Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Bưu chính
- Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.
- Chất lượng không ngừng được nâng cao với nhiều dịch vụ hiện đại mới ra đời: chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,....
- Mạng lưới bưu cục được mở rộng nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp.
* Viễn thông
- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, chủ yếu là điện thoại và internet.
- Điện thoại:
+ Tính đến năm 2019 có 5 tỉ người dùng điện thoại cá nhân với 8 tỉ thuê bao di động. Bình quân số máy điện thoại trên thế giới là 107,7/100 dân, riêng điện thoại thông minh là 68,9/100 dân.
+ Các quốc gia có số thuê bao nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.
- Internet:
+ Ra đời năm 1989, internet đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu.
+ Số người sử dụng internet ngày càng đông, năm 2019 có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới sử dụng internet.
+ Một số quốc gia đứng đầu như : Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Đông,...
+ Khu vực Nam Á và châu Phi có tỉ lệ sử dụng internet rất thấp phổ biến mức dưới 50% dân.
Tham khảo:
I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
1. Vai trò
- Là ngành quan trọng, cơ bản.
- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.
- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
2. Cơ cấu
- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.
- Khai thác than:
+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).
- Khai thác dầu mỏ:
+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).
- Công nghiệp điện lực:
+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.
II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM
- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).
1. Luyện kim đen
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.
- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới
- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…
2. Luyện kim màu
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…
- Phân bố:
+ Các nước phát triển: sản xuất.
+ Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.
III. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ
- Vai trò:
+ Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.
+ Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.
+ Cung cấp hàng tiêu dùng.
- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.
- Tình hình sản xuất:
+ Ở các nước phát triển: phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.
+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu sửa chữa, lắp rắp theo mẫu có sẵn.
- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…
IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.
- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu.
- Tình hình sản xuất:
+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.
+ Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.
- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…
VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh
- Đặc điểm sản xuất:
+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...
- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.
* Ngành công nghiệp dệt may:
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...
VII. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
- Vai trò:
+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.
+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.
+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
- Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:
+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
Tình hình phát triển ngành du lịch
- Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” và có đóng góp quan trọng vào GDP của nhiều quốc gia.
- Bước sang thế kỉ XXI, lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng.
- Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn.
- Các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng núi, mạo hiểm,...) đến các hình thức mới (du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm,...).
- Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.
- Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,…
- Tình hình phát triển ngành ngoại thương:
+ Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. Năm 2000, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0% GDP toàn cầu), đến năm 2019 tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3% GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ; các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.
- Phân bố ngành ngoại thương:
+ Các khu vực đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,…
+ Các quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,… Trong đó, những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,…; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,…
- Tình hình phát triển ngành nội thương:
+ Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hóa ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.
+ Hệ thống bán buôn bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Phân bố ngành nội thương:
Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thường diễn ra tại cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.
* Tình hình phát triển:
- Nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện.
- Mạng bưu cục không ngừng mở rộng và nâng cấp.
- Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện,...).
* Phân bố ngành bưu chính:
- Mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Toàn thế giới: khoảng 1,5 tỉ người đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.
- Nội thương:
+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.
+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.
- Ngoại thương:
+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.
+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.
+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.
- Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,...
- Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,....
Tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam:
- Ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo Báo cáo Tổng hợp năng lượng Việt Nam năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất trong nước đạt 240,78 tỷ kWh, tăng 3,6% so với năm 2019. Điện năng sản xuất từ các nguồn tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện thủy điện cũng tăng trưởng mạnh mẽ.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án điện lực lớn như Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Nhà máy điện mặt trời Dầu Mây, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy điện than Vĩnh Tân 3, Nhà máy điện khí LNG Cái Mè, v.v. Những dự án này sẽ giúp tăng cường khả năng cung cấp điện cho nước ta và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tình hình phát triển ngành viễn thông ở Việt Nam:
- Ngành viễn thông ở Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Báo cáo thị trường viễn thông Việt Nam năm 2020, số lượng thuê bao di động đạt 129,5 triệu, tăng 2,6% so với năm 2019. Số lượng thuê bao internet cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 68,7 triệu thuê bao.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án viễn thông như triển khai mạng 5G, xây dựng hạ tầng viễn thông cho các khu công nghiệp, khu đô thị, v.v. Những dự án này sẽ giúp nâng cao chất lượng và tốc độ truyền thông, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.