Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.
Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.
Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.
Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.
Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.
Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.
Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.
Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.
Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.
Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..
Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…
Những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) từng là thủ phủ của dân tứ xứ về khai thác đá quý. Sau thời hoàng kim, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá vô tri vô giác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Hiện nay, Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Nguyên liệu làm tranh đá phần lớn là đá ruby “mắt tôm” tự nhiên, có màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích. Dù mới thịnh hành khoảng mấy năm nay, nhưng tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước và thế giới.
Được biết, người dân trong vùng học được nghề làm tranh đá quý nhờ một người có tên là “Cường bạc” thường xuyên tiếp xúc với những ông chủ cỡ “bự” người Thái mò đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giầu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học mót được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.
Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giã đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã liên hồi cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.
Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như: Phân xưởng rửa đá bằng axít, phân loại đá, giã đá và ghép tranh. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người giã đá tâm huyết với nghề gần 20 năm làm tranh đá, chia sẻ: Giã đá phải theo một quy trình. Khâu đầu tiên là rửa đá, tiếp đó là cho đá vào cối giã. Giã xong dùng sàng nhỏ để lọc ra những viên còn to, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục giã lại. Nhìn đôi bàn tay chai sạn của những người đập đá mới hiểu hết công việc của họ vất vả biết nhường nào. Trung bình mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ giã được 1 kg đá.
Sau khi giã đá là công đoạn chế tác tranh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật hết sức công phu. Sau khi họa sĩ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ phoócmica xong, những công nhân tỷ mỉ rắc đá và bột đá với độ mầu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo 502 cho chúng kết dính. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất là biến những viên đá mầu nhỏ li ti thành những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt.
Chị Bùi Thanh Ngoan, thị trấn Yên Thế, Lục Yên (Yên Bái) chủ cửa hàng tranh đá quý cho biết: “Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn”
Chị Nguyễn Thị Hạnh, một nghệ nhân ghép tranh đá quý lành nghề ở thị trấn Yên Thế cho hay: “Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh.
Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối. Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn”. Những người làm tranh còn cho biết thêm, để có những loại đá quí như đá lông công (đá xanh) để làm lá phải mua tận bên Lào, hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch), màu vàng là chất liệu đá opan mua từ miền Nam... Theo những người thợ làm tranh đá quý thì khi những bức tranh đá bị bẩn hoặc muốn làm mới chỉ cần lấy dầu bóng tóc, màu sơn xoa trực tiếp lên bề mặt tranh để rửa, bức tranh đá quý sẽ sạch, bóng trở lại.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: Hiện tại, nguyên liệu làm tranh đá tại Lục Yên đang dần khan hiếm do cơn lốc khai thác đá quý những năm gần đây. Vì thế các xưởng tranh đá quý đã nhập nguyên liệu đá quý từ Quỳ Hợp, Đắk Nông, thậm chí từ xứ sở đá quý xa xôi như Mianma. Dù mới hình thành được vài năm gần đây, nhưng làng tranh đá quý Lục Yên đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều người dân trong vùng. Hiện nay, một số cơ sở tranh đá quý Lục Yên vẫn sử dụng những mẫu vẽ sẵn từ một số mẫu tranh dân gian đơn giản như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… Do thị hiếu của người chơi tranh mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đơn đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.
Trong cái khó đã “ló” cái khôn, người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo.
DÀN Ý CHI TIẾT
I,MỞ BÀI
Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.
II.THÂN BÀI
1.Nguồn gốc, xuất xứ
- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
- Theo tài liệu của người Pháp:
+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).
+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.
- Theo truyền thuyết dân gian Vìêt Nam:
+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
2.Kết cấu
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô.
- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.
- Có rất nhiều đảo và cồn đá.
- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.
- Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.
- Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.
- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.
- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.
- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.
- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
3.ý nghĩa
- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.
- Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.
III.KẾT BÀI
- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.
- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên ĩhẻ giới.
Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.
Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.
Đ1
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.
Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.