I. Đọc hiểu.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ
NGUYỄN HIỂN LÊ
Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.
Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.
Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.
Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.
Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.
Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.
(Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên đã được thể hiện rõ ở phương án nào?
A. Câu mở đầu của văn bản
B. Tiêu đề của văn bản
C. Câu cuối văn bản
D. Câu đầu của các đoạn
Câu 2. Dòng nào sau đây nêu đúng tính chất hồi kí của văn bản này?
A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua
B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ
C. Ghi lại các câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng
D. Ghi lại những câu chuyện tưởng tượng trong quá khứ
Câu 3. Văn bản được viết theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ ba
Câu 4. Tính chất xác thực của văn bản trên được thể hiện ở chi tiết nào sau đây?
A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả….
B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa …
D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó)…
Câu 5. Dòng nào chứa cảm xúc, tâm trạng của người viết?
A. Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.
B. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.
C. …thế mà đã sáu chục năm qua rồi.
D. …cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
Câu 6. Các sự việc trong văn bản được kể theo trình tự nào?
A.Theo diễn biến của sự việc
B. Theo trình tự không gian
C.Theo hồi ức của người kể
D. Theo trình tự thời gian
Câu 7. Trong câu: “ Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.” từ “ chân” trong “ chân đê” có cùng nghĩa với từ “chân” nào trong các câu sau đây?
A. Thầy u mình với chúng mình chân quê ( Nguyễn Bính)
B. Anh em như thể tay chân ( Ca dao)
C. Chân ta bước lòng ung dung tự hào ( Phan Nhân)
D. Hãy du ngoạn một vòng dưới chân núi Tam Đảo.
Câu 8. Trong những ví dụ sau, ví dụ nào không sử dụng từ đồng âm?
A. Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu
B. Chiếc bàn này , chân đã gãy/ Tôi muốn bàn với cậu một việc.
C. Tay anh ấy bị đau./ Những tay tre đan vào nhau như bức tường thành.
D. Mẹ mua đường về làm bánh./ Đường đời muôn nỗi chông gai
Câu 9. “ Biết ơn người thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo mình từ những điều nhỏ nhất” là nội dung ý nghĩa của thành ngữ nào?
A. Khỏi rên quên thầy
B. Ăn cháo đá bát
C. Tôn sư trọng đạo
D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Câu 10. Đặt câu với thành ngữ mà em vừa tìm được ở câu 9.
Câu 11. Chi tiết ấn tượng sâu đậm nhất đối với em khi đọc đoạn trích trên là gì?
Câu 12. Từ đoạn trích, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người cha mẹ đối với việc học tập của con cái?
Phần II. Thực hành viết
Bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy nêu cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ “ Bà tôi” dưới đây. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một trong các thành ngữ sau: tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân, một miếng khi đói bằng một gói khi no
Bà tôi
Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy…tụng trong nắng chiều
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ông chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm
Bà ngồi dưới đất- mắt buồn…ngó xa
Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoáng hương nụ vối….chiều qua….cùng chiều
bn sao zậy
ok
mik có trong danh sách mà đúng k
đừng loại mik nhé