K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

15 tháng 2 2019

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong...
Đọc tiếp
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn. (Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX) Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

 

 
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ: Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam… Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng). Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa. (Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
1
24 tháng 8 2018

- Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản.

Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm

- Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động:

    + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó

    + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo

3 tháng 6 2017

Tóm lược nội dung của 4 đoạn trong Bình Ngô đại cáo:

Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với việc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Sự thật chân thực và ghê rợn về tội ác của quân Minh

– Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

Trong cả bốn đoạn trên, tư tưởng yêu nước, yêu người, thù giặc luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập. Hai tư tưởng ấy vừa hòa quyện với nhau vừa thống nhất với nhau làm một, không thể tách rời được.

13 tháng 6 2018

a) Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn:

    + Toàn bộ đoạn văn tập trung vào làm rõ một ý chính được nêu ở câu đầu đoạn: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”.

    + Các câu văn còn lại trong đoạn đều có tác dụng làm cụ thể thêm cho nội dung của câu chủ đề.

b) Đoạn văn được phát triển chủ đề theo hướng từ khái quát đến cụ thể:

    + Câu 1 nêu nội dung khái quát của toàn bộ đoạn văn

    + Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng cụ thể ở phía sau.

    + Câu 4, 5: Chứng minh rõ sự ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể.

c) Có thể đặt các nhan đề khác cho văn bản như: Cơ thể và môi trường; Cơ thể với môi trường Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống; Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường.