K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.
Chúc bạn ôn thi thật tốt nha ^_^

10 tháng 10 2021

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 
 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858
Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
 

 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu
Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
 
Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Câu 61. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.Câu 62. Pháp lấy cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà NguyễnB....
Đọc tiếp

Câu 61. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.

C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.

Câu 62. Pháp lấy cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

C. Triều đình Nguyễn "bế quan tỏa cảng" với người Pháp

D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Câu 63 Nguyên nhân sâu xa nào khiến thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam?

A.  Muốn bảo vệ đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn.

B. Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.

C. Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.

D. Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công, thị trường.

Câu 64. Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?

A. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.

B. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.

C. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.

 

D. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì

 Câu 65. Việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kỳ?

A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Kì.

B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.

C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.

D. Xuất bản báo chí nhằm tiến hành mục đích xâm lược.

1
28 tháng 7 2021

Câu 61. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.

C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.

Câu 62. Pháp lấy cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn

B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

C. Triều đình Nguyễn "bế quan tỏa cảng" với người Pháp

D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Câu 63 Nguyên nhân sâu xa nào khiến thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam?

A.  Muốn bảo vệ đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn.

B. Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.

C. Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.

D. Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công, thị trường.

Câu 64.

A. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.

B. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.

C. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.

D. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì

 Câu 65. Việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kỳ?

A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Kì.

B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.

C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.

D. Xuất bản báo chí nhằm tiến hành mục đích xâm lược.

20 tháng 11 2021

Chính thức từ năm 1804

Triều đại nhà Lê 

Thống nhất năm 1975

ngày 30 tháng 4 năm 1975 hết chiến tranh

20 tháng 11 2021

sai câu 4 bn ơi

27 tháng 12 2016

1.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực-hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.

2. Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của các mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của các nước xã hội chủ nghĩa-một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan rộng sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mĩ-Latinh. Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị-quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kĩ thuật thế giới.

Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991). Đây là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, chủ quyền và tiến bộ xã hội.

3. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã đẩy lên mạnh mẽ ở các nước châu Á, Phi và Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độ lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sauk hi giành được độc lập, nhiều nước Á, Phai, Mĩ LAtinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, bản đồ chính trị của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh cũng còn không ít những mảng ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và cả những cuộc cải cách kinh tế- xã hội chưa mấy thành công.

4. Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.

Trước hết, từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế-tài chính và quân sự vượt trội, giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới, đã dính líu, can thiệp vào nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Mĩ cũng phải chấp nhận không ít thất bại, tiêu biểu là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).

Hai là, nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời nền tăng trưởng các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, để lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời và phát triển trong hơn 40 năm qua của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU). Mĩ, EU và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.

Những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.

Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. Cả hai siêu cường cũng như các nước khác đều có ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hơn thế nữa, ý chí đấu tranh giữ gìn hòa bình của các dân tộc đã được đề cao hơn bao giờ hết, bởi họ vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ. Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển. Nhưng rõ ràng, đây đó vẫn còn “di chứng” của Chiến tranh lạnh với nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.

6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật (vào đầu những năm 70 đươc goị là cách mạng khoa học-công nghệ) đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ qur nhiều mặt là vô cùng to lớn. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao. Mặt khác, cách mạng khoa học-kĩ thuật đã đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại “văn minh trí tuệ”, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái Đất và cả trong vũ trụ, sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng v.v..

Trong sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra như làn sóng lan nhanh ra toàn thế giới. Có thể nói: xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp sự thích ứng để kịp thời, vừa khôn ngoan bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội

27 tháng 12 2016

dạ, cảm ơn ạ

5 tháng 1 2021

- Tích cực:

+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

 

5 tháng 1 2021

ừm cảm ưn bạn nha mình còn mắc mỗi chỗ liên hệ 

28 tháng 3 2020

Yêu nước nhưng không có biện pháp đúng đắn, sáng tạo để giữ nước, cuối cùng chính triều Nguyễn đặc biệt là vua Tự Đức đã làm cho việc mất nước từ không tất yếu trở thành tất yếu. Đây là trách nhiệm mà cũng là “tội”, mà triều đại phong kiến cuối cùng này phải chịu trước dân tộc trước dân tộc.

3 tháng 6 2019

Đáp án B

Trong điều khoản của hiệp định Pari 1973 có quy định nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài. Điều này đã được hiện thực hóa tại hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975), cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976).