Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Hok tốt!
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Chọn mk nha ^_^
9, Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.
1,
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.
Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
(1) Nước ta bị giặc Minh xâm lược , Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng yếu thế , lực mong nên thường bị thua
(2) Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần
(3) Lê Thận kéo lưới tìm được thanh gươm , Lê lợi bị giặc đuổi chạy vào rừng tìm thấy chuôi gươm . Kết hợp cả hai thì vừa như in
(4) Nhờ gươm thần , nghĩa quân đánh đâu thắng đấy
(5) Một năm sau khi thắng , Lê Lợi đến chơi thuyền ở Hồ Tã Vọng thì Rùa Vàng được Long Quân sai đến đòi gươm .
Chọn con hổ làm nhân vậy chính chứ không phải là một con vật nào khác – đó cũng là một dụng ý để thực hiện mục đích giáo huấn của câu chuyện. Trong thế giới tự nhiên, hổ là giống vật ăn thịt, là loài thú mạnh nhất , hung bạo nhất trong các loài thú dữ. Nó là "mãnh thú" đứng đầu các "mãnh thú", là chúa sơn lâm. Người ta ví "dữ như cọp", "oai như cọp". Người ta mang " ưđng ba mươi" ra để hù doạ nhau. Nhưng trong quan hệ gia đình thì "hổ giữ không ăn thịt con". Còn trong câu chuyện này , trong quan hệ xã hội, ta lại gặp những con hổ có nghĩa. Mãnh thú mà còn có tình, có nghĩa , có lòng biết ơn sâu sắc - điều đó khiến cho con người chúng ta, nhất là nhỡng kẻ vô tình, vô nghĩa phải hổ thẹn.
tk
Con hổ có nghĩa là tác phẩm của Vũ Trinh (1759 - 1828), một nhà Nho quê ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ hương cống (cử nhân), làm quan dưới thời nhà Lê và thời nhà Nguyễn. Truyện thuộc loại ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Những câu chuyện cảm động về hổ được kể trong hai đoạn văn có kết cấu giống nhau: hổ (hoặc gia đình hổ) gặp nạn, người cứu hổ, hổ đền ơn.
Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém.
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa thường thấy trong truyện ngụ ngôn khiến cho hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó không những biết đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân mà còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân ...
Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơp đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn đến để trước cửa nhà.
Đoạn này rất hấp dẫn vì có nhiều tình tiết độc đáo, trong đó có tình huống gay go khi hổ bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của bác tiều trong khi cứu hổ, việc trả ơn và tình nghĩa sâu nặng của hổ đối với ân nhân.
Cái đáng quý nhất trong tính cách của hai con hổ chính là lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người.
Khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần. Hành động đền ơn đáp nghĩa của nó diễn ra ngay tức thì, không một chút đắn đo, suy nghĩ. Mà hổ đền ơn đâu phải ít, những hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn ân nhân về, hổ cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đã đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây là tiếng chào tiễn biệt, là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân.
Cũng đáp đền ân nghĩa nhưng cách trả ơn của hổ trán trắng có khác. Sau khi được cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước cửa nhà bác tiều phu để tạ ơn. Cảm động nhất là mười năm sau, khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ đến bác và về chịu tang ân nhân của mình. Từ xa, mọi người nhìn thấy hổ trán trắng dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ thương xót, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ...
Trong đoạn này, tác giả đặc tả ân nghĩa thủy chung của hổ qua hai tiếng gầm của nó: một tiếng gầm tỏ ý cảm ơn khi đem nai về cho bác tiều và một tiếng gầm tỏ ý tiếc thương để vĩnh biệt ân nhân. Tiếng gầm ấy cũng là lời hứa không bao giờ quên ơn người đã khuất.
Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc.
Trong thực tế, có thể có những con vật có nghĩa (chó, ngựa ...) nhưng chắc hẳn là không thể sâu nặng như hai con hổ trong truyện. Tưởng tượng ra hai con hổ có nghĩa đến mức lí tưởng như vậy, mục đích của tác giả chính là mượn chuyện hổ để nói chuyện con người. Xưa nay, theo quan niệm của nhân dân ta thì hổ là loài vật dữ tợn nhất. Ấy vậy mà chúng lại rất có nghĩa có tình. Thế thì con người phải sống sao đây? Giáo huấn bằng hình tượng nghệ thuật dễ tiếp thu hơn là cách nói khô khan. Bài học được tác giả gửi gắm một cách kín đáo và thấm thía trong câu chuyện này là: Làm người thì phải sống cho có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được.
Tham khảo:
Cha ông ta luôn răn dạy con cháu thế hệ sau phải sống có tình có nghĩa, có ơn thì phải báo đáp. Thế nhưng, không chỉ con người mới sống có tình có nghĩa mà loài vật cũng vậy, chúng biết báo ơn những người đã giúp đỡ mình. Câu chuyện Con hổ có nghĩa là một câu chuyện dân gian, mượn hình ảnh loài vật để nói về bài học đền đáp ơn nghĩa ở đời.
Con hổ có nghĩa là câu chuyện kể gồm hai phần, một về bà đỡ họ Trần, hai là về bác tiều phu. Họ đều là những người đã giúp đỡ chúng và được chúng trả ơn.
Câu chuyện của bà đỡ họ Trần xảy ra ở đêm khuya, khi bà đang ngủ thì nghe tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa thì bị một con hổ lao tới cõng đi, chạy vào tận rừng sâu. Chỉ nghe như vậy thôi chúng ta cũng phải kinh hoàng, thế nhưng, con hổ lại chẳng làm gì bà mà chỉ đưa bà về một hang động có một con hổ cái đang lăn lộn cào đất. Bà những tưởng hổ định ăn thịt mình, nhưng thấy bụng hổ cái động đậy lại thấy hổ đực "cầm tay bà rồi đưa mắt nhìn hổ cái, tỏ ý thương xót và cần giúp đỡ", bà biết hổ cái bị khó sinh nên hổ đực đã cõng mình tới đây để nhờ giúp đỡ. Vậy nên bà đỡ họ Trần đã nhanh chóng cho hổ cái uống thuốc rồi đỡ đẻ cho nó. Sau khi mọi việc đã xong xuôi, hổ đực vui mừng chơi đùa với con sau đó bới lên một cục bạc rồi tiễn bà ra phía bìa rừng. Khi bà về, hổ đực còn "lưu luyến tiễn bà" sau đó còn "gầm lên một tiếng lớn" như một lời cảm tạ bà đỡ họ Trần.
Câu chuyện được mở ra bằng tình huống vô cùng kịch tính. Ai cũng biết hổ là chúa tể chốn rừng xanh, ai đã rơi vào nanh vuốt của hổ thì khó tránh khỏi cái chết. Ấy vậy mà bà đỡ họ Trần còn bị hổ gõ cửa lúc nửa đêm. Con hổ có linh tính như người, là một loài thú dữ, bất cứ ai rơi vào trường hợp như vậy chắc hẳn cũng không thể nào bình tĩnh được. Tác giả đã mở ra câu chuyện bằng sự kịch tính, kích thích sự hứng thú của người đọc, khiến người đọc phải ước đoán, mường tượng ra cảnh thứ hai. Cảnh thứ hai càng khiến cho người ta bất ngờ hơn nữa! Tưởng chừng như con hổ dữ bắt bà mang về hang động để ăn thịt lại lặng lẽ để bà xuống cửa hang sau đó còn "cầm tay bà rồi đưa mắt nhìn hổ cái, tỏ ý thương xót và cần giúp đỡ" hổ cái đang vật lộn sinh con. Tác giả đã nhân hoá hình ảnh con hổ như một con người thực thụ đang mong chờ sự giúp đỡ từ bà đỡ họ Trần. Sau đó, bà Trần đã hiểu ra và giúp đỡ đẻ cho hổ cái.
Câu chuyện kết thúc khi hổ đực "lấy chân đào lên một cục bạc lớn rồi đưa cho bà đỡ". Đây là món quà cảm tạ ma hổ đực muốn trả cho bà đỡ họ Trần. Nó thể hiện lòng biết ơn của nó đối với người đã giúp đỡ mình. Cũng như con người, khi mang ơn ai đó, người ta luôn muốn bù đắp, đền đáp người cưu mang, giúp đỡ mình hoạn nạn. Qua câu chuyện đầu tiên, cha ông ta muốn dựa vào hình ảnh con hổ để nhắn nhủ tới con cháu rằng đến loài vật còn biết đền đáp ơn nghĩa ở đời thì con người phải luôn biết mang ơn những người đã từng giúp đỡ mình khi hoạn nạn.
Câu chuyện thứ hai trong truyện cổ tích Con hổ có nghĩa kể về bác tiều phu khi đang đốn củi trong rừng thì bắt gặp một con hổ đang lăn lộn. Bác sợ hãi trèo lên cây cao thì mới phát hiện con hổ đang bị mắc một cục xương to ở trong cổ họng. Bác mới lớn tiếng bảo rằng: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta lấy xương ra cho". Con hổ hiểu tiếng người, nằm phủ phục xuống đất, bác tiều phu đã giúp nó lấy xương ra. Trước khi nó bỏ đi, bác còn nói vọng lại địa chỉ của mình, ngày hôm sau, bác thấy có một con nai trước cửa. Đó là do con hổ trả ơn cho bác. Sau này khi bác tiều phu chết, con hổ cũng đến đám tang bác, gầm lên những tiếng tiễn biệt. Mỗi năm đến ngày giỗ của bác, nó đều mang lợn rừng, nai tới cửa nhà bác.
Câu chuyện thứ hai mở ra tuy không kịch tính bằng câu chuyện đầu tiên nhưng lại mang đến cho người đọc sự suy ngẫm sâu sắc. Vẫn là loài hổ với bản tính hung dữ, thế nhưng khi bác tiều phu lên tiếng giúp đỡ, nó lại nghe hiểu tiếng người và chịu ơn giúp đỡ của bác. Những năm tháng sau, nó luôn nhớ tới ơn nghĩa đó, kể cả khi bác tiều phu chết đi.
Chúng ta luôn nghĩ rằng động vật là những con vật vô tri, chúng sống theo bản năng hoang dã và đôi khi làm hại con người. Thế nhưng, câu chuyện Con hổ có nghĩa đã cho chúng ta cái nhìn khác về những loài động vật như hổ. Chúng cũng có linh tính, hiểu được tiếng người, cũng biết chịu ơn thì phải báo ơn.
Trong đời sống hiện nay của chúng ta, đức tính biết ơn là một đức tính cần được phát huy hơn bao giờ hết. Cha ông ta luôn dạy bảo chúng ta bằng những câu ca dao, tục ngữ như "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" hay "Uống nước nhớ nguồn" nhằm nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng, biết đền ơn những người đã cho ta quả ngọt. Và để có được những ngày tháng hoà bình như ngày nay, chúng ta đã phải đánh đổi bằng xương máu của hàng triệu những anh hùng liệt sĩ. Vì thế những thế hệ chúng ta phải luôn ghi nhớ và nghiêng mình trước anh linh của các anh, có những người lính chiến đấu anh dũng như thế, chúng ta mới có được ngày hôm nay.
Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa, cha ông ta muốn mượn hình ảnh của loài vật để khuyên dạy chúng ta đạo lý ở đời: Uống nước nhớ nguồn, có ơn thì phải báo ơn. Chúng ta phải luôn ghi nhớ ơn nghĩa của những người đi trước, những người đã từng giúp đỡ chúng ta để đền đáp ơn nghĩa của họ dành cho mình. Thế hệ học sinh ngày nay ngồi trên ghế nhà trường phải luôn tôn trọng thế hệ đi trước, tôn sư trọng đạo, phải luôn tâm niệm và sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
Sơn Tinh : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
Theo các sự kiện này mình nghĩ bạn sẽ tóm tắt được:
1.Hùng Vương kén rể.
2. Hai người đến cầu hôn Mị Nương.
3.Điều kiện kén rể.
4.Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi.
5. Thủy Tinh đến sau, tức giận,dâng nước đánh đuổi Sơn Tinh.
6.Cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Chúc bn hok tốt nha !
đây là chương trình học toán mà ;duoc hoi van sao.