và cướp đi niềm hi vọng ấy trong một con người đã biết ân hận, sám hối, chờ đợi, khao khát đúng kiểu của con người?(Vũ Nương, nhìn nhận và suy xét – Cùng tác giả). Tại sao nàng lừa đối Linh Phi và Trương Sinh như vậy? Có một sự giằng níu trong tâm lí và cuối cùng nàng đã quyết định chọn lựa ở lại thủy cung. Với quyết định ấy, cái ảo thực sự chiến thắng. Nguyễn Dữ đã xây dựng chi tiết ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương một cách rất thống nhất và logic. Một người không chấp nhận thử thách trước hiện thực cuộc sống, nên khi vắng chồng nàng chỉ ôm một cái bóng – ảo ảnh để khỏa lấp chỗ thiếu vắng tinh thần.Đến khi đứng trước bi kịch ghen tuông, với Vũ Nương, thời gian là thước đo phẩm hạnh, nhưng do vội vã và thiếu hiểu biết triết lí sống dân gian về luật nhân quả, kèm theo ý thức sống nương nhờ, sống ảo nên trước thực tế cuộc sống khi phải đối mặt với thử thách nàng đã không nhẫn nhịn để vượt qua (Vũ Nương, nhìn nhận và suy xét – Cùng tác giả). Vừa phát triển cốt truyện có sẵn, vừa sáng tạo thêm chi tiết li kì nối tiếp, Nguyễn Dữ cho ta thấy, với Vũ Nương, nàng chỉ sống phù hợp với cái ảo. Vì thế, với nhận xét: Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Chỉ là để trả lời câu hỏi ngây thơ của con, cũng để cho vơi nỗi nhớ, chứ đâu phải nàng sống ảo như ai đó đã phê phán nàng , chứng tỏ người viết chưa hiểu hết ý đồ của Nguyễn Dữ trong việc xây dựng nhân vật. Ta không có quyền chủ quan phê phán nàng sống ảo, chẳng qua cách xây dựng tình tiết truyện rất khách quan trong tác phẩm đã nói lên điều đó.
Từ câu chuyện li kì của Nguyễn Dữ, ta nhận thấy một chàng Trương, vẫn có lúc nóng giận nhưng đã hết lòng trong việc chuộc lại lỗi lầm. Dù chỉ qua tín vật và khâu trung gian, nhưng chàng sẵn sàng lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang để vợ trở về theo lời dặn. Làm điều ấy, Trương Sinh ắt phải đối mặt với họ hàng, bà con xóm làng, có nghĩa chàng sẵn sàng từ bỏ sĩ diện, mặc cảm, bảo thủ – điều ít xảy ra trong chế độ phong kiến nam quyền. Nếu như ở Vợ chàng Trương, chỉ có mỗi mình chàng Trương biết nỗi oan của nàng, thì ởChuyện người con gái Nam Xương, với thời gian và không gian ấy, danh dự của nàng được trả lại giữa sự chứng giám của trời cao, đất rộng. Vậy nhưng nàng không về, bởi nơi nhân gian, là cuộc sống con người, nàng sẽ không tránh khỏi những thử thách. Mà nếu trở về, gặp thử thách, nàng sẽ tiếp tục xử sự như thế. Từ việc Trương Sinh lập đàn tràng, ta nhận ra một nghịch lí trong cuộc sống. Người được coi là thùy mị, nết na như Vũ Nương, khi đối mặt với thử thách không có ý thức vượt qua, trái lại đã trở nên vô cảm và tàn nhẫn. Còn một người ít học, vũ phu như Trương Sinh, khi xảy ra sai lầm đã có ý thức sửa mình, sẵn sàng vượt qua bản thân để hướng tới điều tốt đẹp. Phải chăng tác phẩm đang nhắc chúng ta phải có cái nhìn khách quan trong việc đánh giá nhân vật?
Xây dựng câu chuyện li kì nơi thủy cung, tác giả đã tạo nên một kết thúc mở cho truyện. Một Vũ Nương đã từng biết lễ bái thần phật mà sao nàng không sợ luật nhân – quả? Hẳn rằng sự lừa dối và cạn tình của nàng sẽ làm cho hình ảnh nàng trong lòng chàng Trương mất đi. Với Nguyễn Dữ, bỏ chi tiết dựng miếu thờ ở bến Hoàng Giang ở nguyên tác cũng là cách ông bày tỏ thái độ rất rõ rệt đối với nhân vật Vũ Nương.
Xây dựng Chuyện người con gái Nam Xương với kết cấu như thế, truyện đã hấp dẫn người đọc bởi những tình tiết bất ngờ thú vị. Điều sâu xa hơn, Nguyễn Dữ đã để cho độc giả nhận thức về một loại hình nhân vật rất gần gũi trong cuộc sống. Người đọc nghĩ gì về cách xây dựng nhân vật của tác giả ở phần giới thiệu ban đầu (Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp) và ở phần kết thúc truyện, khi có cơ hội tốt đẹp để trở về cuộc sống nhưng sẵn sàng chối bỏ (Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất)? Qua tìm hiểu chi tiết li kì ở thủy cung trong Chuyện người con gái Nam Xương thì ý kiến của Nguyễn Nam: chính phần sau ấy (trong đó nàng Vũ thác thiêng thành thần) là cơ sở cho việc thánh hóa người thiếu phụ nhân bản này, tạo cho nàng một thần phả với gốc tích tiên nương .
Phần sáng tạo có tính hoang đường ấy ngoài việc tăng hấp dẫn cho câu chuyện, còn chuyển tải được ý đồ của nhà văn về cái gọi là kết thúc có hậu liệu có phản ánh đúng ý đồ sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ?
Tìm hiểu mối liên hệ của hai tác phẩm, ta thấy nhân vật Vũ Thị Thiết trong Vợ chàng Trương đã để lại sự thương cảm cho bao người. Và không phải ngẫu nhiên mà trong truyện Vợ chàng Trương, tác giả dân gianđã kể về cái miếu thờ vợ chàng Trương. Còn đọc Chuyện người con gái Nam Xương, người đọc dễ bị đánh lừa cái vỏ bọc thùy mị, nết na của Vũ Nương.Ta không thể hoàn toàn phủ nhận nàng, bởi nhân vật Vũ Nương vẫn có đầy đủ yếu tố công, dung, ngôn, hạnh nhưng chỉ biểu hiện một cách mờ nhạt trong đời thường phẳng lặng, bình yên (Vũ Nương, nhìn nhận và suy xét – Cùng tác giả). Mỗi thử thách, chướng ngại trong cuộc sống là câu chuyện thường nhật của con người, nàng không có ý thức đối mặt với nó thì chỗ nhân gian cũng chẳng thể có chỗ cho nàng. Phải chăng sáng tạo Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đang dẫn dắt chúng ta có một cái nhìn đa chiều trong đánh giá nhân vật. Cùng một bi kịch ghen tuông, cùng một cái chết như nhau, nhưng trạng thái tâm lí trong xử lí tình huống khác nhau sẽ làm bản chất sự việc hoàn toàn thay đổi. Thay bằng sự tôn thờ (miếu thờ vợ chàng Trương), người đọc ám ảnh về hình ảnh một Vũ Nương, vì cơn nư của mình đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dựa vào cốt truyện có sẵn rồi nhào nặn lại thành câu chuyện riêng của mình, Chuyện người con gái Nam Xương luôn gây cảm hứng cho người đọc. Bỏ qua sự hời hợt để tìm hiểu Chuyện người con gái Nam Xương một cách thấu đáo nhất, việc đánh giá theo hướng lên án nhân vật này xem ra cũng có lí. Bởi, hơn gì hết, cách thức sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ sẽ giúp ta có một cái nhìn bản chất về hướng đánh giá nhân vật trong tác phẩm của ông. Đọc Chuyện người con gái Nam Xương, đôi khi chúng ta, vì chính “cái bẫy phi logic” trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà nhìn nhận nhân vật theo cái nhìn cảm tính.
Tìm hiểu cách xây dựng Chuyện người con gái Nam Xương, đặt trong sự so sánh với Vợ chàng Trương, ta thấy cùng chung một cốt truyện nhưng mỗi tác phẩm lại có một cách lí giải khác nhau. Ở truyện dân gian nói chung và Vợ chàng Trươngnói riêng, cốt truyện thường đơn giản, phạm vi phản ánh cũng đơn chiều. Nhưng ở văn học viết, dấu ấn cá nhân thể hiện rất rõ trong tác phẩm, cũng là cách tác giả gửi gắm quan niệm sống hay một tư tưởng, mà nhiều khi những thông điệp ấy luôn gây sự tranh cãi cho độc giả. Tác phẩm càng độc đáo thì cách đọc càng đa dạng, phong phú. Với Nguyễn Dữ, một nhà văn lớn, khi dựa vào cốt truyện Vợ chàng Trươngđể sáng tạo nên tác phẩm của mình, ông đã rất linh hoạt trong việc thêm, bớt, thay đổi các tình tiết để tạo nên một Chuyện người con gái Nam Xương mang nét đặc trưng riêng, mang tính gợi mở cao. Như vậy là nàng Vũ chết đã hơn 500 năm, mà xem chừng cuộc sống và cái chết của nàng chưa phải là hết chuyện để nói, nhưng nói như thế nào lại tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mĩ của mỗi người trong quá trình tiếp nhận văn chương. Nhưng cũng cần phải hiểu rằng, văn chương luôn có cái lí của nó.
Từ Chuyện người con gái Nam Xương, tìm hiểu thêm các áng văn Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục, ta thấy tác giả đã đa dạng hóa các kiểu nhân vật. Có thể cùng nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến nhưng ở truyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu và Chuyện người con gái Nam Xương, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng biệt. Nếu như ở Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đề cập kiểu người phụ nữ không ý thức điều may mắn của mình, để rồi trước thử thách, vì cơn nư trỗi dậy đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, thì trong Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, ông lại xây dựng kiểu người phụ nữ mang bản chất hoàn toàn khác. Nhị Khanh dù đứng trước bi kịch đau đớn nhất do chồng gây ra đã thà chết chứ không có ý định bỏ chồng để ngả vào tay kẻ giàu có. Do một lỗi lầm mà phải lựa chọn cái chết, nhưng Nhị Khanh không ôm mối hận. Dù ở cõi khác nhưng nàng vẫn dõi theo bước chân chồng, có cơ hội là giúp chồng thức tỉnh làm việc tốt.Trọng Quỳ từ chỗ quen thân phóng lãng, thuộc tính chơi bời, sẵn sàng đưa vợ lên canh bạc, vậy mà kết thúc câu chuyện lại là người biết chăm chỉ nuôi hai con cho nên người.Từ những câu chuyện trên, ta thấy trong xã hội phong kiến nam quyền, mỗi người phụ nữ đều có một bi kịch, dù cách giải quyết bi kịch giống nhau về hiện tượng, nhưng bản chất thì hoàn toàn khác.Điều đặc biệt trong hai tác phẩm là mỗi bi kịch của người phụ nữ đều do người chồng đem đến, nhưng kết thúc câu chuyện, những người đàn ông đều bước qua chính mình, ăn năn hối lỗi và hướng đến điều tốt. Như thế, dù sống trong xã hội luôn đề cao nam quyền nhưng họ đã bắt đầu bớt đi tính bảo thủ. Trương Sinh sẵn sàng làm theo lời vợ nhắn gửi, Trọng Quỳ nghe lời Nhị Khanh mà biết đem lại điều ý nghĩa cho cuộc sống. Qua cách xây dựng nhân vật Trương Sinh và Trọng Quì, ta thấy chế độ nam quyền đã được nới lỏng trong tác phẩm của Nguyễn Dữ. Chế độ nam quyền được nới lỏng thì người phụ nữ cũng bớt đi thiệt thòi, đó chẳng phải là tiếng nói nhân đạo, tôn trọng quyền sống của người phụ nữ được nhà văn gửi gắm khéo léo vào tác phẩm của mình hay sao? Bởi thế, với nhận xét: Song với “Chuyện người con gái Nam Xương” và truyện nữa trong “Truyền kỳ mạn lục” là “Người nghĩa phụ ở Khoái Châu”, câu chuyện kể về nàng Nhị Khanh bị chồng gá bạc nhục nhã tìm đến cái chết để giải thoát, Nguyễn Dữ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ thời ông sống phải chịu nhiều bất công, phải chịu sự nghiệt ngã của số phận (Trần Thị Bích Hà, nguồn http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/vu-nuong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du-cuoc-song-va-cai-chet) thì e rằng người viết chỉ mới có cái nhìn mờ nhạt về hai tác phẩm ấy. Vẫn biết hiện thực phũ phàng, nhưng khi đối mặt với nó, con người biết nhìn nhận và giải quyết ra sao thì mới là điều đáng nói.
Bằng sức mạnh riêng của nghệ thuật, nhà văn đã đưa nhân vật từ nơi u tối ra miền ánh sáng,. Đó chính là điều Nguyễn Dữ đã làm trong Chuyện người con gái Nam Xương vàNgười nghĩa phụ ở Khoái Châu. Có phải, đó chính là cái đẹp của văn chương?
Giống:
+Nội dung: Đều bắt nguồn từ truyện cổ tích, có những chi tiết giống truyện cổ tích và được kể lại 1 cách sống động hơn:
-Mối quan hệ vợ chồng:
+)Chàng Trương hay ghen tuông
+)Vợ hết lòng yêu thương mẹ chồng
-Bi kịch: Vì tính ghen tuông vợ chàng trương phải tự vẫn
+Nghệ thuật
-Xây dựng hình ảnh cái bóng
Bạn tham khảo nha:
Tinh thần nhân đạo đã trở thành linh hồn của nhiều tác phẩm văn học. Nội dung ấy được thể hiện dưới nhiều màu sắc, hình thức. Trong văn học trung đại, một trong những biểu hiện của tinh thần nhân đạo là tấm lòng nhân ái đối với số phận mong manh, nhiều bất hạnh của người phụ nữ. Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, nội dung đó được thể hiện qua tấm lòng trân trọng của tác giả đối với những vẻ đẹp dung dị, cao cả của người phụ nữ cũng như đồng cảm với những bất hạnh mà cuộc đời họ phải hứng chịu.
Người phụ nữ Việt Nam muôn đời nay được ngợi ca bởi vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo và tâm hồn đôn hậu bao dung. Người phụ nữ hiện lên trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng vậy. Đó là nàng Vũ Nương đẹp nết đẹp người và đầy tự trọng.
Nàng có một “tư dung tốt đẹp" nức tiếng xa gần. Chẳng vậy mà Trương Sinh - một người “con nhà hào phú” phải xin mẹ trăm lạng vàng rước nàng về làm vợ. Chẳng những vậy, nàng còn là người phụ nữ hiền hậu nết na, người vợ hiền, dâu thảo, người mẹ thương con.
Trong mối quan hệ vợ chồng hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.” Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không lần nào vợ chồng phải đến nỗi bất hoà”.Hai vợ chồng chia li, Vũ Nương một lòng nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. [...] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Như vậy là nàng không hề nghĩ đến vinh hoa phú quý, chỉ nghĩ đến chân thành với tình vợ chồng keo sơn. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".
Trương Sinh trở về, nghi cho Vũ Nương một cái oan thảm khốc; dùng những lời lẽ tàn nhẫn mà nhiếc móc nàng. Nhưng ngay cả khi ấy, Vũ Nương vẫn nói năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi mẹ chồng mất, nặng thương yêu, lo lắng chu toàn: “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”. Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động để khi mất, những lời cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu. Xưa nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “mẹ chồng con dâu” để chỉ mối quan hệ vốn không yên ấm giữa hai đối tượng này nhưng qua thái độ của người mẹ chồng đối với Vũ Nương người đọc thấu hiểu tấm lòng chân thành, sâu sắc đối với mẹ chồng của nàng.
Với con, Vũ Nương đã hết sức nuôi dạy, bảo ban, thương yêu và chiều chuộng con (để đến nỗi một trong những hành động vô tư của nàng đã trở thành nguyên nhân buộc nàng tự vẫn...).
Không chỉ vậy, với tư cách là một cá nhân trong xã hội, ở Vũ Nương còn nổi bật lên lòng tự trọng đầy cảm động. Bị chồng hiểu lầm, bị hàm oan tức tưởi, dẫu vẫn còn khao khát hạnh phúc trần gian nhưng Vũ Nương đã chọn cái chết để chứng minh phẩm tiết trong sạch của mình. Hành động này cho thấy lòng tự trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ đáng trân trọng này.
Ngợi ca vẻ đẹp của “người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã góp tiếng nói chung vào cảm hứng ngợi ca người phụ nữ đầy nhân văn của văn học trung đại. Bên cạnh Vũ Nương của Nguyễn Dữ ta còn có thể kể đến chị em Thúy Kiều, Thúy Vân của Nguyễn Du, người chinh phụ trong thơ của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm,...
Nhưng trong xã hội phong kiến thời kì suy sụp, thối nát, cái đẹp thường đi liền với nỗi bất hạnh và những tai họa khôn lường: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Khi ấy, văn học lại cất lên tiếng nói đồng cảm với những thân phận bị “gió dập sóng vùi” chẳng biết “tấp vào đâu”.
Nàng Vũ Nương của Nguyễn Dữ cũng phải hứng chịu nhiều bất hạnh.
Trước hết, nàng có một cuộc hôn nhân không được lựa chọn. Với vẻ đẹp vốn có, đáng ra nàng phải được kén một tấm chồng đức tài tương xứng. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời lại chỉ dành cho nàng một gã Trương Sinh. Đó là một kẻ vô học nhưng giàu có “con nhà hào phú” “xin mẹ trăm lạng vàng” lấy nàng về làm vợ. Người phụ nữ vẹn toàn này không có quyền lựa chọn cho mình một người chồng tương xứng. Cuộc hôn nhân của nàng do vàng bạc mở đường, đó như một cuộc trao đổi, mua bán đầy tính thương mại.
Về đến nhà chồng, Vũ Nương phải hết sức giữ gìn trước con người rất mực đa nghi của Trương Sinh: “đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Nhưng hạnh phúc phải do cả hai bên vợ chồng cùng đắp vun gìn giữ. Sau mấy năm dài đằng đẵng mong ngóng chồng về, cái giá Vũ Nương nhận được thật quá chua xót.
Khi chồng đi lính, đêm đêm để con đỡ tủi và lòng mình đỡ nhớ, Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách rồi bảo con đó là cha nó. Nhưng thiện ý của nàng đã bị hiểu lầm. Nghe con nói kể về người cha đêm đêm vẫn đến của nó, Trương Sinh với tính đa nghi sẵn có đã hiểu oan cho tấm lòng thủy chung của Vũ Nương. Chàng ta vội nghe lời con trẻ mà không suy xét đúng sai: “Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Rồi hồ đồ, độc đoán không đếm xỉa đến những lời thanh minh của vợ, đối xử tệ bạc, vũ phu với Vũ Nương: “chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”.
Trước nỗi oan không gì giãi bày được (vì Trương Sinh không nói rõ nguyên cớ việc nổi giận của mình), cuộc đời Vũ Nương bế tắc: nếu sống thì phải mang cái tiếng phản chồng đầy ô nhục. Bởi vậy, dẫu vẫn còn khao khát vương vấn hạnh phúc trần gian, nàng đành chấp nhận cái chết, trầm mình xuống sông Hoàng Giang.
Thân phận nhỏ nhoi, bèo bọt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến là vậy, họ không được làm chủ cuộc sống của mình, luôn luôn là kẻ bị động, hứng chịu những oan khiên, cay đắng. Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi đến bao phong ba bão táp đã đi qua cuộc đời của những Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh, người cung nữ, người chinh phụ,... trong văn học trung đại.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm của Nguyễn Dữ không tiến xa hơn câu chuyện dân gian là mấy. Nguyễn Dữ đã vô cùng trăn trở với số phận của người con gái đa đoan trong tác phẩm của mình. Tin tưởng và yêu mến nhân vật, nhà văn đã để nàng gửi mình chốn cung mây dưới nước của Linh Phi. Chốn ấy dẫu chẳng được sum vầy cùng con trẻ, người thân song vẫn là nơi biết trọng những tâm hồn trong đẹp. Vũ Nương trở về nhân gian trong ánh sáng lung linh kì ảo của ánh nến, mặt nước diệu kì.
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã góp một tiếng nói nhân ái, nhân đạo để đòi quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến suy tàn. Chính cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm đã giúp “Chuyện người con gái Nam Xương” của ông đi suốt những năm tháng lịch sử thăng trầm của dân tộc.
Bài bạn Hoàng hay nhưng hơi dài !
( Ý kiến riêng nhé ! Đừng ném đá )