K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2017

Câu 1:

_ Các chuyển động của Trái Đất:

+ Chuyển động tự quay quanh trục.

+ Chuyển động quay quanh Mặt Trời.

_ Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

+ Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể.

_ Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.

+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Câu 2:

_ Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

_ Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài bề mặt Trái Đất.

Câu 3:

_ Núi là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất. Có độ cao trên 500m so với mực nước biển.

Núi trẻ

Núi già

Thời gian

Cách đây hàng chục triệu năm.

Cách đây hàng trăm triệu năm.

Hình thái

_ Đỉnh: Nhọn, cao

_ Sườn: Dốc

_ Thung lũng: Sâu, hẹp

_ Đỉnh: Tròn

_ Sườn: Thoải

_ Thung lũng: Rộng

Câu 4:

_ Chênh lệch múi giờ giữa khu vực giờ gốc và nước ta là:

7-0=7( múi giờ)

_Vì nước ta nằm ở khu vực phía đông kinh tuyến gốc nên khi ở nước ta là 12h thì lúc đó ở khu vực giờ gốc là: 12-7=5( giờ)

5 tháng 1 2018

đúng zùi

11 tháng 12 2017

- Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản ứng hóa học…

II. Tác động của nội lực
Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...

. Ngoại lực
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

II. Tác động của ngoại lực
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……

11 tháng 12 2017

tick mk nha!!

28 tháng 12 2017

Vì nội lực đươc sinh ra ở trong lòng đất, làm cho bề mặt trái đất bị lồi nhô cao lên trên mặt đất; ngoại lực sinh ra ở trên mặt đất, làm cho TĐ bị lõm xuống nứt nẻ

28 tháng 12 2017

Câu hỏi : Tại sao nói nội lực và ngoài lực là hai lực đối nghịch nhau ? Cho ví dụ .

Trả lời :

- Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất được san bằng , hạ thấp địa hình .

- Tác động của nội lực làm cho bề mặt Trái Đất nâng lên gồ ghề .

=> Chính vì điều đó người ta mới nói rằng : " Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau . "

Ví dụ :

- Tác động của nội lực sẽ tạo ra các địa hình núi , vùng trũng thấp .

- Tác dụng của ngoại lực sẽ tạo ra các địa hình bằng phẳng hoaawcj bị bào mòn , san bằng hoặc bị hạ thấp xuống hơn .

Chọn D

15 tháng 1 2022

D

30 tháng 10 2023

Câu trả lời là:

- Trái đất tự quay theo một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66°33' trên bề mặt phẳng quỹ đạo.

- Hướng tự quay là từ Tây sang Đông.

- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24h (một ngày, đêm).

31 tháng 10 2023

- Trái Đất không ngừng quanh quanh trục tưởng tượng. Trong quá trình tự quay, Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33'.
- Trái Đất hoàn thành một vòng quay trong khoảng 24 giờ.
- Trái Đất quay theo hướng từ Tây sang Đông
- Tốc độ tự quay của Trái Đất đang giảm dần theo thời gian. Một trong những nguyên nhân là tác động của lực triều từ Mặt Trăng.

5 tháng 12 2017

*. Khác nhau :

Nội lực Ngoại lực
- Là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Là những lực sinh ra ở bên ngoài , trên bề mặt Trái Đất.
- Làm đá uốn nếp, nén ép và đứt gãy hoặc đẩy vật chất ở dưới sâu ra ngoài mặt đất. - Gồm hai quá trình phong hóa và xâm thực.
- Làm bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn. - Làm bề mặt Trái Đất có xu hướng hạ thấp và san bằng.

10 tháng 4 2018

Trả lời:

image

10 tháng 4 2018

Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió thường xuyên nào?

Nước ta chịu ảnh hưởng của gió Tín phong, gió Lào, gió mùa đông bắc từ phía bắc, gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben gan.

25 tháng 4 2016


Độ mặn đó là do các loại muối từ đất liền đưa ra qua nhiều năm
 

24 tháng 4 2016

là do muối và các chất khoáng ở lục địa đưa ra

26 tháng 4 2019

a. Quá trình tạo thành mây, mưa:

– Không khí bốc lên cao bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây.

– Gặp điều kiện thuận lợi hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

b. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:

– Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

+ Nơi mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vĩ độ thấp).

+ Nơi mưa ít nhất ở 2 vùng: vùng cực Bắc và vùng cực Nam (vĩ độ cao).

26 tháng 4 2019

- Qúa trình hình thành mây , mưa là :

+ Khi không khí bốc lên cao , bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây

+ Gặp điều kiện thuận lợi , hơi nước tiếp tục ngưng tụ thành các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất tạo thành mưa

- Sự phận bố lượng mưa trên Trái Đất là :

+ Phân bố không đồng đều

+ Mưa nhiều ở vùng xích đạo

+ Mưa ít ở vùng cực và gần cực