K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 - anh em cùng một mẹ cha 
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành 
- trên trời mây trắng như bông 
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây 
- qua đình ngả nón trông đình 
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu 
- cày đồng đang buổi ban trưa 
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
- thân em như ớt trên cây 
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng 
- tình anh như nước dâng cao 
tình em như tấm lụa đào tẩm hương 
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu 
- dù ai nói ngả nói nghiêng 
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân 
- còn duyên thì gắn như keo 
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh 
- công cha như núi thái sơn 
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

24 tháng 1 2019

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

-  em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

-Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
-Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
-Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy

- Chậm như rùa.
- Trắng như tuyết
- Đen như mực; đen như cột nhà cháy
- Khỏe như voi
- Nhanh như cắt.
- Đỏ như son
- Hôi như chồn.
- Nhanh như sóc

- Lười như hủi

- Câm như hến

13 tháng 3 2018

Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
   Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
a.- công cha như núi thái sơn 
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
- anh em cùng một mẹ cha 
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành 
- trên trời mây trắng như bông 
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây 
- qua đình ngả nón trông đình 
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu 
- cày đồng đang buổi ban trưa 
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
- thân em như ớt trên cây 
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng 
b. - Thương người như thể thương thân
-Chậm như rùa 
- Trắng như tuyết 
- Đen như mực 
- Khỏe như voi 
- Nhanh như chớp

10 tháng 3 2018

+ ) 5 CÂU THÀNH NGỮ :

ƯỚT NHƯ CHUỘT LỘT

CÂM NHƯ HẾN

DAI NHƯ ĐỈA

CHẬM NHƯ SÊN

ĐEN NHƯ MỰC

ĐÔNG NHƯ KIẾN CỎ

LƯỢN NHƯ DIỀU HÂU

KHỎE NHƯ VOI

+) 5 CÂU CA DAO

 - ANH EM NHƯ THỂ CHÂN TAY

RÁCH LÀNH ĐÙM BỌC , DỞ HAY ĐỠ ĐẦN

- CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN

NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

- TRÊN TRỜI MÂY TRẮNG NHƯ BÔNG

Ở GIỮA CÁNH ĐỒNG, BÔNG TRẮNG NHƯ MÂY

- CÀY ĐỒNG ĐANG BUỔI BAN TRƯA

MỒ HÔI THÁNH THÓT NHƯ MƯA RUỘNG CÀY

- DÙ AI NÓI NGẢ NÓI NGHIÊNG

LÒNG TA VẪN VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN

~ HỌC TỐT~~

10 tháng 3 2018

1, "THUYỀN đây nhớ BẾN vô cùng 
Ngặt vì ĐỒN BÓT ngại ngùng khó qua. 
2, "Một CÂY làm chẳng lên NON 
Ba CÂY CHỤM LẠI nên HÒN NÚI CAO." 
3, "Gần MỰC thì ĐEN, gần ĐÈN thì SÁNG" 
4, ".Một con NGỰA ĐAU, cả TÀU bỏ CỎ." 
5, "Có công mài SẮT có ngày nên KIM." 
_Đây là so sánh. 
6, "Anh em như thể tay chân" 
7, "Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi" 
8, "Mẹ già như chuối ba hương 
Như xôi nếp một, như đường mía lau". 
9, "Thân em như hạt mưa rào 
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa". 
10, "Đôi ta như lửa mới nhen 
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu". 
_Chúc bạn học tốt nhé!

7 tháng 3 2018

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá) 
2. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh) 
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá) 
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá) 
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh) 
6. Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh) 
7. Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh) 
8. Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh) 
9. Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh) 
10. Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

7 tháng 3 2018

      Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau.
    Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
    Bao giờ cây cải làm đình

Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.

8 tháng 2 2020

- anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
- trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
- qua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
- tình anh như nước dâng cao
tình em như tấm lụa đào tẩm hương
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- dù ai nói ngả nói nghiêng
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
- còn duyên thì gắn như keo
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh
- công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

8 tháng 2 2020

1 Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

2Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

3Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

4 Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

5 Anh em cùng một mẹ cha

cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành

6 Tình anh như nước dâng cao

tình em như tấm lụa đào tầm hương

7 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

8 Rành rành như canh mẹ nấu

9 Trên trời mây trắng như bông

ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây

10 Thân em như ớt trên cây

càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng

9 tháng 10 2018

  1,  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

 Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

2,    Tầm sư học đạo

3,    Ở đây gần bạn, gần thầy.

  Có công mài sắc có ngày nên kim

4,    Uống nước nhớ nguồn.

5,    Tiên học lễ hậu học văn

6,     Yêu trẻ, trẻ đến nhà

  Kính già, già để tuổi cho.

7,    Công cha như núi thái sơn

  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

học tốt

9 tháng 10 2018

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy




2.

Tôn sư trọng đạo





3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư




4.

Trọng thầy mới được làm thầy




5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh



6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim



7.

Tầm sư học đạo




8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa




9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui




10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên




11.

Uống nước nhớ nguồn




12.

Đi thưa về trình





13.

Gọi dạ, bảo vâng



14.

Tiên học lễ hậu học học văn




15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.




16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.





17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên





18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu




19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên





20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy

4 tháng 2 2020

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

nhớ k cho mình nhé

học tốt

26 tháng 10 2019

kỉ luật

Bề trên ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm Tục ngữ:

-Đất có lề, quê có thói

-Phép vua thua luệ làng

-Muốn tròn phải có khuôn Muốn vuông phải có thước.

-Tiên học lễ hậu học văn Tôn sư trọng đạo Sư như phụ (đừng quên bỏ dấu nặng)

Kính lão đắc thọ

Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

Không thầy đố mầy làm nên

Ăn cây nào, rào cây nấy

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

Uống nước nhớ người đào giếng

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài

Quế thơm ban ngày, lài ngát ban đêm

Bắc thang lên hỏi ông trời

Bỏ tiền cho gái có đòi được chăng!

Biết thì thưa thốt Không biết thì dựa cột mà nghe

Luật pháp bất vị thân bởi phạm quyền 

26 tháng 10 2019


Những câu ca dao tục ngữ hay về biết ơn, lòng biết ơn, kính trọng, lễ phép, lễ độ

1.

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu

2.

Tôn sư trọng đạo


Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.


3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.

4.

Trọng thầy mới được làm thầy


Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.

5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh


Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.

6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim


Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.

7.

Tầm sư học đạo


Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.


8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa


Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.

9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui


Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.

10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên


Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.

11.

Uống nước nhớ nguồn


Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.

12.

Đi thưa về trình


Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.


13.

Gọi dạ, bảo vâng


Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.


14.

Tiên học lễ hậu học học văn


Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.


15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.


Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.


16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.


Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo


17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên


Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.


18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu


Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.


19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên


Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.


20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy


Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.

Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về biết ơn, lòng biết ơn, kính trọng, lễ phép, lễ độ? Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm về ca dao về tục ngữ của Việt Nam ta.