Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả của cuốn sách Toto-chan Cô bé bên cửa sổ, là Tetsuko Kuroyanagi. Bà sinh năm 1933 ở Tokyo, là tác giả của cuốn sách cho trẻ em bán chạy nhất nước Nhật.
Totto-chan nghĩa là "bé Totto", tên thân mật hồi nhỏ của tác giả Kuroyanagi Tetsuko. Totto-chan sinh trưởng trong một gia đình hạnh phúc, có cha là nghệ sĩ vĩ cầm, mẹ là vận động viên bóng rổ, nhà em còn nuôi con chó lớn tên Rocky. Trước khi em sinh ra, cha mẹ luôn nghĩ em sẽ là con trai nên đã đặt tên con là "Toru", nghĩa là vang xa, thâm nhập. Nhưng vì Totto-chan là con gái nên gia đình đổi tên em thành Tetsuko. Cha của em thường gọi em một cách thân mật là "Totsky" (Totto-Suke ở nguyên gốc tiếng nhật).
Mới sáu tuổi, Totto-chan đã bị thôi học ở trường tiểu học vì em quá năng động và lạ lùng so với các bạn. Mẹ của Totto-chan biết ngôi trường bình thường không thể hiểu được con gái, bà liền xin cho em vào học tại Tomoe Gakuen (Trường Tomoe) của thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku. Trường Tomoe có lớp học là những toa tàu cũ, cả trường chỉ có năm mươi học sinh, ai cũng đặc biệt như Totto-chan, thậm chí có cả những em bị khuyết tật. Nhưng vượt qua những trở ngại và khác biệt tính cách, các học sinh ở Tomoe đều hoà hợp với nhau như anh em. Thầy hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập. Nhà trường còn tổ chức cắm trại, đi du lịch cho các em được mở mang tầm mắt, gần gũi với thiên nhiên.
Nhờ sự giáo dục của thầy hiệu trưởng Kobayashi, học sinh Tomoe đều trở thành những người tốt và thành đạt trong xã hội. Mặc dù trường Tomoe chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi rồi bị bom đạn của thế chiến thứ hai phá sập, toàn bộ học sinh luôn luôn khắc ghi ngôi trường trong ký ức của họ, đặc biệt là Totto-chan. Cô bé vẫn nhớ mãi lời thầy Kobayashi nói: "Em thật là một cô bé ngoan". "Nếu không học ở Tomoe..." - tác giả viết - "nếu không được gặp thầy Kobayashi, có lẽ tôi đã là một người mang đầy mặc cảm tự ti với cái mác ‘đứa bé hư’ mà mọi người gán cho". Nhà văn Tetsuko dành những trang cuối của tác phẩm để viết các bạn bè cùng lớp của mình và cả cuộc sống sau này của họ. Có người đã trở thành nhà khoa học, người chuyên trồng hoa lan, người trở thành nhà giáo dục và nghệ sĩ nhưng cũng có người đã qua đời vì bệnh tật.
I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.
II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:
- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.
II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:
- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Đề 1:
Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá !
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...
Đề 2:
Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.
Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…
Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.
Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…
Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.
Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.
Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.
Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.
Đây nhé : ( mình đọc trong sách nhé ) Bài số 1
Một ông nhà giàu có đứa con trai ham chơi hơn thích học. Ông bắt nó ở trong “Thơ phòng” đọc sách, rồi ông rình nghe.
Một lát nó nói:
Hay thật! Hiểu rồi.
Ông rất mừng, bước vào hỏi:
Con hiểu câu nào trong sách mà nói rằng hay? Đâu chỉ cho tía xem.
Cậu công tử đáp:
Thưa tía, con thiết nghĩ đọc sách thật là bổ ích; nó mở mang trí óc rất nhiều. Từ bấy lâu nay con tưởng sách là chữ viết, nay coi kỹ, quả thật là chữ in.
Bài số 2 :
Trong lúc biên giới Mỹ đóng chặc cấm cửa bò nhập từ Canada, một nữ phóng viên phỏng vấn chú Hai Già, chủ một trại bò.
- Thưa chú Hai từ đâu mà có bịnh bò điên?
- Một con bò cái mỗi ngày được người ta vắt sữa
- Thưa chú Hai, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra thôi
- Thì con bò cái mỗi ngày người ta vắt sữa sáu lần
- Thưa chú, con bò được vắt sữa mấy lần kệ nó đi, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra.
- Một con bò cái mỗi ngày được vắt sữa sáu lần nhưng sáu tháng mới được nhảy một cái đấy cô ạ.
- Chú Hai Già à, tôi nghĩ là chú hiểu lầm câu hỏi của tôi. Việc vắt sữa sáu lần một ngày và nhảy sáu tháng một lần đâu có liên quan.
- Sao không liên quan chớ. Tôi hỏi cô, nếu một ngày tôi vắt sữa cô sáu lần nhưng sáu tháng cô mới được nhảy một cái thì thử hỏi cô có điên không!?
Dù ai trên thế gian này,
Cùng đều mong muốn được tày như em
Không tin đọc thử mà xem
Đọc rồi mới biết rằng em thật thà:
Em đây dáng vẻ thướt tha,
Đoan trang, thùy mị, nết na, dịu hiền,
Mặn mà nhan sắc tựa tiên,
Thông minh, nhạy bén lại siêng lụng làm,
Cần cù, chăm chỉ, giỏi giang,
Khôn ngoan, nhân hậu, dịu dàng, dễ thương,
Từ lâu đã biết kính nhường,
Hiểu thấu "xã hội", tỏ tường " tự nhiên",
Về tài thì biết đóng phim
Cầm, kì, thi, hoạ, cộng thêm diễn hài
Một tay quán xuyến trong ngoài
Chỉ mong phụ mẫu hưởng ngày bình an
Thường hay giúp đỡ xóm làng
Được lòng cô bác họ hàng gần xa
Khoan dung, độ lượng, vị tha
Nhân từ, phúc đức khó mà tìm đâu
Trời đã về chiều, bầu trời trở lên u ám, báo hiệu một cơn mưa to đã đến. Mọi người nhanh chóng xu dọn vào để tránh cơn mưa kia. Tôi vội vàng đi xu quần áo, mẹ tôi chạy ra ngoài sân xu mấy lia cá mới phơi vào. Em trai tôi thì cũng nhanh nhảu đứng cổ vũ anh trai. Mọi việc vừa xong thì cơn mưa to cũng trút xuống. Mưa to đổ xuống ầm ầm như có cả biển nước từ trên trời hắt xuống. Mọi người đều hết sức lo lắng cho bố tôi. Bố tôi đang trên đường đi làm về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi điện cho bố nhưng đầu kia mãi không có ai nhấc máy. Mẹ như ngồi trên đống lửa, cứ đi đi lại lại trong nhà. Tôi đến an ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc mưa to quá bố không nghe thấy điện thoại đâu. Nói thế thôi, tôi cũng lo lắng không kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, những tia sét vẫn cắt ngang bầu trời, không chịu buông tha một ai. Đang cuộn trong dòng suy nghĩ , tôi đã thấy ai về trước cửa, lòng tôi bỗng vui như có hội, tôi chạy ra đón bố, đỡ cặp cho bố. Thật may mắn, bố tôi đã không bị cơn mưa ki quật ngã. Gia đình tôi là như thế đấy, mọi người đều hết sức yêu thương nhau, không bao giờ có thể bỏ mặc nhau được.
I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.
II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:
- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Ra mắt độc giả vào năm 1852, tiểu thuyết Túp Lều Bác Tom đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm của những người tiến bộ trong tầng lớp da trắng cũng như nhận được sự đồng cảm sâu sắc của những người nô lệ da đen.
Thông qua nhân vật chính là bác Tom, một người nô lệ da đen trung thực phải chia lìa vợ con, phải sống cuộc sống tủi nhục, thường xuyên bị đánh đập, ngược đãi, bị bán đi bán lại như một món hàng, tác phẩm ca ngợi sự kiên quyết bảo vệ phẩm giá con người của những người nô lệ da đen, đồng thời đanh thép phê phán chế độ nô lệ tàn bạo với những điều luật bênh vực bọn chủ nô mất nhân tính, sẵn sàng vì đồng tiền mà chà đạp lên quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của những người da đen bất hạnh.
Nếu bạn từng có tuổi thơ với những ngày hè mộng mơ bên trang sách dang dở của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hay từng lớn lên từ những miền quê Việt Nam thanh bình chắc hẳn bạn cũng không thể bỏ qua cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – tác phẩm được giải thưởng văn học ASEAN năm 2010 của Nguyễn Nhật Ánh. Quyển sách đã gây sốt trở lại khi được đạo diễn Victo Vũ chuyển thể thành bộ phim với tựa đề được giữ nguyên.Nguyễn Nhật Ánh (7-5-1955) quê tại thôn An Mỹ, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông được mệnh danh là ông hoàng của dòng văn học trẻ thơ. Trước trào lưu văn học nước ngoài ngày càng được giới trẻ ưu thích thì những tác phẩm viết về tuổi thơ của ông vẫn thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. Đó là minh chứng cho sự tồn tại mạnh mẽ của văn học Việt Nam.“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là 1 cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam ngày 9/12/2010. Đây là một trong các truyện dài của ông, ra đời sau “Đảo mộng mơ” và “Lá nằm trong lá”. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một trong những quyển sách Việt Nam bán chạy nhất năm 2010 đến bây giờ. Tổng số bản in lên đến hơn 20.000 bản.Câu chuyện là những trang nhật ký xoay quanh cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều -13 tuổi. Thiều sống ở một vùng quê nghèo, cùng với một người em trai tên Tường-một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, trong thâm tâm mình cậu rất thương em mình và là một người hào hiệp. Truyện cũng mở ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân và những người bạn cùng lớp. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận – cô bé xinh xắn, học chung lớp nhưng hơn cậu một tuổi. Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết của Tường và Mận khiến cho cơn ghen tức trong Thiều tăng theo thời gian. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả như đói kém, mất mùa ; Cùng lúc đó sự hẹp hòi và đố kỵ trong Thiều nhiều đến mức khiến cho em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi Tường ngồi dậy được và kể về một nàng công chúa chơi thân với Tường khiến Tường có động lực hồi phục. Công chúa ấy thật ra là Nhi – con của một người mổ lợn trong làng, có vấn đề về thần kinh nên tự nhận mình là công chúa. Sự nôn nóng được gặp Nhi thôi thúc Tường tập đi lại. Khi hai anh em thấy Nhi bị bắt nạt, Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân của mình để bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nhờ đó mà cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.Đây là câu chuyện cổ tích về tuổi thơ, tình ạnh em, về tình bạn giữa cuộc sống xô bồ, vội vã này. Nó giống như những bông hoa vàng trên bãi cỏ xanh rộng lớn để rồi khi gấp trang sách lại, ta khẽ mỉm cười, chợt nhận ra có cái gì đó nảy nở trong lòng. Đây là lần đầu tiên ông đưa ra nhân vật phản diện vào tác phẩm của mình . Sự đố kỵ, hung hang của Sơn khi cố giành bé Mận từ tay Thiều. Bé Nhi chính là yếu tố làm cho câu chuyện liền mạch, tình cảm của các cô-cậu bé cũng gắn bó hơn bao giờ. Đối với những độc giả trung thành của nhà văn thì đây là tác phẩm có nét độc đáo so với các tác phẩm trước. Nguyễn Nhật Ánh trong một lần trả lời phỏng vấn đã chia sẻ : “Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh, tôi luôn luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Khi ấy là khi tôi nhận ra mình đã ở quá xa sân ga tuổi thơ và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng lại gần.”. Cuốn sách“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” không chỉ là cuốn sách chỉ để đọc một lần, thi thoảng chúng ta mở vài trang rồi gấp lại để khiến tâm hồn thêm chút thư thái, thảnh thơi giữa cuộc sống vội vã. Trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nhật Ánh cũng viết rằng: “ Cuốn sách này không dành cho trẻ em nhưng viết cho những ai từng là trẻ em.”. Và ở cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng vậy, cuốn sách không chỉ dành cho các em thiếu nhi mà dành cho ai từng có một tuổi thơ.
đau tay quá