K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2016

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền Nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

 

5 tháng 3 2021

“Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng”

Nhắc đến Hải Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn - miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.

Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc. Không chỉ vậy Đồ Sơn còn là quê cũ của người Kinh Tam Đảo, vào giữa thế kỉ XVI-XVII, hơn trăm người dân ở Đồ Sơn đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lí của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung - Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn nói bằng tiếng Việt cổ và duy trì một số tập tính của người Việt.

Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,… sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lí tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền. Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “Đà Lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Ngoài ra nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa riêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.

Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.

5 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách. Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng. Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.  
7 tháng 1 2022

tham khao:

 

Bánh chưng là món ăn cổ truyền quen thuộc đối với mọi gia đình Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Với nhiều người dân, hình ảnh bánh chưng là biểu tượng của sự no ấm, đủ đầy trong năm mới. Cho đến ngày nay, cứ vào mỗi dịp giao thừa rất nhiều gia đình lại cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng.

Bánh chưng được biết đến qua câu chuyện “ Bánh chưng, bánh Giầy” ra đời vào đời vua Hùng thứ 6. Từ đây bánh chưng được lưu truyền và gìn giữ như một món ăn ẩm thực không thể thiếu của người Việt Nam.

Dù có qua bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa thì hình thức về cách làm nên một chiếc bánh chưng bao đời vẫn không có gì thay đổi.

Nguyên liệu gồm có gạo nếp thơm ngon, nhiều gia đình sử dụng nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng, lá dong tươi, thịt lợn, nhiều gia đình sẽ mua thịt nạc hoặc thịt ba chỉ sau đó băm nhỏ cho thêm vào tiêu, bột ngọt, đường. đậu xanh sạch vỏ màu vàng.

 

Cuối cùng, nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình gói bánh chưng đó là lá dong gói bên ngoài. Khi mua phải lựa chọn những chiếc lá dong tươi, mới, màu xanh đậm. Sau khi mua về phải cắt bỏ cuống và rửa sạch. Về công đoạn gói bánh đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Bên trong chiếc bánh chưng được bao bọc bởi phần nhân thịt và đậu xanh thơm ngon.Bên ngoài nhân là gạo nếp. Để cố định bánh, người làm phải chuẩn bị lạc giang để gói bánh chưng cho thật chắc chắn và không bị tuột.

Sau công đoạn gói bánh, người làm chuyển sang bước nấu bánh. Để nấu được chiếc bánh chưng thơm ngon, dẻo mềm thì bánh chưng phải được nấu với ngọn lửa từ củi khô. Chuẩn bị một nồi lớn với 100 lít nước, sau đó cho bánh chưng vào, chờ đợi  trong thời gian là 8-10 tiếng.

Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt. Nếu thiếu bánh chưng trong ngày quan trọng này, dường như không còn ý nghĩa gì, vì vậy bất cứ ai đến chơi nhà người Việt vào ngày Tết cũng đều sẽ bắt gặp hình ảnh bánh chưng Không những vậy, bánh chưng còn là hình ảnh để ca ngợi nên giá trị của những hạt gạo- hạt ngọc trời và nền văn minh lúa nước.

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

 

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.

Tham khảo

 

Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

 

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

 

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

27 tháng 12 2021

Tham khảo

Nếu người Nhật đĩnh đạc và oai vệ với Kimono, người Hàn Quốc điệu đà và lộng lẫy với bộ Hanbok, Người Ấn Độ huyền bí với Sari thì người Việt Nam tinh tế và lịch thiệp trong tà áo dài truyền thống. Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn từ chiếc áo sườn xám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được xẻ tà.

 

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kỳ và giai đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng, lịch thiệp và kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Quần áo của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.

Trải qua năm tháng, chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Đầu thế kỉ XX, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần hai ống dài thay thế dần chiếc váy. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.

Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà trước và sau được nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ ôm khít, tà sẻ cao hơn trước. Áo dài khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra tôn vinh lên rất nhiều.

 

Tay áo được tính từ vai. Tay áo không có cầu vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Cho đên nay, cấu trúc chiếc áo dài truyền thông tương đôi đã ổn định.

Khi Việt Nam tham gia khối APEC năm 2006, đại biểu của các nước đã mặc chiếc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam chụp một bức hình kỉ niệm. Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng năng động, cá tính, nhiều nhà thiết kế thời trang đã thiết kế chiếc áo dài tân thời theo lối phá cách, những chiếc áo dài ngắn tay thậm chí không có tay áo đi chung với những chiếc quần jean cá tính,… làm cho chiếc áo dài thêm năng động, trẻ trung nhưng không mất đi vẻ kín đáo, tế nhị.

Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu đen, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

22 tháng 12 2017

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

– Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì ?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

22 tháng 12 2017

I. Mở bài: giới thiệu món ăn yêu thích
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II. Thân bài: thuyết minh về bánh chưng
1. Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân

III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

5 tháng 3 2023

Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là Lăng Ông, là cách gọi phổ biến của người dân địa phương đối với miếu Thượng Công, nơi thờ Đức Thượng Công, danh xưng dân gian phong cho Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng nằm ngay khu vực ngã ba Bà Chiểu, xưa thuộc làng Hoà Bình, tỉnh Gia Định, nên nhắc đến Lăng Ông thường đi đôi với địa danh Bà Chiểu. Ngày nay, khu lăng mộ với diện tích còn lại khoảng 18.500 m2 toạ lạc uy nghi giữa giao điểm của bốn con đường thuộc khu vực quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh có thêm khuôn viên thoáng đãng, xanh mát mở ra một không gian sinh hoạt công cộng lí tưởng dành cho người dân.

Cổng lăng trổ ra bốn hướng, phía Nam là cổng lớn Tam Quan nổi tiếng với 4 chữ Hán “Thượng Công Miếu” khắc nổi ở bên trên. Cổng lớn này một thời được chọn làm hình ảnh biểu tượng của đất Sài Gòn – Gia Định.

Lăng nằm trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”. Theo quan niệm địa lí Đông phương học, nơi được chọn đặt âm phần của quan Tổng trấn nằm vào long mạch, hợp với “địa linh nhân kiệt”, vì thế sẽ mang lại tài lộc, sự an lạc đời đời cho dân chúng cư ngụ trong vùng.

5 tháng 3 2023

gấp lắm ạ