Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:
+ Thuyền: được đóng từ các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước.
+ Bè, mảng: được xếp bởi nhiều thân tre có kích cỡ vừa phải.
+ Thuyền độc mộc đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn.
+ Xe quệt trâu kéo: được đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.
+ Ngựa
+ Sức voi
+ Thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên: được làm bằng các loại gỗ nhẹ, xốp, dai, ít nứt, chịu được nước. Tiết diện ngang của những caay gỗ làm thuyền có khi tới cả mét, chiều dài dăm, bảy, thậm chí chục mét, tùy theo từng tộc người.
→ Chúng được sử dụng nhằm vận chuyển người và vận chuyển hàng hóa, phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Các phương tiện được nói đến trong văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa: thuyền đuôi én, ngựa, voi...
- Em biết các dân tộc như Thái, Cao Lan, Mường, Mông, Ê-đê. Những người dân tộc này họ thường sử dụng ngựa, hoặc voi khi di chuyển trên cạn.
Tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa giúp cho người đọc, người nghe có thể hiểu rõ hơn về nội dung được đề cập đến trong bài, tạo sự phong phú và thuyết phục cho thông tin được trình bày.
- Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính về phương tiện di cuyển của các dân tộc thiểu số xưa.
* 5 – 6 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa đã có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, khí hậu của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần sông. Ngược lại dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.
* 10 – 12 dòng
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa có nhiều sự đa dạng nhằm phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, vùng miền. Như các dân tộc ở miền núi phía Bắc, phương tiện của họ chủ yếu là các loại thuyền do sinh sống gần các con sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Lam... Ngoài ra, một vài tộc người khác họ cũng sử dụng xe quệt trâu kéo hay sức ngựa để vận chuyển hàng hóa. Các dân tộc ở vùng Tây Nguyên chủ yếu dùng sức voi, sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Ở đây phát triển nghề săn voi và thuần dưỡng voi, biến chúng thành voi mồi, voi săn để vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, đi lại. Ở những vùng sông suối nhưng người dân Tây Nguyên không giỏi bơi lội, họ cũng sử dụng thuyền độc mộc để du chuyển qua sông nhưng nó chỉ phổ biến với đàn ông.
- Thuyền: cư dân sống ven sông Đà, sông Mã, sông Lam.
- Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc
- Thuyền đuôi én: người dân sống ven sông Đà
- Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà
- Ngựa: cư dân sống ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng
- Voi: người dân tộc Tây Nguyên
- Thuyền độc mộc: cư dân Tây Nguyên dùng để đi lại trên sông
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện vận chuyển, đi lại ở miền Nam ngày càng được cải thiện rõ rệt. Ví dụ như vỏ lãi, một phương tiện khá phổ biến hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là một loại phương tiện có tốc độ di chuyển nhanh, có dạng như thuyền máy nhỏ, dài hình thoi, thường làm bằng gỗ hoặc nhựa đặc thù gắn máy. Phương tiện này có thể chở người và chở hàng, tạo thuận lợi cho người dân vùng này trong việc buôn bán và di chuyển.
cả 2 câu thơ này ta thấy rõ chữ vế đối không bằng nhau ( 4/3) Song về mặt từ loại cà cú pháp thì lại rất nhanh
Câu 1 : Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi ( trẻ đi >< già trở lại nhà )
Câu 2 : Có 1 bộ phận đối chính cả ý lẫn lời ( thường âm , mẫn mao ) và ( vô cải : không đổi ; tồi : thay đổi )
Như vật câu 1 là câu kể khái quát quãng đời xa quê làm quan , sự thay đổi về con người , tuổi tác và hé lộ 1 phần nào về tinh yêu quê hương của tác giả . Câu 2 là câu tả , dùng yếu tố thay đổi của mái tóc để làm nổi bật yếu tố không thay đổi ( hương âm : tiếng nói quê hương ) . Ở đây tác giả kết hợp dùng 1 chi tiết chân thật kết hợp với ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm yêu quê hương của mình
_ Hai câu trên nói về sự thay đổi của tác giả về hình thức, tuổi tác . Sự từ giã triều đình , kinh đô trở về quê hương của tác giả
_Hai câu dưới do có quá nhiều thay đổi nên chẳng còn ai nhận ra ông nữa . Ông trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem là " khách" . Với lòng hiếu khách , các em nhi đồng đã niềm nở , vui cười đón tiếp ông
Chúc bạn học tốt
- Các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay như xe ngựa, xe máy, xe đạp, thuyền, ô tô…
- Các phương tiện được sử dụng hiện nay của các dân tộc thiểu số có sự được cải tiến và hiện đại hơn như ô tô, thuyền cỡ lớn, xe máy. Sự thay đổi này là nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và những chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ, tăng cường phát triển kinh tế của vùng các dân tộc thiểu số.