Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bởi trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải làm công việc lao động khổ sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.
Bài thơ thể hiện khí phách của một người xem thường mọi thử thách gian nan, nói về công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại
Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về “chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông - Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ),... Đó là niềm kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện chí làm trai của mình: Đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biển rộng, non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững. Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
Miêu tả công việc đập đá: Bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: Khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “Xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “Làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”...
Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thứ thử thách gian nan, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thể làm được. Những thử thách trên bước đường chiến đấu bị Phan Châu Trinh coi như là những “việc con con”, không làm ông nhục chí.
Phan Châu Trinh (1872-1926) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa
sâu sắc:
"Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con".
Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.
1. Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ "làm cho lở núi non" thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ: "đánh tan" và "đập bể" vừa tả thực sức mạnh đập đá "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn", đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
"Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
2. Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"
Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
"Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng ti-nh thần"
(Bốn tháng rồi)
3. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đổ đại sự (vá trời) mà khổng thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là "việc con con" không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:
"Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con."
"Đập đá ở Côn Lôn" tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng.
Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cúi tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
Tham Khảo
“Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Trong mỗi gia đình, không nhà ai mà không có chiếc bình thủy, nó là đồ dùng để bổ trợ cho việc sinh hoạt của gia đình. Với nó mọi thành viên trong gia đình không lo khi không nhăng lữa được hay về khát nước và nó còn có thể dùng để đụng nước đem đi mà không sợ nguội hay cầm bị nóng gì.Bình thủy hay còn gọi là cái phích nước, nó được ra đời và có từ rất lâu. Nó có nhiều kích cở khác nhau và có nhiều loại. Về nguyên tắc cấu tạo, tác dụng như nhau nhưng nguyên liệu để cấu thành nó thì bằng nhiều loại khác nhau. Về kích cở của nó, loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày…Phích nước được chia làm các bộ phận sau: Vỏ có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt. Thân phích có chiều cao khoảng 50cm. Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ. Tay cầm: bên hông phích giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn. Nút phích thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi. Bên trong là ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.Và lưu ý khi chọn phích ta nên chọn những loại có độ bền cao, để trãnh những trường hợp không đáng xẫy ra. Nhiều khi phích lâu ngày ta đựng nước xách đi không để ý nó vỡ thì nước nóng và thủy tinh bên trong dể chạm vào người. Nên chú ý đến vấn đề này.Phích nước có rất nhiều công dụng, thường người ta dùng nó để đựng nước sôi hay nước trà hi chế xong để tạo độ nóng cho nước. nhiều người dùng nó để đựng nước sôi pha sữa, bột cho trẻ hay để tắm cho trẻ… nói về lợi ích của nó thì có rất nhiều.Thông thường, khi ta sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.Để đảm bảo được độ nóng của nước lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.Như vậy cần đảm bào nhiều vấn đề không lường trước với phích nước. Như vậy nhưng nó vẫn là một vật dụng tốt cho các bạn và nó mang rất nhiều lợi ích và tiện lợi cho gia đình.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Bạn tham khảo nha:
Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương để rồi khóc thút thít như một đứa con nít .Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,Lão đi lừ đừ đến nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Qua văn bản "Lão Hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.
Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
tham khảo
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Trần Quang Diệu Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
Tham khảo!
Bao bì ni lông được người dân trên toàn thế giới ưa chuông vì nhiều nguyên nhân: gọn gàng ,rẻ tiền ,dễ sử dụng ,đựng được nhiều đồ .Tuy vậy nó rất hại đối với đời sống ,xã hội ,môi trường và con người .Đối với đất :nó ngăn cản các chất phân hủy trong đất ,nó còn không phân hủy được trong đất .Chính( trợ từ) nó ngăn cản sự phát triển của cây trồng (làm xói mòn đất ,tăng khả năng bị lũ lụt ).Nó trôi ra biển làm các sinh vật nuốt phải bị chết, nó gây bao nhiêu bệnh cho con người :ung thư do nhiễm độc thực phẩm ,ung thư( câu ghép) (khi đốt bao bì li nông sinh ra chất đọc hại trong không khí và bị mọi người hít phải )...Bao bì li nông quả thực rất nguy hiểm cho con người nên chúng ta hãy chung tay :"Một ngày không sử dụng bao bì li nông ".