Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Thạch Đà quê hương yêu dấu” là một cuốn sách hay, được viết bởi chính những người con của Thạch Đà xa quê. Đọc “Thạch Đà quê hương yêu dấu”, chúng ta sẽ được trở về với miền quê Thạch Đàgiàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng trong dòng chảy chung của dân tộc, thấy được con người Thạch Đà hiền hòa, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Để rồi, trong mỗi chúng ta ngày càng cảm thấy yêu quý và tự hào hơn về miền quê Thạch Đà yêu dấu.
Với những tư liệu sinh động, phong phú và cách kể chuyện tự nhiên, với những ngôn từ giản dị, gần gũi, tôi tin tưởng rằng, cuốn sách sẽ là người bạn đồng hành thân thiết trong hành trang của mỗi người, gắn kết tình cảm và nâng bước cho những người con Thạch Đà xa quê tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, vươn lên giành những đỉnh cao mới trong công việc và cuộc sống; chung tay góp sức xây dựng quê hương Thạch Đà giàu mạnh. Đồng thời, đây cũng là món quà tinh thần nhỏ bé của những người con xa quê gửi về quê hương Thạch Đà yêu dấu.
Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.
Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.
Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.
Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".
Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.
Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.
Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.
Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.
Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.
Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.
Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.
Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".
Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.
Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.
Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.
Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.
Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.
Mở bài:
giới thiệu về đền đức thánh nguyễn
Thân bài:
* vị trí:
Đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Đền thờ Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn. Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989.
* giới thiệu về đức thánh nguyễn:
Đức Thánh Nguyễn Minh Không sinh ngày 15 tháng 10 (1065-1141).[2] Sau khi mất ông được tôn hiệu là Lý Quốc Sư, tên gọi này để chỉ ông là một cao tăng có chức vị đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo sau này là những nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sùng là đức Thánh Nguyễn, đức Thánh Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị Thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng.
Quốc sư Nguyễn Minh Không là con người mang ánh xạ của thời đại nhà Lý. Ông đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, hàng ngày tìm thuốc trong vườn Sinh Dược mà trở thành danh y, chữa bệnh lạ cho Vua, sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng. Ông khó công tầm sư học đạo, để từ một nhà sư ở từ phủ Tràng An ra kinh thành làm Quốc sư, đứng đầu hàng tăng ni trong nước, danh vọng và đạo pháp đạt đến đỉnh cao. Hành trạng của ông thể hiện nên cái không khí của Phật giáo thời Lý thần bí, kỳ dị, đầy rẫy sự hoang đường nhưng đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phục hưng và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam về nhiều mặt: triết lý, văn học, kiến trúc, mỹ thuật, kỹ nghệ… làm nền tảng cho sự phát triển của văn hoá Việt sau này.
Tại quê hương Ninh Bình rất nhiều đền thờ đức Thánh Nguyễn khác. Trong số đó phải kể đến đền thờ Thánh Nguyễn ở khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính là nơi ông đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Tại chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn, nơi được mệnh danh là "Nam thiện đệ tam động", tức động đẹp thứ ba của trời Nam cũng có đền thờ và tượng của ông. Khu di tích động Hoa Lư thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vua Đinh Tiên Hoàng trong ngôi đền cổ. Lý Quốc Sư còn được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành dưới chấn núi Cắm Gươm ở bên sông Hoàng Long, chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là đức Thánh cả.
* kiến trúc:
Đền quay hướng nam, song song với đường Vua Đinh hướng về cố đô Hoa Lư nên được xem như là một di tích thuộc Hoa Lư tứ trấn.[1] Đền nằm trên mảnh đất dài 100m rộng hơn 40m, tổng thể công trình kiến trúc khá quy mô, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Vào đền đi theo hai lối Đông Tây thấy có hai cột cờ hai bên vút cao. Đầu tiên là Vọng Lâu. Bên hồi của Vọng Lâu có cây đèn đá, cao hơn một mét, biểu tượng cái đèn của Nguyễn Minh Không ngày xưa ngồi thắp sáng để ngồi thiền tịnh. Huyền thoại kể rằng, cây đèn tự nhiên mọc lên, Nguyễn Minh Không thường đêm đêm ngồi bên cây đèn. Các loài chim, loài thú về chầu xung quanh, ánh sáng cây đèn chiếu sáng đến tầng mây trên không. Chính vì thế nhân dân tôn hiệu ông là Minh Không và từ đó trở đi tục gọi thiền sư là Minh Không.
Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công (trước theo kiểu chữ nhất 一 sau là chữ công 工). Năm gian tiền đường làm theo kiểu chồng rường, hồi có mái đại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xà nách, được bám vào cột chắc khoẻ như những ngấn mộng chính xác kín kít, phân bổ ở vị trí không để ảnh hưởng tới sự chịu tải của cột. Gian giữa trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán Thiên khái Thánh sinh (trời sinh ra Thánh). Bên trong để đồ tế khí, có hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4 m. Trong cùng là chính tẩm gồm 5 gian, thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông. Phía sau chính tẩm là gác chuông hai tầng, tám mái, cũng toàn bằng gỗ lim. Gác chuông đây treo một quả chuông nặng hơn 1 tấn, cao 1,60 m. Quanh đền có nhiều cây cổ thụ tán là xanh tươi và những cây cảnh điểm trang cho đền, tạo thành một bức tranh phong cảnh làng quê thâm nghiên, tĩnh mịch.
Cũng giống như các đền thờ thần Cao Sơn, thần Thiên Tôn và thần Quý Minh trong Hoa Lư tứ trấn, lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra cùng dịp với lễ hội cố đô Hoa Lư hàng năm.
* lễ hội:
Lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp nhân dân địa phương tri ân đức Thánh Nguyễn Minh Không, người con của đất Gia Viễn. Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần hoặc 10 năm một lần (tuỳ theo điều kiện kinh tế); lễ hội còn được tổ chức hàng năm vào dịp tháng Giêng. Trong phần lễ chính có tục rước nước từ sông Hoàng Long về đền; tế lục khúc, tế nam quan, nữ quan… phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian kéo co, cờ 32 quân, chọi gà, thi bóng chuyền, bóng đá.
* vai trò ý nghĩa của đề đức thánh nguyễn với nhân dân:
- là nơi để con người bày tỏ sự biết ơn của mình
- thỏa mãn đời sống tâm linh của con người
Kết bài:
khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của ngôi đền
Đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Đền thờ Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn. Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989.
Đền quay hướng nam, song song với đường Vua Đinh hướng về cố đô Hoa Lư nên được xem như là một di tích thuộc Hoa Lư tứ trấn.[1] Đền nằm trên mảnh đất dài 100m rộng hơn 40m, tổng thể công trình kiến trúc khá quy mô, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Vào đền đi theo hai lối Đông Tây thấy có hai cột cờ hai bên vút cao. Đầu tiên là Vọng Lâu. Bên hồi của Vọng Lâu có cây đèn đá, cao hơn một mét, biểu tượng cái đèn của Nguyễn Minh Không ngày xưa ngồi thắp sáng để ngồi thiền tịnh. Huyền thoại kể rằng, cây đèn tự nhiên mọc lên, Nguyễn Minh Không thường đêm đêm ngồi bên cây đèn. Các loài chim, loài thú về chầu xung quanh, ánh sáng cây đèn chiếu sáng đến tầng mây trên không. Chính vì thế nhân dân tôn hiệu ông là Minh Không và từ đó trở đi tục gọi thiền sư là Minh Không.
Đền có 4 toà làm theo kiểu tiền nhất, hậu công (trước theo kiểu chữ nhất 一 sau là chữ công 工). Năm gian tiền đường làm theo kiểu chồng rường, hồi có mái đại, trụ non xà đuôi chuột, các cặp xà dọc, xà ngang, xà nách, được bám vào cột chắc khoẻ như những ngấn mộng chính xác kín kít, phân bổ ở vị trí không để ảnh hưởng tới sự chịu tải của cột. Gian giữa trên cao ở phía ngoài có cuốn thư chạm khắc bốn chữ Hán Thiên khái Thánh sinh (trời sinh ra Thánh). Bên trong để đồ tế khí, có hai chiếc trống rất quý hiếm, mặt trống đường kính 1,4 m. Trong cùng là chính tẩm gồm 5 gian, thờ Nguyễn Minh Không và cha mẹ ông. Phía sau chính tẩm là gác chuông hai tầng, tám mái, cũng toàn bằng gỗ lim. Gác chuông đây treo một quả chuông nặng hơn 1 tấn, cao 1,60 m. Quanh đền có nhiều cây cổ thụ tán là xanh tươi và những cây cảnh điểm trang cho đền, tạo thành một bức tranh phong cảnh làng quê thâm nghiên, tĩnh mịch.
Cũng giống như các đền thờ thần Cao Sơn, thần Thiên Tôn và thần Quý Minh trong Hoa Lư tứ trấn, lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra cùng dịp với lễ hội cố đô Hoa Lư hàng năm.
Lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp nhân dân địa phương tri ân đức Thánh Nguyễn Minh Không, người con của đất Gia Viễn. Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần hoặc 10 năm một lần (tuỳ theo điều kiện kinh tế); lễ hội còn được tổ chức hàng năm vào dịp tháng Giêng. Trong phần lễ chính có tục rước nước từ sông Hoàng Long về đền; tế lục khúc, tế nam quan, nữ quan… phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian kéo co, cờ 32 quân, chọi gà, thi bóng chuyền, bóng đá.
Tại quê hương Ninh Bình có rất nhiều đền thờ Đức Thánh Nguyễn khác. Trong số đó phải kể đến đền thờ Thánh Nguyễn ở Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính là nơi ông đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Tại chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn, nơi được mệnh danh là Nam thiện đệ tam động, tức động đẹp thứ 3 của trời Nam cũng có đền thờ và tượng của ông. Khu di tích động Hoa Lư thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vua Đinh Tiên Hoàng trong ngôi đền cổ. Lý Quốc Sư còn được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành dưới chấn núi Cắm Gươm ở bên sông Hoàng Long, chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là Đức Thánh cả.
Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
2) Thân bài.
- Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,...
- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,...).
3) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
''Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định quê anh thì về''
Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất của nước ta đã 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông xâm lược. Với đạo lí ''Uống nước nhớ nguồn'', người dân Thành Nam đã xây dựng đền Trần - một di tích lịch sử văn hóa của người Việt.
Đền Trần ở đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được được xây dựng trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỉ XV. Đó là khu đất cao thế tọa long trước kia có con sông Vĩnh Giang chảy qua tạo cảnh sắc thanh bình. Dòng họ Trần dựng nghiệp ở vùng đất Tức Mạc. Đó là vùng đất phát tích đế vương. Năm 1239, vua Trần cho dựng cung điện nhà cửa. Năm 1262, vua Trần Thánh Tông mở yến tiệc đổi Tức Mạc thành phủ Thiên Trường. Phủ Thiên Trường là kinh đô thứ 2 sau Thăng Long.
Đền Trần gồm có 3 công trình kiến trúc gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, ta phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa Tiền Đường 5 gian, tòa Trung Đường 5 gian và tòa Chính Tổng 3 gian.
Đền Trần là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, quan trọng của tỉnh Nam Định được nhà nước xếp hạng di tích tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Lễ hội đền Trần diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 25-8. Người xưa có câu ''Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ'' để gợi nhắc con cháu Thành Nam nhớ về lễ hội, cùng với đó là lễ hội khai ấn thu hút rất nhiều khách thập phương.
Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đền Trần đã được tôn tại xây dựng để xứng đáng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nét đẹp cổ kính, sự linh thiêng của đền Trần sẽ được những du khách hành nhương ghi nhớ mãi.
A. Dân tộc ta có đạo lý lâu đời, quý báu uống nước nhớ nguồn thờ cúng những người đã khuất. Chúng ta không chỉ thờ cúng những người thân trong gia đình mà còn thờ cúng những người có công với đất nước. Với người dân Hải Phòng, một người có một vị trí như vây, rất quan trọng trong đời sống tâm linh là nữ tướng Lê Chân. Nơi thờ của bà là đền Nghè và đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng của thành phố Cảng.C2: Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Phòng, một miền đất đẹp, đặc sắc về văn hóa, giàu truyền thống lịch sử. Có thể ví Đồ Sơn hay Cát Bà là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, dải công viên ở trung tâm thành phố và hồ Tam Bạc là lá phổi xanh là thì đền Nghè chính là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố. Đến với Hải Phòng, bạn đừng quên ghé thăm đền Nghè để hiểu hơn về con người nơi đây.B. 1Đền Nghè là nới thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh, vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Cùng với hai bà trưng, nữ tướng đã lập nhiều chiến công như giúp Hai Bà Trưng đánh tan quân Thanh, được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ - Hải Phòng ngày nay. Đền Nghè ban đầu là một ngôi đền nhỏ làm từ tre, gỗ, qua nhiều lần, nhiều đời tôn tạo, đền Nghè có quy mô như ngày nay. Kiến trúc của đền Nghè mang đặc trưng kiến trúc của nhà Nguyễn. Cho đến ngày nay đền Nghè năm lặng lẽ trên một con phố rất yên bình là phố Lê Chân gần với trường tiểu học minh khai, trường cấp ba ngô quyền và nhìn ra quảng trường trung tâm thành phố. 2. Cổng đền Nghè được xây dựng theo kiến trúc truyền thống – lối Tam Quan gồm một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng chính của đền thưởng được mở vào những dịp lễ quan trọng còn cổng phụ được mở suốt ngày đêm để du khách đến thăm viếng. Cổng đền Nghè khá quy mô gợi nhớ đến hình ảnh cổng của những cung điện đền đài thời trung cổ trước đây. Phía trên của cổng được đắp nổi tượng rồng với hình ảnh song long chầu nhật nguyệt. Bước sau cánh cổng đền, du khách sẽ bước vào không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của đền Nghè, đền Chính nằm bên tay phải. Phía cửa đền có một cái lư hương đồng lớn, chính là nơi du khách thắp hương và khấn vọng từ phía ngoài vào. Tiếp theo là ban Trình – nơi thờ của hội đồng các quan và cũng là nơi đặt lễ, sớ chính của mọi người. Trong điện còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và trạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi. Giá trị nhất là bức cuốn thư với dòng đại tự “An Biên Cổ Miếu”. Hai bên điện có đồ tế khí bởi bà lê chân là một nữ tướng người ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao … và các sập đá, kiệu gỗ… Trong đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống. Hai bên đền chính là giải vũ được xây dựng theo lối nhà cổ, mái ngói, cột gỗ, đây cũng là nơi khách thập phương chuẩn bị đồ lễ để vào viếng thăm đền. Phía trong cùng là hậu cung nơi đặt di tượng nữ tướng. Đây là một bức tượng cổ, tinh xảo và có nhiều giá trị. Hậu cung chỉ được mở vào những dịp lễ trọng là lễ giỗ bà Lê Chân, ngày thường được khép kín vừa tạo sự tách biệt, vừa tạo không khí trang nghiêm. Đền Nghè có một kiến trúc độc đáo khác hẳn với các đền chùa khác là không xây kín mà để thoáng ở hai bên, theo quan niệm về phong thủy, âm dương và trời đất của người xưa.3. Điện Tứ Phủ nằm đối diện với cổng vào, công trình này mới được tôn tạo, đem lại vẻ khang trang bề thế xong vẫn giữ lại được nét cổ kính truyền thống. Trong điện là nới thờ ban Trần triều, thờ Đức thánh Trần - Trần Quốc Tuấn; ban thờ mẫu là mẫu thượng thiên, mẫu thượng ngàn , mẫu thoảivà thờ các ông hoàng làông hoàng 7 vàông hoàng 10. Nơi đây không khí trang nghiêm, khói hương trầm mặc, gợi sự thoát tục. 4. Nhà Bia xây dựng theo kiểu long đình là nơi lưu giữ một tấm bia cổ làm bằng đá, cao 1,5m, rộng 0,85m, dày 0, 2 m. Bia được ghi bằng chữ Hán tóm tắt lại tiểu sử và chiến công bà lê chân. Hai bên nhà bia còn giữ lại bốn pho tượng cổ là tượng voi đá và ngựa đá, theo quan niệm của người xưa đây là người bạn đồng hành vào sinh ra tử cùng nữ tướng.5. Đền Nghè có khoảng sân rộng với cây xanh, cây cảnh, tạo không khí nên thơ, yên bình.6. Lễ hội nữ tướng lê chân thắng chận được tổ chức hàng năm vào tháng ba âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước từ đền Nghè đến tượngđài nữ tướng và múa lân. Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún.Đến viếng đền nghè, chúng ta tạm bỏ cái ồn ào, xô bồ tấp nập, cái bon chen của cuộc sống thường ngày để đắm mình vào không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh. Lúc đấy chúng ta trở về với chính mình và cõi tâm linh để tìm thấy cõi yên bình trong cuộc sống của mỗi người. V ào dịp Tết âm lịch sau khi viếng đền Nghè, người dân có thói quen mua gạo và muối được gói trong những mảnh giấy đỏ (hồng điều) với mong ước một năm no đủ, tình cảm đậm đà. Đây trở thành một nét văn hóa tốt đẹp.C. Đến thăm đền nghe nhắc nhở chúng ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Biết gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì hội nhập như bây giờ, chúng ta hãy biết giữ lấy truyền thống văn hóa đó để hội nhập, để biết tự hào về dân tộc mình
que minh Hai Phong nhung ko bik Den Nghe ; chi biet Den Hung !
Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan...
Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân ... càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống... không thiếu thứ gì. Đặc biệt trong đền có sập đá, khánh đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ, có võng đàPo đòn cong nghi vệ của bậc nữ tướng. Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Bằng tấm lòng "hằng tâm, hằng sản" của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối "chồng diêm tầng 4 mái". Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế... Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân. Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp "rồng chầu, phượng đón" vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Toà tiền bái 5 gian được làm bằng gỗ lim nguyên cây khá bề thế. Bờ nóc của toà này đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán "An Biên cổ miếu", hai bên có phượng chầu. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian. Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là "thông điệp văn hoá" gửi lại cho đời sau. Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình. Chính giữa dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,20m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cha là Lê Đạo, một thầy thuốc nổi tiếng tài năng đức độ. Mẹ là Trần Thị Châu, một phụ nữ đảm đang phúc hậu. Từ tuổi hoa niên, Lê Chân đã nức tiếng đẹp người đẹp nết, có chí khí hơn người. Viên quan cai trị nhà Hán đòi lấy làm tì thiếp. Ông bà Lê Đạo kiên quyết khước từ, cho con lánh về vùng ven biển huyện An Dương. Tên quan dâm ác đã giết hại cha nàng. Thù nhà nợ nước, Lê Chân quyết chí phục thù, ngầm chiêu mộ lực lượng, lập nên trang trại ở vùng đất mới, vừa chuẩn bị lương thực, vừa rèn luyện lực lượng chờ thời. Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh. Lê Chân được giao chức Chưởng quản binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Nữ tướng ra sức tổ chức lực lượng bố trí đồn trại, lại mở lò vật để rèn luyện quân sĩ. Tương truyền ở làng Mai Động, ngoại thành Hà Nội hãy còn dấu vết sới vật do Lê Chân đặt. Năm 43, vua Hán sai tướng tài Mã Viện đem quân thuỷ bộ theo đường đông bắc sang đánh, Lê Chân đã chỉ huy quân chặn giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhưng do chênh lệch lực lượng, bà phải lui binh về bảo vệ Mê Linh. Sau khi phòng tuyến Cấm Khê vỡ, Hai Bà Trưng phải tự tận, Lê Chân phải rút quân vào vùng núi Lạt Sơn thuộc Hà Nam bây giờ, lập căn cứ chống giặc. Mã Viện sai quân vây chặt căn cứ, chẹn đường tiếp tế lương thực. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè - An Biên cổ miếu ngày nay. Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên, huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay. Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng "Kinh điển" trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trài, lên đền rồi xuống phủ.
Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá "Viên khung" của thành phố, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Phòng, một miền đất đẹp, đặc sắc về văn hóa, giàu truyền thống lịch sử. Có thể ví Đồ Sơn hay Cát Bà là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, dải công viên ở trung tâm thành phố và hồ Tam Bạc là lá phổi xanh là thì đền Nghè chính là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố. Đến với Hải Phòng, bạn đừng quên ghé thăm đền Nghè để hiểu hơn về con người nơi đây.
.Đền Nghè là nới thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh, vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Cùng với hai bà trưng, nữ tướng đã lập nhiều chiến công như giúp Hai Bà Trưng đánh tan quân Thanh, được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ - Hải Phòng ngày nay. Đền Nghè ban đầu là một ngôi đền nhỏ làm từ tre, gỗ, qua nhiều lần, nhiều đời tôn tạo, đền Nghè có quy mô như ngày nay. Kiến trúc của đền Nghè mang đặc trưng kiến trúc của nhà Nguyễn. Cho đến ngày nay đền Nghè năm lặng lẽ trên một con phố rất yên bình là phố Lê Chân gần với trường tiểu học minh khai, trường cấp ba ngô quyền và nhìn ra quảng trường trung tâm thành phố.
Cổng đền Nghè được xây dựng theo kiến trúc truyền thống – lối Tam Quan gồm một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng chính của đền thưởng được mở vào những dịp lễ quan trọng còn cổng phụ được mở suốt ngày đêm để du khách đến thăm viếng. Cổng đền Nghè khá quy mô gợi nhớ đến hình ảnh cổng của những cung điện đền đài thời trung cổ trước đây. Phía trên của cổng được đắp nổi tượng rồng với hình ảnh song long chầu nhật nguyệt. Bước sau cánh cổng đền, du khách sẽ bước vào không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của đền Nghè, đền Chính nằm bên tay phải. Phía cửa đền có một cái lư hương đồng lớn, chính là nơi du khách thắp hương và khấn vọng từ phía ngoài vào. Tiếp theo là ban Trình – nơi thờ của hội đồng các quan và cũng là nơi đặt lễ, sớ chính của mọi người. Trong điện còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và trạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi. Giá trị nhất là bức cuốn thư với dòng đại tự “An Biên Cổ Miếu”. Hai bên điện có đồ tế khí bởi bà lê chân là một nữ tướng người ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao … và các sập đá, kiệu gỗ… Trong đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống. Hai bên đền chính là giải vũ được xây dựng theo lối nhà cổ, mái ngói, cột gỗ, đây cũng là nơi khách thập phương chuẩn bị đồ lễ để vào viếng thăm đền. Phía trong cùng là hậu cung nơi đặt di tượng nữ tướng. Đây là một bức tượng cổ, tinh xảo và có nhiều giá trị. Hậu cung chỉ được mở vào những dịp lễ trọng là lễ giỗ bà Lê Chân, ngày thường được khép kín vừa tạo sự tách biệt, vừa tạo không khí trang nghiêm. Đền Nghè có một kiến trúc độc đáo khác hẳn với các đền chùa khác là không xây kín mà để thoáng ở hai bên, theo quan niệm về phong thủy, âm dương và trời đất của người xưa.
Điện Tứ Phủ nằm đối diện với cổng vào, công trình này mới được tôn tạo, đem lại vẻ khang trang bề thế xong vẫn giữ lại được nét cổ kính truyền thống. Trong điện là nới thờ ban Trần triều, thờ Đức thánh Trần - Trần Quốc Tuấn; ban thờ mẫu là mẫu thượng thiên, mẫu thượng ngàn , mẫu thoảivà thờ các ông hoàng làông hoàng 7 vàông hoàng 10. Nơi đây không khí trang nghiêm, khói hương trầm mặc, gợi sự thoát tục.
Nhà Bia xây dựng theo kiểu long đình là nơi lưu giữ một tấm bia cổ làm bằng đá, cao 1,5m, rộng 0,85m, dày 0, 2 m. Bia được ghi bằng chữ Hán tóm tắt lại tiểu sử và chiến công bà lê chân. Hai bên nhà bia còn giữ lại bốn pho tượng cổ là tượng voi đá và ngựa đá, theo quan niệm của người xưa đây là người bạn đồng hành vào sinh ra tử cùng nữ tướng.5. Đền Nghè có khoảng sân rộng với cây xanh, cây cảnh, tạo không khí nên thơ, yên bình.6. Lễ hội nữ tướng lê chân thắng chận được tổ chức hàng năm vào tháng ba âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước từ đền Nghè đến tượngđài nữ tướng và múa lân. Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún.Đến viếng đền nghè, chúng ta tạm bỏ cái ồn ào, xô bồ tấp nập, cái bon chen của cuộc sống thường ngày để đắm mình vào không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh. Lúc đấy chúng ta trở về với chính mình và cõi tâm linh để tìm thấy cõi yên bình trong cuộc sống của mỗi người. V ào dịp Tết âm lịch sau khi viếng đền Nghè, người dân có thói quen mua gạo và muối được gói trong những mảnh giấy đỏ (hồng điều) với mong ước một năm no đủ, tình cảm đậm đà. Đây trở thành một nét văn hóa tốt đẹp.
Đến thăm đền nghe nhắc nhở chúng ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Biết gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì hội nhập như bây giờ, chúng ta hãy biết giữ lấy truyền thống văn hóa đó để hội nhập, để biết tự hào về dân tộc mình