K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2023

Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm

1 tháng 10 2023

và tự sự.

Hình ảnh của người bà trong đoạn thơ được thể hiện qua từ ngữ "cơ cực" và hình ảnh "mò cua xúc tép ở Đồng Quan","gánh chè xanh Ba Trại"."quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn", "nấm cỏ". 

1 tháng 10 2023

cảm ơn bạn nha

 

15 tháng 3 2018

Đoạn văn này hay thật . Nhưng khi mk đọc nó , mk cảm thấy hơi buồn 

15 tháng 3 2018

Mk đọc thấy buồn quá. Tại sao cậu lại viết như vậy. Mk ứa nước mắt rồi

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

14 tháng 10 2017

Chọn đáp án: A

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi...
Đọc tiếp

  Cuộc Đời Má Tôi - Chap 3

Thời gian thấm thoắt trôi, rồi đến lúc tôi cũng phải xa má, xa quê vào thành phố để học. Mặc dù thấy má vui nhưng tôi biết má rất buồn, phải xa đứa con trai duy nhất của mình, đứa con mà vì nó má đã khổ sở thật nhiều, má đành cố giấu nỗi buồn để con mình yên lòng ra đi. Rồi ngày đi cũng sắp đến, tôi cố làm những việc sau cùng, viếng mộ ông bà, rồi đi thăm các gia đình bà con nội ngoại để chuẩn bị cho một chuyến đi dài. Tôi đã tự hứa rằng nếu không có chuyện gì thì 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn thế, chừng nào tôi thành đạt, tôi sẽ trở về quê sống với má như những ngày trầm lặng đã qua, đó là ước mơ cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi rời quê trên một chiếc xe đò cũ, trong tôi biết bao kỉ niệm tràn về, khó tả…Những giọt nước mặn chát bất thần lăn trên đôi má khi xe qua đèo, những tưởng rằng sờn cảnh nghèo khổ tôi đã quên khóc như thế nào rồi chứ, sao hôm nay lạ vậy. Chiếc xe ì ạch, chậm chạp bò lên đỉnh đèo, hai bên toàn lâu sậy, chỉ còn vài tia sáng yếu ớt trên bầu trời đang đổ mưa phùn, trước cảnh vật như thế tôi không cầm được lòng mình nên đã vô tình làm rơi những giọt tâm trạng…

 

3
22 tháng 7 2018

Rất hay và miêu tả sâu sắc .

22 tháng 7 2018

hay lắm bn ạ

ra tiếp ik nhé

26 tháng 10 2017

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:

    + Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.

    + Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn quít, yêu thương.

    + Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.

→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.

Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.

9 tháng 12 2017

Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:

    - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.

       + Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.

       + Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.

    - Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    - Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.

       + Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.

       + Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.

→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình.

3 tháng 2 2017

- Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

       + Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.

       + Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.