Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì ít mối quan hệ nên khó gặp anh chị đã học ngành đó.
Việc đọc thông tin tuyển sinh cũng như đọc về tin tức trên website trường, fanpage trường sẽ đễ dàng hơn.
Học sinh tự thực hiện.
Gợi ý: Những vấn đề bản thân gặp khó khăn trong việc chọn nghề, định hướng học tập:
- Lựa chọn trường đại học phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của gia đình.
- Lựa chọn khu vực học.
- Phân vân giữa việc học khối tự nhiên hay khối xã hội.
- ….
Vấn đề khó khăn là chưa biết mình có thế mạnh nào, thích quá nhiều thứ, học các môn với lực học đều.
1 số câu hỏi: Việc học đều như thế mình nên chọn ngành theo tiêu chí nào? Mình chưa biết mình có khả năng hay năng khiếu gì đặc biệt, khác người vậy phải làm sao chọn nghề? Nghề A/ Ngành B/ Công việc D đó có thị trường việc làm và mức lương tốt chứ?
+ Các bước hình thành tư duy phản biện:
- Bước 1: Xác định vấn đề cần phản biện: đánh giá đúng nội dung, cách thức mà vấn đề đang đề cập để từ đó đưa ra tư duy phản biện phù hợp, logic, tránh lạc đề, lan man…
- Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan: sau khi xác định vấn đề, bước tiếp theo là thu thập thông tin dữ liệu; có thông tin, dữ liệu bạn mới có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về vấn đề để hình thành nên tư duy về vấn đề đó.
- Bước 3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá: sau khi đã thu thập thông tin, bạn cần phân tích và tổng hợp thông tin đó để đánh giá xem thông tin mình tìm đã phù hợp với vấn đề đang bàn luận hay chưa; thông tin đã giúp mình hình thành như nào tư duy phản biện và đánh giá, so sánh vấn đề ấy với vấn đề khác.
- Bước 4: Thể hiện quan điểm cá nhân: sau những bước trên, em nhận thấy vấn đề đó đã được mình giải quyết thấu đáo hay chưa hay còn cần chỉnh sửa và vấn đề đó có ý nghĩa như nào với cuộc sống của chúng ta. Từ đó, đưa ra kết luận về vấn đề cần bàn luận.
+ Ví dụ minh họa:
- Nhà văn sắp xếp ý tưởng cho các tình tiết của câu chuyện một cách hợp lý bằng cách xem xét động cơ và tính cách của các nhân vật.
- Chủ doanh nghiệp tính toán trước những ảnh hưởng do dịch Covid - 19 gây ra để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Huấn luyện viên bóng đá bàn luận giữa giờ để vạch ra chiến thuật mới để ghi bàn thắng vào lưới đối phương,...
- Chủ động chia sẻ khó khăn và thuận lợi trong học tập định hướng nghề nghiệp của mình (đặc biệt khi có sự chuyển hướng lựa chọn nghề nghiệp).
- Nói rõ những gì mình mong muốn, đặt những câu hỏi mình muốn tìm câu trả lời.
- Lắng nghe, phân tích và sàng lọc thông tin của người tham vấn.
- Lựa chọn những gì mình thấy phù hợp nhất với bản thân.
- Tiếp tục xin ý kiến về những gì mình vừa lựa chọn (các môn học, định hướng nghề, định hướng trường, phương thức tuyển sinh,...)
Những cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực:
+ Thay đổi thói quen: rèn luyện tâm trí theo suy nghĩ tích cực, nỗi sợ hãi sẻ không thể kiểm soát bạn nữa.
+ Cẩn trọng trong lời nói: trước khi quyết định thay đổi cách nói chuyện, bạn cần biết bản thân đang sử dụng lời nói nào
+ Tìm đến những người bạn ngưỡng mộ và lắng nghe những câu chuyện cảm hứng của họ
+ Điều chỉnh cách suy nghĩ trong mọi hoàn cảnh, luôn nhìn mọi chuyện theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp.
- Cách tìm hiểu các thông tin về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet.
+ Đọc các tài liệu tham khảo về nghề.
+ Quan sát thực tế thông qua tham quan.
+ Làm một số công việc của nghề.
+ Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.
+ Quay phim, chụp ảnh.
+ Hỏi người thân bạn bè
+ ….
- Cách giúp em thu nhập thông tin chính xác, hiệu quả: quan sát thực tế thông qua tham quan; phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi
Quan điểm của em về vấn đề: gia đình:
+ Hình thức thể hiện quan điểm: thuyết trình
+ Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…
+ Vai trò và ý nghĩa của gia đình:
- Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.
- Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.
- Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.
- Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.
+ Những ý là biểu hiện của tư duy phản biện:
- Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin
- Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau
- Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận
- Đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề
- Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm
- Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề