K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2018

Từ dùng để gọi "này" dùng để gọi, từ "thưa ông" dùng để đáp

7 tháng 8 2019

1 - c; 2 – a; 3 – d; 4 - b

17 tháng 3 2019

Những từ ngữ trên dùng để gọi hoặc đáp không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu

22 tháng 10 2019

Thành phần gọi đáp: bầu ơi. Đây chỉ là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn - ẩn dụ chỉ những người cùng trong một nước, có quan hệ gắn bó)

26 tháng 1 2018

Các thành phần gọi đáp: này (để gọi vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới và là quan hệ thân mật.

2. Thành phần gọi - đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung {bầu, bí, giàn ẩn dụ chỉ những người trong một nước tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó khăng khít)

3. Các thành phần phụ chú là:

a)  Kể cả anh

b)  Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ

c)  Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới

d)  Có ai ngờ, thương thương quá đi thôi.

4.a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).

b)  Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa nay bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).

c)  Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).

d)  Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi") và thương thương quá đi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “tôi".

5. Học sinh tự viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

6 tháng 4 2022

- Giữa cá nhân và tập thể, giữa cái “tôi” cá nhân và cái “ta” chung rộng lớn có một mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ và khăng khít với nhau. Cá nhân và tập thể có ảnh hưởng qua lại với nhau, mặc dù mỗi yếu tố có sự độc lập tương đối. Nhờ có mối quan hệ này mà xã hội mới có thể phát triển.

- Ở trong đoạn trích, nhân vật Phương Định (đại diện cho cá nhân) vì lợi ích của tập thể (của dân tộc, đất nước) mà đi thực hiện nhiệm vụ phá bom nguy hiểm. Tập thể ( những người đồng đội ) luôn dõi theo, động viên, tin tưởng, tiếp thêm lòng dũng cảm để cô hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

- Qua đó, ta có thể rút ra những bài học về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể:

+ Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao. Ngược lại, sức mạnh của tập thể cũng là nguồn động đối với mỗi cá nhân.

+ Khi ở trong một tập thể, mỗi cá nhân cần có thái độ học tập, sẻ chia, giúp đỡ động viên nhau để cùng nhau hoàn thiện và hoàn thành công việc chung. Tránh thái độ cá nhân vị kỉ: tách mình, thoát ly ra khỏi tập thể; chỉ biết lo cho cá nhân mình; vô cảm đối với tập thể.

+ Chính sự hòa nhập giữa cá nhân và tập thể, giữa một người với nhiều người sẽ giúp cho xã hội ngày càng phong phú, nhiều màu sắc, nhiều ý nghĩa hơn.

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới...
Đọc tiếp

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

(Trích "Cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa)

1.             Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị gì?

2.             Để có những giá trị đó, lời cảm ơn và xin lỗi phải đáp ứng những yêu cầu nào?

3.             Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào đã học?

4.             Qua đoạn văn trên em rút ra được bài học gì khi giao tiếp?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẫn đỏ tấy lên; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (Ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào (đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới)? Hãy tìm năm ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.

1
18 tháng 12 2017

- Nhận xét cách đặt tên : các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của chúng : Rạch Mái Giầm vì hai bên bờ mọc toàn cây Mái Giầm, kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập biết cơ man nào là Bọ Mắt,...

- Ví dụ: Chùa Một Cột, Cá kiếm, Ong ruồi, mướp hương, dưa bở, dưa vàng,...