Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
Trong cái vỏ xanh kia/(TN), có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
Dưới ánh nắng/(TN), giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Bài làm:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!
~ Học tốt! ~
Đoạn trích ''Cảnh ngày xuân'' trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Dữ thật đặc sắc, có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đoạn thơ là bức tranh mùa xuân thế hiện qua hai câu thơ:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''.
Làm nền cho bức tranh mùa xuân là màu xanh non tươi mát, bát ngát của đồng cỏ mông mênh trải rộng tận chân trời. Trên khung nền xanh thẳm ấy điểm xuyết nhẹ nhàng và nổi bật vài bông hoa lê trắng tinh khiết. Với ga màu trong sáng, Nguyễn Du đã vẽ nên bức họa mùa xuân tuyệt đẹp có không gian trong trẻo tràn đầy sức sống .Thế nhưng cái tài cái tình của Nguyễn Du ở đây là ''điểm trắng'' thành ''trắng điểm'' chỉ thay đổi 1 chút đó thôi mà có lẽ ngoài Nguyễn Du ra không ai có thể làm được. Đảo từ trắng lên trước từ điểm khiến từ trắng không chỉ được sử dụng như 1 tính từ mà còn như 1 động từ . Nó khiến người đọc có cảm giác những bông lê đang bừng nở. Cái sắc tinh khôi ấy đã làm bừng lên bức tranh mùa xuân, làm cho câu thơ hết sức sinh động, giàu sức sống, có hồn. Đọc hai câu thơ tuyệt bút của nguyễn Du, tác giả tuy không miêu tả mặt biển mà ta cứ tưởng như đang dập dìu giữa làn sóng cỏ xanh hoa trắng. Bút pháp hội hoạ phương Đông chấm phá ''lấy động tả tĩnh'' và cách dùng từ đặc sắc của Nguyên Du đã làm cho bức tranh mùa xuân trở nên trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống. Câu thơ xứng đáng là câu thơ đẹp nhất trong những câu thơ tả cảnh trong vườn thơ trung đại. Hai câu thơ có sự tiếp thu đổi mới sáng tạo tuyệt vời của hai câu thơ Trung Quốc:
''Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa ''.
Thật là những câu thơ đặc sắc, là tiêu điểm của cả bài thơ...
Bài làm:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!
~ Học tốt! ~
Đoạn trích ''Cảnh ngày xuân'' trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Dữ thật đặc sắc, có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đoạn thơ là bức tranh mùa xuân thế hiện qua hai câu thơ:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''.
Làm nền cho bức tranh mùa xuân là màu xanh non tươi mát, bát ngát của đồng cỏ mông mênh trải rộng tận chân trời. Trên khung nền xanh thẳm ấy điểm xuyết nhẹ nhàng và nổi bật vài bông hoa lê trắng tinh khiết. Với ga màu trong sáng, Nguyễn Du đã vẽ nên bức họa mùa xuân tuyệt đẹp có không gian trong trẻo tràn đầy sức sống .Thế nhưng cái tài cái tình của Nguyễn Du ở đây là ''điểm trắng'' thành ''trắng điểm'' chỉ thay đổi 1 chút đó thôi mà có lẽ ngoài Nguyễn Du ra không ai có thể làm được. Đảo từ trắng lên trước từ điểm khiến từ trắng không chỉ được sử dụng như 1 tính từ mà còn như 1 động từ . Nó khiến người đọc có cảm giác những bông lê đang bừng nở. Cái sắc tinh khôi ấy đã làm bừng lên bức tranh mùa xuân, làm cho câu thơ hết sức sinh động, giàu sức sống, có hồn. Đọc hai câu thơ tuyệt bút của nguyễn Du, tác giả tuy không miêu tả mặt biển mà ta cứ tưởng như đang dập dìu giữa làn sóng cỏ xanh hoa trắng. Bút pháp hội hoạ phương Đông chấm phá ''lấy động tả tĩnh'' và cách dùng từ đặc sắc của Nguyên Du đã làm cho bức tranh mùa xuân trở nên trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống. Câu thơ xứng đáng là câu thơ đẹp nhất trong những câu thơ tả cảnh trong vườn thơ trung đại. Hai câu thơ có sự tiếp thu đổi mới sáng tạo tuyệt vời của hai câu thơ Trung Quốc:
''Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa ''.
Thật là những câu thơ đặc sắc, là tiêu điểm của cả bài thơ...
Bài làm
Tiếng Việt ta giàu đẹp như thế nào là vấn đề đã được không ít các nhà nghiên cứu quan tâm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhà phê bình Đặng Thai Mai có Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc...Các nhà văn, nhà thơ không cần bàn luận gì, họ chỉ lặng lẽ mài giũa cho tiếng Việt ngày càng "trong" và "sáng" hơn, ngày càng "giàu" và "đẹp" hơn.
Quả thực, tiếng Việt ta rất giàu và đẹp.
Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Với một hệ thống các từ láy, từ ghép, từ tượng hình, tượng thanh, tiếng Việt có khả năng gợi ra được những hình ảnh rất rõ nét trong tâm trí của người nghe.
Hai câu thơ với cách dùng từ gợi hình ảnh, trạng thái đầy ấn tượng của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhờ những từ láy lom khom, lác đác mà sức biểu hiện của câu thơ đã tăng gấp bội. Cảnh hoang vu, quạnh vắng của Đèo Ngang trong buổi chiều tà càng thêm hiu hắt, ảm đạm.
Một điều lí thú hơn là ngay cả những từ đơn âm của tiếng Việt cũng có giá trị gợi hình. Chẳng hạn như:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
(Hồ Xuân Hương)
Cùng với khả năng tạo hình, tiếng Việt còn là thứ tiếng giàu âm thanh, nhạc điệu. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, thêm vào đó là hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: lúc du dương trầm bổng, lúc réo rắt, lúc lại sâu lắng, thiết tha...
Những giai điệu vừa sôi nổi rạo rực, vừa thiết tha đằm thắm, du dương của câu thơ Tố Hữu:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Một đặc điểm không thể bỏ qua của tiếng Việt là sắc thái gợi cảm, sắc thái biểu hiện cảm xúc. Nó có khả năng diễn tả tinh tế những trạng thái khác nhau trong đời sống nội tâm phong phú của tâm hồn Việt.
Chỉ lấy ví dụ riêng về mặt diễn tả tâm trạng nhớ nhung của con người cũng đủ làm ta ngạc nhiên.
Một trạng thái nhớ nhung cồn cào, da diết:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm
(Ca dao)
Trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt.
Bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy có những câu thơ chứng minh cho sự phong phú và cách phối hợp hài hòa hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Vẻ đẹp thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc. Âm hưởng thơ gợi lên khung cảnh của một vùng rừng núi hoang vu. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng đây đó không đủ làm sáng bức tranh núi non hùng vĩ lúc ngày tàn, đêm xuống.
Những ưu điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của bài văn nghị luận Sự giàu đẹp của tiếng Việt là ở chỗ tác giả đã kết hợp khéo léo giữa giải thích với chứng minh, bình luận. Cách lập luận rất chặt chẽ: Nêu nhận định ở phần mở bài, sau đó giải thích và bình luận nhận định. Dùng các dẫn chứng để chứng minh, làm tăng sức thuyết phục của lí lẽ.
Bài nghị luận này thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc về tiếng việt của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai. Tác giả đã khơi dậy trong lòng chúng ta lòng tự, hào và ý thức bảo vệ Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Yêu tiếng mẹ đẻ là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Đọc và suy ngẫm kĩ về bài văn trên, chúng ta càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tiếng Việt.
a) Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Chân trời:Đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.
=>Nghĩa gốc
b) Nhắn ai góc bể chân trời
Nghe mưa ai có nhớ lời nước non.
Chân trời:Một nơi xa xôi,bao la
=>Nghĩa chuyển
c) Đất nước ta, đang bước vào một vận hội mới như hừng đông. Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt thế hệ trẻ chúng ta.
Chân trời :Phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động.
=>Nghĩa chuyển
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!
Tìm danh từ ,động từ trong các câu sau:
a) Cỏ non xanh rợi chân trời
- Danh từ : Cỏ , chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Danh từ : Cành lê, Bông hoa
- Động từ : điểm
b)Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
- Danh từ : Cầu, ván
*Danh từ: a)Cỏ, chân, trời, cành lê, bông hoa
b) Cầu, đôi ván ghép
* Động từ: điểm