K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NK
29 tháng 12 2020

1. Biện pháp nhân hóa ( ánh trăng im phăng phắc).

Tác dụng: Mang thêm ý nghĩa nhắc nhở con người. Chính sự im phăng phắc của trăng khiến cho con người bừng tỉnh về sự lãng quên quá khứ của mình

2. Nội dung chính

Hình ảnh trăng " im phăng phắc" như một lời nhắc nhở, nghiêm khắc của trăng với người đã quên đi quá khứ. Trăng vẫn lặng im nhưng chính sự lặng im đó khiến cho con người phải giật mình, bừng tỉnh để rồi tự nhận ra bản thân mình đã quên mất quá khứ, quên mất đi một tri kỉ của mình trong quá khứ.Ánh trăng đã thức tỉnh lương tâm, nhắc nhở về một quá khứ nghĩa tình.

27 tháng 5 2017

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

26 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

Source : Hoidap247

Khổ thơ đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, nhân hóa để nói về vầng trăng tình nghĩa:

- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

- Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

=> Các biện pháp tu từ đã làm tăng giá trị biểu đạt, làm lời thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó nhấn mạnh sự vô tâm của con người đối với vầng trăng và cho thấy sự tình nghĩa của vầng trăng trong cuộc đời.

 
26 tháng 2 2021

e cảm ơn ạ

 

NK
5 tháng 1 2021

I. Phần I.

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

2. Từ láy: vành vạnh, phăng phắc.

3. Nội dung chính: Hình ảnh ánh trăng mang ý nghĩa nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

4. Từ đó nhận ra rằng chúng ta cần phải biết trân trọng quá khứ, sống nghĩa tình và thuỷ chung.

 

 

 

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình”(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim 

1
12 tháng 9 2021

bạn nên đọc kĩ lại nội dung thì sẽ hiểu nhé

Câu 1: (6.0 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:“Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.”a. (0.5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”?b. (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ...
Đọc tiếp

Câu 1: (6.0 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:

“Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.”

a. (0.5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”?

b. (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức nào?

c. (1.5 điểm): Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này về ý nghĩa có gì khác so với hai khổ thơ trên?

d. (3.0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 đến 12 câu) cảm nhận về nỗi niềm xúc động và suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ được thể hiện qua hai khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. (Gạch chân dưới câu ghép)

3
6 tháng 2 2021

+) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy:

-Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

- In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.

*Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ.

6 tháng 2 2021

+) - "mặt" trong ngửa mặt: khuôn mặt -> nghĩa gốc  

  "mặt" 2 : mặt trăng -> nghĩa chuyển

Phương thức :

- Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thơ: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . ( từ mặt thứu nhất là mặt ngời, thứ 2 lặmt trăng) 

 Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình - ánh trăng tri kỉ Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” Ngưia mặt lên nhìn trăng người lính thấy cả một bầu kỉ niệm hiện ra, những ngày tháng bên trăng cùng trăng. Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và những giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! ( nó cũng báo trước cho ta bik sẽ có một giây phút giật mình đối ngộ sau đó "đủ cho ta giật mình" ) Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.

25 tháng 12 2016

2. ẩn dụ. Trăng như một người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc.

9 tháng 1 2017

1: Ánh trăng im phăng phắc khiến cho ta giật mình nhận ra vẻ đẹp , sự thủy chung của thiên nhien , cũng chính điều đó nhắc nhở ta về đạo lí .

NK
15 tháng 4 2021

Em tham khảo dàn ý sau nhé:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy.

- Giới thiệu đôi nét về bài thơ Ánh trăng.

2. Thân bài

* Nêu khái quát hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, mạch cảm xúc của bài thơ.

* Nêu cảm xúc của tác giả về trăng với con người:

- Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng.

+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt.

+ Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.

+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.

=> Cảm xúc tưởng chừng như dồn nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức.

+ Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ

+ Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình - ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu

+ Trăng tròn vành vạnh - con người vô tình, trăng im phăng phắc - con người vô tình.

=> Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

3. Kết bài

Nêu khái quát nét đặc sắc nghệ thuật và cảm nhận về khổ thơ.

30 tháng 12 2020

a, Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: ánh trăng

    Của tác giả: Nguyễn Duy

b, Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm

c, Từ láy: vành vạnh

=> Từ vành vạnh có nghĩa là sự thủy chung viên mãn tràn đầy trước sau như một. Điều đó hoàn toàn trái ngược với con người. Một hành động đẹp được thấy qua từ "vành vạnh" đó là trăng không hề trách móc sự bội bạc của con người

d, Nội dung khổ thơ trên: tác giả đã cho thấy được hình ảnh triết lí của trang và người lính

30 tháng 12 2020

đúng aj

mong add tick cho