K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2019

Tham khảo:

1. MỞ BÀI
Giới thiệu cây phượng: một loài cây rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta

2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: phượng có nguồn gốc ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Đặc điểm

  • Thân cây: thân gỗ, cao từ 6-12m, lớp vỏ cây xù xì, có màu nâu
  • Lá cây: nhỏ như lá me, màu xanh cốm, mọc đối xứng
  • Tán cây: rộng, có nhiều cành nhỏ
  • Rễ cây: rễ cọc, ăn sâu xuống mặt đất
  • Hoa phượng: có 5 cánh, màu đỏ lốm đốm trắng, gồm nhiều bông, nhiều chùm
  • Quả: dài và cong như lưỡi liềm, có nhiều hạt


Công dụng, ý nghĩa

  • Phượng trồng để lấy bóng mát
  • Làm đẹp cho phố phường, trường học
  • Rễ cây dùng làm thuốc, thân để lấy gỗ
  • Gắn liền với người học sinh, tuổi học trò
  • Đi vào thơ ca, nhạc họa


Sinh trưởng

  • Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh
  • Có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, đồi núi, trung du
  • Dễ trồng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất
  • Tuổi thọ không cao: khoảng 30 tuổi


3. KẾT BÀI
Khẳng định vai trò của cây phượng trong cuộc sống hàng ngày

11 tháng 9 2019

  1. Tham khảo: Là học sinh, chắc hẳn chúng ta chẳng còn xa lạ gì với cây phượng. Loài cây gần gũi ở một góc sân trường không chỉ cho bóng mát mà còn gắn liền với biết bao kỉ niệm tuổi học trò, trở thành người bạn gần gũi của biết bao thế hệ học sinh.

    Phượng có nguồn gốc từ những cánh rừng ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

    Phượng là loài cây thân gỗ. Thân phượng cao từ 6-12 m, chiều ngang phải hai người ôm mới xuể. Vỏ cây màu xâu, xù xì, những cây phượng già ở thân còn có những mấu nổi lên như những cục u. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông xa như chiếc ô khổng lồ, từ cành chính mọc ra vô vàn những cành nhỏ hơn. Mùa hè, bóng cây râm mát che rợp một góc sân trường, mùa đông cây trút hết lá, cành cây trơ trụi, khẳng khiu. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con giun bò ngoằn nghoèo. Hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ 5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ. Mùa hoa hết, ta lại thấy những quả phượng dài và cong như lưỡi liềm. Quả phượng khi non có màu xanh, già chuyển sang màu đen và có nhiều hạt.

    Phượng chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của con người. Phượng thường được trồng ở những nơi công cộng như công viên, trường học để cho bóng mát. Tán phượng xanh mát vừa là chỗ cho chim muông làm tổ, vừa là nơi lí thú để học sinh nghỉ ngơi, hòa mình vào những trò chơi tinh nghịch. Cây phượng cao lớn với những chùm hoa đỏ rực như lửa cháy cũng góp phần tô điểm cho phố phường, trường học. Loài hoa ấy đã trở thành biểu tượng cho thành phố Hải Phòng, được mệnh danh là thành phố hoa phượng đỏ. Thân cây dùng để lấy gỗ, tạo nên đồ nội thất trong gia đình. Rễ cây còn có công dụng ít ai ngờ tới là dùng làm thuốc. Hoa phượng còn được ưu ái gọi với cái tên là hoa học trò. Có lẽ vì phượng thường nở vào mùa hè, là lúc những kì thi sắp tới và người học sinh phải tạm chia xa mái trường thân yêu. Nhìn những bông phượng kiêu hãnh khoe sắc đỏ trên nền là đám lá xanh mướt, lòng người học sinh không khỏi có những xúc động, xốn xang. Một chút lo lắng vì kì thi sắp đến. Một chút khẽ vui vì mùa hè về, kì nghỉ hè cũng đến. Một chút lưu luyến, bâng khuâng vì sắp phải tạm biệt thầy cô, bạn bè, cả cây phượng thân quen là nơi tụ tập bạn bè mỗi giờ ra chơi. Đối với người học sinh cuối cấp, những cánh phượng ép khô trên trang vở chứa đựng biết bao tình cảm, là những hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nhất của những ngày cắp sách đến trường. Chừng nào phượng còn hiện diện ở sân trường, thì phượng vẫn sẽ mãi là người bạn thân thiết của người học trò, chứng kiến những vui buồn, hờn giận, yêu ghét của tuổi mới lớn. Và như một người bảo vệ già thầm lặng, phượng đứng đó, dang cánh tay rộng lớn như muốn bảo vệ cho cả ngôi trường, để lũ học sinh yên tâm vui đùa dưới tán cây râm mát: “Mười năm phượng, phượng huy hoàng vẫn phượng
    Áo trắng trong ngày tháng phất phơ soi
    Ta cùng mình như cành cây riết quấn
    Vương lòng nhau ràng rịt biết bao đời.”
    (Phượng mười năm-Xuân Diệu)
    Sắc đỏ của phượng cũng từng nhiều lần đi vào thơ ca nhạc họa, ta có thể kể đến Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu.

    Phượng dễ trồng và dễ sống. Cây tái sinh từ hạt và trồi đều mạnh, có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, miền núi, trung du, đồng bằng... Cây phát triển nhanh, không kén đất, ưa sáng, rất dễ trồng. Tuy nhiên, cây có tuổi thọ không cao lắm, chỉ 30 tuổi đã già cỗi, thân mục rỗng, bị sâu bệnh tấn công. Những cây trồng trong trường học hoặc công viên có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ tầm 40-50 tuổi.

    Tình cảm của con người đối với cây phượng dù có dùng ngôn từ nào cũng không thể diễn tả hết. Phượng nở không chỉ là một mùa hoa, phượng nở gọi về bao kí ức tươi đẹp, gọi một thời ngây thơ, trong sáng và làm sống dậy cái phần ngủ quên bấy lâu trong tâm hồn mỗi người.
    Thuyết minh về cây phượng lớp 9 hay nhất - Dàn ý văn mẫu cây phượng vĩ
    Cây phượng gắn liên với tuổi học trò thơ ngây
    BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY PHƯỢNG 2
    Mùa hè về lại một mùa râm ran tiếng ve. Nắng càng vàng, cây càng xanh, hoa càng thắm sắc. Được mệnh danh là” hoa học trò”, một mùa phượng vĩ lại đến. Những cây phượng nở hoa đỏ rực một vùng trời

    Phượng có tên khoa hoc là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây có nguồn gốc từ Madagasca. Là cây có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, cây được trồng quen thuộc ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học và các công trình. Phượng phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, đặc biệt mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.00 đến 2.00 mm/năm. Vì điều kiện phù hợp nên khu vực Caribe trồng rất nhiều phượng vĩ.

    Phượng có chiều cao trung bình từ 2m trở lên. Có nhiều cây cổ thụ cao hơn cả nóc nhà. Khác với cây bàng, thân phượng không to và sần sùi. Thân cây chỉ cần một vòng tay ôm cũng bao trọn. Vỏ cây màu nâu ngả sang màu xanh rêu, không có những u bướu như cây bàng. Rễ cây lớn nổi gồ ghề trên mặt đất, đâm sâu xuống lòng đất hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

    Phượng là loại cây lá kép gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm. Lá mọc song song ở hai bên cuống, trông xa như đuôi chim phương. Có lẽ vì đặc điểm mà cây có tên là phượng vĩ chăng? Lá phượng không giống lá bàng to bằng bàn tay có thể che nắng che mưa. Lá phượng mỏng, từng lá một nhỏ bé rợp vào nhau không khít bởi thế ánh nắng có thể xuyên qua in thành từng đốm nắng trên mặt đất.

    Mùa hè, khi tiếng ve bắt đầu râm ran, cũng là lúc hoa phượng nở. Nhắc đến phượng người ta sẽ nghĩ đến hoa phượng bởi màu sắc đặc trưng của nó. Một màu đỏ rực rỡ như lửa. Hoa phượng không mọc đơn mà mọc thành từng chùm lớn. Từng chùm lại đan vào nhau khiến cho cây phượng mỗi mùa ra hoa nhìn xa như mâm xôi gấc khổng lồ. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh mài đỏ đốm trắng. Nhuỵ hoa phượng thường được lấy để chơi chọi gà. Nhuỵ hoa có hình bầu dục, dài và cong. Cánh hoa phượng khô thì được lũ học trò lấy về ép vào trong trang vở lưu bút.

    Phượng nở hoa vào tháng Năm tháng Bảy hàng năm. Hết mùa phượng nở, tháng Tám, tháng Mười sẽ có quả phượng, Quả phượng non có màu xanh, mỏng dài khẽ đung đưa trong gió. Khi chín quả phượng có màu nâu đen, hình quả đậu dài dẹt. Cứ thế một vòng tuần hoàn sinh trưởng của phượng nối tiếp nhau. |

    Cây phượng được trồng rất nhiều trên hè phố vì nó dễ trồng. Cây phượng có khả năng chịu hạn rất tốt và sinh trưởng đơn giản. Con người không cần quá chú tâm vào chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn có thể sống rất tốt. Đây là một tỏng những lý do cây phượng được trồng rất nhiều trên vỉa hè, các công ty, trường học có khuôn viên rộng.

    Cây phượng vào mùa hè lá xanh toả bóng rất mát. Màu xanh của lá phượng nhìn vào cho ta một cảm giác tươi mát lạ thường. Cây phượng gắn liền với thế hệ tuổi học trò. Khi phượng bắt đầu nở báo hiệu cho một mùa chia tay đang đến. Những lưu luyến vấn vương in sâu trong từng cánh phượng. Những bức ảnh kỉ yếu với những vòng hoa phượng đội đầu hay những chùm phượng cầm tay ghi lại khoảnh khắc tươi đẹp nhất tuổi học trò ngây ngô hồn nhiên. Cây phượng như một minh chứng cho quãng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời đi học.

    Không chỉ vậy, hoa phượng còn đi vào trong thơ ca, trở thành những hình ảnh quen thuộc của các thi sĩ “Huế của O . Phượng đỏ hồng lửa Hạ
    Hương Giang cươì . vụn vỡ nhịp chèo khua nắng
    Chờ O . vương vãi chuỗi hạt ngà
    Rụng lốm đốm . hoa vàng nền cỏ lụa...”
    (Tiều phu)
    Hay
    “ Em có nhớ trong sân trường bữa ấy
    giờ ra chơi em phơi nắng chiều đông
    gió bấc khô làm đôi má se hồng
    cùng chúng bạn em ngồi quanh gốc phượng”
    (Luân Hoán)

    Phượng cứ thân thương được gọi bằng cái tên thân mật: “ Hoa học trò” như để khẳng định vị trí quan trọng của nó với lứa tuổi đẹp nhất đời người- tuổi học sinh. Vì vậy, cây phượng với mọi người sẽ mãi được nâng niu và trân trọng

    Trên đây là dàn ý hướng dẫn và 2 bài văn mẫu thuyết minh về cây phượng để các bạn tham khảo, riêng bài thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả vforum.vn sẽ cập nhật sau hoặc các bạn cũng có thể dùng 2 bài trên và sửa đổi thêm miêu tả vào nhé Tham khảo thêm:
    1. Thuyết minh về cái kéo lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu thuyết minh về cây kéo
    2. Thuyết minh về hoa hồng lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu thuyết minh về loài hoa em yêu thích
    3. Thuyết minh về cây vải ở quê em lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu thuyết minh cây trồng
    4. Thuyết minh về con gà lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu thuyết minh về vật nuôi quê em
    5. Thuyết minh về con mèo lớp 9 hay nhất - Văn mẫu, dàn y thuyết minh về con vật
    Chủ đề cùng chuyên mục:
    • Bài viết số 6 lớp 9 đề 1: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích...
    • Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lớp 9 hay nhất
    • Thuyết minh về dụng cụ học tập của học sinh lớp 8, 9 - Thuyết minh về...
    • Bài văn Nghị luận xã hội về vấn đề cá nhân với tập thể hay
    • Thuyết minh về quyển sách giáo khoa ngữ văn 9 - Dàn ý, văn mẫu về...
    • Thuyết minh về cái quạt điện lớp 9 hay nhất - Văn mẫu, dàn ý cái quạt...
    • Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa lớp 9
    • Văn mẫu lớp 9: Tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường cũ hay nhất
    Tổng hợp VĂN MẪU HAY NHẤT được viết bởi VFORUM.VN, vui lòng ghi nguồn khi sao chép và share để ủng hộ nhóm Quick reply to this messageTrả lời
19 tháng 11 2021

Tham Khảo

     Dựa vào dàn ý để làm bài hoàn chỉnh theo ý mình nhé!!

I. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:

- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong bài viết)

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa:

- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người

- Dùng để viết, để vẽ.

- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.

Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.

“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế (so sánh)… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.

Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhân hóa: in đậm.

Xin chào mọi người ! Tôi là chú kiến đen có ngoại hình nhỏ con . Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về tôi và các anh em khác trong dòng họ . Tôi là Kiến Gió.  Tôi là một côn trùng thuộc bộ Cánh màng . Tôi có kích thước thay đổi từ 0,75 đến 52 milimét  .Tôi có một cái đầu nhỏ và những chiếc chân bé lúc nào cũng nhanh nhẹn .  Dòng họ tôi cũng có ngoại hình như tôi . Hàng ngày , tôi và các anh em trong nhà thường đi tha mồi về tổ . Chúng tôi luôn đoàn kết để đem những thức ăn về dự trữ mùa đông . Ngoài loài Kiến Gió ra , tôi còn có hơn 100 triệu loài kiến trên khắp thế giới . Tuy chưa được gặp các anh em nhưng lòng tôi luôn vui khi họ thường xuất hiện trên các trang mạng của loài người . Loài kiến chúng tôi rất có ích cho hệ sinh thái . Chúng tôi đóng góp khoảng 15 – 20% hoặc trung bình là 25% nếu ở vùng nhiệt đới . Các bạn thấy không ? Tôi và các anh em rất hữu ích cho loài người và hệ sinh thái phải không nào ? 

23 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng  học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.

7 tháng 9 2022

có biện pháp nào trong bài này vậy ạ

 

4 tháng 9 2016

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

4 tháng 9 2016

cho câu chủ đề ' nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất ' 

hãy viết thành đoạn văn diễn dịch trong đó sử dụng câu phủ định

ai  biết làm không làm giúp mk với