K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2018

Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:

    ●    Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.

    ●    Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.

    ●    Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

    ●    Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:

“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.

28 tháng 5 2021

TK:
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao,dân ca.Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về Công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
                        Mk chưa chắc là đúng

28 tháng 5 2021

mik dang suy nghihum

12 tháng 3 2019

Bốn bài ca dao trên đều đế lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài nội dung tư tưởng sâu sắc, còn nhờ vào các biện pháp nghệ thuật:

●    Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có giá trị biểu cảm cao. Nhiều bài ca dao sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh để làm nổi bật được tình cảm yêu thương gia đình, so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời…).

●    Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.

●    Sử dụng thế thơ truyền thống của văn học dân tộc.

24 tháng 1 2017

Chọn A

30 tháng 11 2021

A.Lục bát

21 tháng 6 2019

Cái hay của bài ca dao là đã sử dụng những ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu nghệ thuật đặc sắc như:

- Về hình thức, bài ca dao đó thể hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mẫu tử. 

- Về biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.

    ●    “Công cha” được so sánh với núi “ngất trời”. “Nghĩa mẹ” được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao. Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là nghĩa tình cao cả, không thể kể xiết

    ●    Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.

- Thể thơ lục bát mềm mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng. Bài ca dao đã thể hiện thành công hình thức hát ru. Đây là một hình thức quen thuộc, gần gũi, thiêng liêng, ấm áp đối với mỗi người Việt Nam. Hình thức này giúp người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. Với âm điệu sâu lắng, tâm tình, tha thiết đã tạo ra những cung bậc tình cảm sâu nặng của tình mẫu tử.

23 tháng 9 2016

*Ý nghĩa riêng

Bài 1, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông  lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Bài 2 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

*Ys nghĩa nói chung

Bài ca dao cho thấy tình cảm gia đình, tình cảm gắn liền với trách nhiệm của mỗi con người. Với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng, lời ca dao êm ái nhẹ nhàng tựa lời dạy làm người của cha, nó tựa lời khuyên sống tròn đạo hiếu của mẹ. Ca dao đã mượn hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cha con bất diệt. Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng nó là một bài học làm người mà ông cha ta đã để lại cho bao thế hệ sau.

23 tháng 9 2016

bn nêu ra đi bn rồi mik làm cho àVương Hàn