Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng Việt Nam có thể vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì nó bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, quy định về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Đáp án A, C là những tuyên bố của các nước ASEAN trong đó COC vẫn đang trong quá trình đàm phán
Đáp án D là một diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia không phải luật pháp
Đáp án D
Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong nguyên tắc của Liên hợp quốc, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:
- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.
- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.
Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đáp án C
Vấn đề biển Đông đang ngay càng diễn biến phức tạp. Nếu như trước năm 1945, các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng chiến tranh thì giờ đây, con người hướng tới giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đây cũng là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cần tuân thủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
Thực tế, Việt Nam đang tranh thủ thêm nhiều sự ủng hộ của quốc tế để giành lại chủ quyền biển đảo trong tranh chấp với Trung Quốc. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo cấp cao, yêu cầu Trung Quốc thực hiện thỏa thuận DOC và tiến tới COC. Cho đến năm 2017, vấn đề biển Đông vấn được Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế
Đáp án C
- Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.
- Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp
Đáp án D
Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) được Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay là giữ vũng độc lập, tự chủ, không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình, hữu nghị viển vông (điều này thể hiện rõ nhất trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Đảng ở Biển Đông).
Đáp án B
Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc: có thể chấp nhận nhân nhượng các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa nhưng kiên quyết không vi phạm chủ quyền dân tộc
Đáp án C
- Ngay sau khi kí với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp vẫn tiến hành các hoạt động để chuẩn bị xâm lược nước ta 1 lần nữa. Đỉnh điểm là việc chúng gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. => Nếu lúc này ta tiếp tục nhân nhượng thì ta sẽ mất nước.
- Trong “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Nội dung câu nói trên đã lí giải nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946
Đáp án D
Để cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia được thực hiện có hiệu quả cần phải kết hợp giữa việc xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh (bao gồm sự hùng mạnh về kinh tế đi liền với sự hiện đại của cơ sở vật chất – kĩ thuật và chất lượng nguồn nhân lực) với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. Đó chính là bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong lịch sử mà Đảng cần vận dụng trong tình hình hiện nay
Đáp án C
- Xét tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân:
+ Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng.
- Xét nội dung đoạn trích trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến việc tập hộ đông đảo các giai cấp, tầng lớp không phân biệt để cùng chiến đấu chống Pháp. Nội dung này là một trong những biểu hiện quan trọng của tư tưởng “Chiến tranh nhân dân”
Đáp án D
Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Việt Nam đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu chuộng hòa bình của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” để giải quyết vấn đề Biển Đông. Lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới