Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên một thửa ruộng, một nửa trồng su hào, một nửa trồng khoai tây có gọi là xen canh không? Vì sao?
* Trên một thửa ruộng, một nửa trồng su hào, một nửa trồng khoai tây thì không được gọi là xen canh vì :
+ Theo định nghĩa thì phải trồng làm sao để sử dụng đất và ánh sáng,.. một cách hợp lí. Mà 2 loại củ trồng dưới đất sẽ không phải sử dụng đất và ánh sáng hợp lí.
có vì xen canh là phương thức canh tác vận dụng được đất đai,ánh sáng ,điều hòa dinh dưỡng giữa các loại cây trồng,cải tạo đất và làm giảm sâu ,bệnh phá hại
Kỹ thuật canh tác ( hay còn gọi là biện pháp canh tác ) là một trong những cách thức phòng trừ tổng hợp dịch hại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cây trồng. Biện pháp này là do tác động của con người từ khi gieo mầm đến khi thu hoạch cây trồng.
Biện pháp canh tác bao gồm các hoạt động của con người liên quan đến việc trồng cây nông nghiệp, bắt đầu từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch mùa màng. Tất cả các kỹ thuật canh tác không chỉ tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà còn ngăn ngừa sự ảnh hưởng lây lan của các sinh vật gây bệnh khác.
Các biện pháp canh tác chủ yếu nhằm bảo vệ thực vật được nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp cây trồng phát triển tăng trưởng mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát sinh lây lan mầm bệnh của dịch hại.
Kỹ thuật làm đất canh tác sản sinh nhiều dinh dưỡng tốt nuôi cây trồng và tạo điều kiện môi trường sinh sống thuận lợi cho nhiều loại sinh vật, nâng cao tính đa dạng sinh học.
Tuỳ vào từng loại đất và đặc điểm của thực vật khác nhau mà kỹ thuật, cách thức và chế độ dinh dưỡng đất cũng sẽ khác nhau. Việc làm đất sẽ bao gồm một số kỹ thuật thường thấy như: cày, bừa, san phẳng, đập nhỏ và lên luống.
Hình thức cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng mang lại ý nghĩa rất lớn đối với việc diệt trừ các sinh vật gây hại còn sống sọt và tồn tại ngầm trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt các sinh vật phá hoại mùa màng được đưa từ các lớp đất sâu lên trên mặt đất.
2. Luân canh cây trồngLuân canh là hệ thống canh tác trồng luân phiên thay đổi các loại cây trồng khác nhau trên cùng một khu đất nhằm sử dụng nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất một cách hợp lý nhằm mục đích nâng cao năng suất cây trồng đồng thời có thể tạo ra một môi trường bất lợi cho sự tích luỹ sâu bệnh ở các vụ mùa hoặc năm tiếp theo trong chu kỳ luân canh. Đối với những loài sinh vật chỉ chuyên gây hại trên một loại cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các loài cây trồng khác nhau liên tiếp xen kẽ, chúng không thể sinh sôi được nên bị chết nhiều.
Hệ thống luân canh cây trồng đòi hỏi người làm nông phải sắp xếp, bố trí, chọn cây trồng thích hợp để luân, xen canh trên một vụ đầu và không gian trong một thời điểm để loại trừ, ngăn chặn các loài sinh vật gây hại hoặc chí ít hạn chế tác hại của chúng đến mức thấp nhất. Một số loại cây có khả năng tiết ra chất kháng sinh vào đất có thể tiêu diệt một số loài sinh vật và tuyến trùng trong đất.
3. Xen canh, Đa canhXen canh là hệ thống canh tác phải trồng đồng thời nhiều loại giống cây khác nhau trên cùng một khu đất. Xen canh không những là biện pháp hiệu quả giúp làm giảm tối đa thiệt hại từ sâu bệnh gây ra mà còn tối ưu hoá các điều kiện ánh sáng, đất, nước và chất dinh dưỡng, giúp nhà nông có thể tăng năng suất cây trồng
Phải chọn những loại cây xen canh thích hợp với nhau sao cho chúng đều đem lại lợi ích cho cả hai hoặc ít nhất không gây ảnh hưởng xấu, phá hoại nhau.
Đa canh là hình thức trồng đồng thời nhiều loài cây trên cùng một khu đồng ruộng, vườn. Xét về bản chất cơ bản nó cũng khá tương tự như xen canh ( trồng nhiều loài cây ).
Điểm khác nhau giữa hai cách làm này là về quy mô thực hiện. xen canh là đồng thời xen kẽ nhiều loại cây trên cùng một khu đất còn đa canh là trồng nhiều loại cây trên một khu đồn. Chọn và bố trí cây trồng hợp lý không chỉ mang lại hiệu quả năng suất thu hoạch mà còn tạo điều kiện giúp ngăn chặn sự phát sinh và lây lan của nhiều loại sâu bệnh chuyên tính. Đa canh phải được thực hiện do nhiều hộ nông dân trên một một khu có quy mô diện tích đủ lớn mới mang lại hiệu quả thiết thực.
4. Thời vụ gieo trồng hợp lýThời vụ gieo trồng hợp lý ở mỗi địa phương dựa vào những yếu tố thời tiết, khí hậu, đặc điểm phát sinh của các mầm sâu bệnh, tập quán, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân tại chính địa phương đó.
Đây cũng là cách thức tạo nên sự lệch pha và tình trạng mất cân bằng đối với sự phát triển của sâu bệnh, làm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Nếu biết cách bố trí hợp lý thời vụ thì sẽ tạo thêm điều kiện để sử dụng tốt tài nguyên khí tượng thuỷ văn, phân bố lao động đều phù hợp theo thời gian, và khai thác tận dụng tốt tiềm năng đất đai.
5. Mật độ gieo trồng thích hợpMật độ gieo trồng thích hợp được xác định căn cứ vào các yếu tố chính như: loại đất, loại giống cây trồng, mùa vụ và đặc biệt là tình hình sâu bệnh, cỏ dại phụ thuộc vào từng địa phương.
Cơ cấu và phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp điều kiện “thiên thời địa lợi” các loại sinh vật gây hại tiềm ẩn sẽ phát triển mạnh hơn, chúng sinh sản hàng loạt và thậm chí tạo thành một trận dịch bệnh có mang nhiều rủi ro, nguy hiểm đến mùa vụ thu hoạch. Đối với từng loại sâu bệnh, không phải loại cây nào chúng cũng có thể ăn được mà chúng chỉ có thể ăn một số loại cây nhất định. Vì vậy, khi trên đồng có nhiều loài cây khác nhau sẽ gây trở ngại trong việc sinh trưởng của chúng
Không nên trồng những loại cây có họ hàng gần có cùng đặc tính giống nhau ở sát cạnh nhau. Vì như vậy, những loài sinh vật sẽ có cơ hội lây lan từ cây này sang cây khác.
6. Sử dụng phân bón hợp lýĐảm bảo tỷ lệ phân bón cân đối. Bón đúng liều lượng theo tiêu chuẩn phù hợp với tuỳ trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để hướng đến mục đích nông nghiệp sạch, cần tăng cường phân bón hữu cơ, kết hợp sử dụng các loại phân vô cơ từ các doanh nghiệp phân bón uy tín để chúng bổ trợ cho nhau nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản cho ra đời tốt hơn. Tuy nhiên, không nên bón quá nhiều đạm cho cây trồng vì khi đạm thừa cũng sẽ làm chậm quá trình “đơm hoa kết trái” của cây, quả chậm chín, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật dễ tấn công, xâm nhập.
7. Trồng cây bẫyCây bẫy như đúng với tên là những loại cây được trồng như giăng một “cái bẫy” để “tung hoả mù” thu hút các loại côn trùng gây hại hoặc tuyến trùng thực vật nhằm mục đích tập trung chúng vào một nơi để “diệt cỏ tận gốc ”, ngăn chặn sự xâm nhập lây lan của chúng sang các cây trồng thu hoạch chính.
Cây bẫy có thể được trồng xem vào cây trồng chính hoặc có thể cùng loại cây trồn, nhưng dùng giống chín sớm hoặc được trồng ở thời vụ sớm. Chúng được trồng trên một diện tích đất nhỏ, khoảng 1-2% so vớ tổng diện tích cây trồng thu mùa chính.
8. Các biện pháp khácNhững thao tác riêng lẻ nhỏ chăm sóc như vun xới, tỉa cành, bấm ngọn nhằm mục đích chính là thúc đẩy và điều hoà quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất kinh tế cao.
Câu 11: Phương pháp sản xuất thức ăn giảu gluxit là:
A. Luân canh, gối vụ lúa, ngô, khoai, sắn
B. Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu
C. Trồng nhiều rau, cỏ
D. Tận dụng rơm, rạ, thân ngô, bã mía
Câu 12: Đây là thức ăn nào ? Biết tỉ lệ nước và chất khô: Nước là 89,40%, chất khô là 10,60%
A. Rơm, lúa
B. Khoai lang
C. Rau muống
D. Bột cá
Câu 13: Thức ăn nào sau đây có nguồn gốc thực vật:
A. Giun, rau, bột sắn
B. Thức ăn hỗn hợp, cám, rau
C. Cám, bột ngô, rau
D. Gạo, bột cá, rau xanh
Câu 14: Trong hỗn hợp thức ăn cho lợn không gồm có loại thức ăn sau:
A. Cám
B. Bột tôm
C. Premic khoáng
D. Ngô
Câu 15: Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ:
A. Nước
B. Axit amin
C. Dường đơn
D. Ion khoáng
Câu 16: Gluxit trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ ?
A. Axit amin
B. Ion khoáng
C. Nước
D. Đường đơn
không.vì khi trồng cùng lúc hai loại cây này thì sẽ không tiết kiện được ánh sang diện tích đất chất dinh dưỡng...