Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
Vị trí địa lý và lãnh thổ của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc điểm của khí hậu, sự vật, và đất đai của nước đó. Đối với Việt Nam, ảnh hưởng của vị trí địa lý và lãnh thổ đặc biệt quan trọng:
1. Ảnh hưởng đến khí hậu:
- Vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với phần lớn bờ biển hướng ra biển Đông, nên khí hậu phụ thuộc vào các mùa gió mùa: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
- Dải lãnh thổ dài từ Bắc vào Nam: Giúp Việt Nam có nhiều loại khí hậu khác nhau như khí hậu nhiệt đới ẩm ở phía Nam, khí hậu ôn đới ẩm ở phía Bắc.
2. Ảnh hưởng đến sự vật:
- Địa hình núi: Phần lớn diện tích nước ta là địa hình núi và trung du, tạo điều kiện cho sự phát triển của rừng núi và động vật hoang dã.
- Dải lãnh thổ dọc biển Đông: Tạo ra một đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm và hệ sinh thái biển phong phú.
3. Ảnh hưởng đến đất đai:
- Vị trí ven biển: Vùng đất ven biển thường mặn, thuận lợi cho việc trồng lúa mùa, dừa và nuôi tôm.
- Vùng đồng bằng sông: Như Đồng bằng sông Cửu Long hay Đồng Bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác.
- Vùng núi: Đất ở vùng núi thường chứa nhiều khoáng sản như than, bauxite và vàng.
Tham khảo
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
1)Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số các châu lục trên mặt đất. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,4 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á.
1)Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số các châu lục trên mặt đất. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,4 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á.