Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện Cô bé được quạ tặng quà
Cô bé Gabi Mann đến từ Seatle, Washington hay cho lũ quạ sống quanh nhà ăn, và đổi lại, chúng đem cho cô bé nhiều đồ vật nhỏ xinh để làm quà. Cô bé đã có một bộ sưu tập gồm 100 hạt cườm, nút áo, mẩu kim loại, miếng nhựa hoặc xốp. Tất cả đều được lũ quạ kiếm được ở đâu đó và đem về tặng cô bé như món quà cảm ơn.
Tình bạn lạ lùng của cô bé với lũ quạ bắt đầu từ năm 2011 khi cô bé mới 4 tuổi, cô hay làm rơi đồ ăn. Lũ quạ thường lởn vởn quanh nhà để hi vọng có thể nhặt nhạnh chỗ thức ăn rơi dưới đất. Khi cô bé đủ tuổi đến trường, Gabi bắt đầu cho lũ quạ ăn phần cơm trưa của mình. Chúng luôn xếp thành hàng đợi cô xuống xe buýt vào cuối ngày khi tan học về. Gabi giữ tất cả những món quà của lũ quạ một cách cẩn thận trong những hũ nhỏ có dán nhãn.
Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.
Em tìm đọc bài thơ về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật qua sách báo, internet,...
Bài thơ: Mẹ yêu con
Tác giả: Nguyễn Thuyền
Mẹ yêu con biết rằng con không hiểu
Sợ con buồn túng thiếu bởi không cha
Lại lo con sống cùng người xa lạ
Chẳng được thương mà còn khổ đau nhiều
Nên vì thế mẹ chấp nhận quạnh hiêu
Thấy con yêu…lòng mẹ liền hạnh phúc
Nguyện cầu xin bình an từ tiên bụt
Cho con khờ từng phút mãi vui cười
Mong con mẹ xinh như cánh hoa tươi
Đông đã đến! Dưới hiên nhà lạnh lắm
Vòng tay gầy mẹ ôm con nồng thắm
Chỉ mong con được sưởi ấm yêu thương
Xót xa mãi vì đời lắm đoạn trường
Mẹ đơn thân quá sầu vương cay đắng
Cỗi lòng mẹ cũng nhiêu đêm buồn, nặng
Nhưng vì con nguyện lẳng lặng hy sinh.
Bài thơ Mẹ yêu con của tác giả Nguyễn Thuyền đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến của một người mẹ đơn thân dành cho con. Mẹ có nhiều nỗi lo: lo con thiếu tình yêu của cha, lại lo con ở cùng người lạ không được yêu thương. Nhưng hơn tất cả mẹ nguyện hy sinh ở mãi một mình, chấp nhận quanh hiu để lo cho con, vừa là bố vừa là mẹ, mong con một đời bình an.
Bài tham khảo:
Bài thơ: Mẹ yêu con
Tác giả: Nguyễn Thuyền
Mẹ yêu con biết rằng con không hiểu
Sợ con buồn túng thiếu bởi không cha
Lại lo con sống cùng người xa lạ
Chẳng được thương mà còn khổ đau nhiều
Nên vì thế mẹ chấp nhận quạnh hiêu
Thấy con yêu…lòng mẹ liền hạnh phúc
Nguyện cầu xin bình an từ tiên bụt
Cho con khờ từng phút mãi vui cười
Mong con mẹ xinh như cánh hoa tươi
Đông đã đến! Dưới hiên nhà lạnh lắm
Vòng tay gầy mẹ ôm con nồng thắm
Chỉ mong con được sưởi ấm yêu thương
Xót xa mãi vì đời lắm đoạn trường
Mẹ đơn thân quá sầu vương cay đắng
Cỗi lòng mẹ cũng nhiêu đêm buồn, nặng
Nhưng vì con nguyện lẳng lặng hy sinh.
Em có thể tìm đọc câu chuyện Con rồng cháu tiên
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đèm lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Tráng.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang, đến kì sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô , khỏe mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở.
– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên
Câu 1:
Đề 1.
- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.
Đề 2
- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…
Câu 2:
Đề 1.
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” vè nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con. - Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn. |
Kết thúc | - Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động. - Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ. |
Đề 2
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ. - Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người. |
Kết thúc | Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công. |
Khi tìm đọc cần tìm ở nguồn uy tín, bài văn đó cũng có trình tự sắp xếp các ý rõ ràng, mạch lạc, cách dùng từ trong sáng, đúng chính tả.
Bài tham khảo:
Câu chuyện Cô bé được quạ tặng quà
Cô bé Gabi Mann đến từ Seatle, Washington hay cho lũ quạ sống quanh nhà ăn, và đổi lại, chúng đem cho cô bé nhiều đồ vật nhỏ xinh để làm quà. Cô bé đã có một bộ sưu tập gồm 100 hạt cườm, nút áo, mẩu kim loại, miếng nhựa hoặc xốp. Tất cả đều được lũ quạ kiếm được ở đâu đó và đem về tặng cô bé như món quà cảm ơn.
Tình bạn lạ lùng của cô bé với lũ quạ bắt đầu từ năm 2011 khi cô bé mới 4 tuổi, cô hay làm rơi đồ ăn. Lũ quạ thường lởn vởn quanh nhà để hi vọng có thể nhặt nhạnh chỗ thức ăn rơi dưới đất. Khi cô bé đủ tuổi đến trường, Gabi bắt đầu cho lũ quạ ăn phần cơm trưa của mình. Chúng luôn xếp thành hàng đợi cô xuống xe buýt vào cuối ngày khi tan học về. Gabi giữ tất cả những món quà của lũ quạ một cách cẩn thận trong những hũ nhỏ có dán nhãn.