Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.
Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.
Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để
chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.
Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.
Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.
Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.
Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).
2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc bút bi
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc ra đời: Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930...
b. Cấu tạo: Gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút
- Vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa, hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Ngoài ra còn có bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, ...
c. Ưu điểm và khuyết điểm:
- Ưu điểm:
- Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
- Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
- Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
d. Vai trò, ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
- Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
3. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.
Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.
Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để
chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.
Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.
Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.
Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.
Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Em tham khảo:
Tính tự lập có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.(Câu chủ đề) Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống.(Luận cứ) Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú.(Luận điểm). Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi!
Tôi đã trải qua tám mùa khai trường rồi đấy. Năm nào cũng để lại trong tôi những kỉ niệm đẹp đẽ. Nhưng có lẽ ngày khai giảng năm lớp một đã in sâu vào tôi những ấn tượng khó quên nhất-đó là lần đầu tiên tôi đi học. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng đầy sương thu và gió thổi se sẽ, những chiếc lá vàng rụng xuống bay khắp nơi khiến cảnh tượng thật là đẹp. Mẹ tôi chầm chậm đèo tôi đến trường trên chiếc xe đạp cũ. Thế là tôi đã sắp là học sinh lớp một rồi đấy. Lúc đó, tôi cảm thấy mình đã chững chạc và lớn hơn rất nhiều. Chắc hẳn lúc đó ai cũng cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Tôi cũng vậy. Vừa đến trường, tôi đã thấy sân trường đông nghịt người. Đứng trước cổng trường, tôi thấy mình thật nhỏ bé. Đối với tôi trường thật to cao, khang trang và sạch sẽ. Xung quanh tôi là những người bạn mà tôi chưa hề quen biết khiến tôi cảm thấy mình như lạc lõng giữa một nơi xa lạ. Tôi rụt rè đứng bên mẹ chỉ dám nhìn một nửa và không dám bước đi cứ chôn chân tại chỗ. Phía trước tôi, mấy người học trò cũ ríu rít gọi tên nhau, chào hỏi nhau thân thiết. Ai ai cũng quần áo sạch đẹp, tươm tất như đi dự hội. Tôi cảm thấy mình chơ vơ và sợ cái cảm giác phải ở một mình nơi đây. Hôm nay là lễ khai giảng nên ngôi trường đủ màu sắc nào là cờ, hoa,... rực rỡ khắp nơi. Thật là tuyệt đẹp! Ngôi trường thật là xinh xắn. Cảnh tượng này trước đây tôi chỉ từng thấy ở hội làng. Tất cả các học sinh đều đã sắp hàng đâu vào đó. Cô hiệu trưởng đứng trên sân khấu tuyên bố năm học mới đã bắt đầu và đón chào các bạn học sinh lớp một. Cô đọc tên từng người một, nghe đến tên, tôi giật mình và lo sợ. Sau lễ khai giảng, chúng tôi được vào nhận lớp mới. Một cô giáo trẻ, xinh xắn đang tươi cười đón chào chúng tôi vào lớp học. Ngồi trong lớp, tôi thấy người mình như đang run run vì những nỗi sợ vẩn vơ. Chung quanh toàn là những người bạn tôi chưa hề quen biết càng làm tôi thấy sợ hơn. Nhưng sau đó nhờ cô giáo, chúng tôi đã làm quen được với nhau và trở nên gần gũi biết mấy. Tôi đã cảm thấy hứng thú hơn và tôi cũng đã mạnh dạn hơn. Chúng tôi bước vào tiết học đầu tiên trong niềm vui. Thế là năm học đầu tiên đã bắt đầu với tôi như thế đấy. Một thế giới mới - thế giới của những tri thức đã đón lấy chúng tôi ở đó có bạn bè và thầy cô thân thương.Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò là những ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên, và thường được ghi nhớ mãi. Mỗi năm đến ngày khai trường, tôi lại nhớ mong cái cảm giác ngày đầu tiên được đến trường.
THAM KHẢO NHÉ~~
Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lg` yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,… Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, hoa: đó là hoa sen – loài hoa mộc mạc, thuần khiết.
Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê – hương: tôi yêu sen. Hsen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.
Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Người Việt đã cảm nhận được ý hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần vươn dậy trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần cư trần bất nhiễm trần, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với một cột một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ..
Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.
Cảm nhận được vẻ đẹp tinh tuý và ý nghĩa thanh cao của hoa sen nên từ cánh đồng nơi thôn dã, từ trong đời sống dân gian, ẩn sâu trong tiềm thức của người dân Việt, hoa sen đã trở thành hình ảnh Việt Nam trên bầu trời cao. Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khác trong thiên niên kỷ này.
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
Trog đầm gì đẹp bằg sen
Lá xanh bôg trắg lại chen nhị vàg
Nhị vàg, bôg trắg, lá xanh
Gần bùn mà chẳg hôi tanh mùi bùn.
Là người Việt Nam, hẳn ai cũg biết về bài ca dao trên và loài hoa đc nhắc tới trog bài chính là sen – loài hoa mộc mạc, giản dị và thanh khiết.
Cây hoa sen ở nước ta thuộc họ sen có giống màu hồng hoặc đỏ. Còn một loại giống sen cả thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng (nghĩa là: ngồi trên) vì nó thường được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Ngoài ra ở các nước khác như Ấn Độ và Bắc Mĩ còn có giống hoa sen màu vàng.
Sen gồm năm phần chính: củ sen, ngó sen, cuốg sen, lá sen và búp sen. Củ sen từ các đốt nối vs nhau tạo thành và có màu trắg. Ngó sen có hình tròn, to cỡ ngón tay, cũg màu trắg và dài khỏag vài chục phân. Cuốg sen hình tròn, bên trog rỗg, màu xanh hơi nâu và có gai li ti mọc bao bọc quanh thân. Sen có lá hình tròn, lòng lá hơi sâu, diềm lá nhúm. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắg. Nhị và nhụy sen màu vàg nằm trog búp tỏa hương thơm ngát.
Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Chùa có hình dáng của hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn dơ.
Hoa sen là một loài hoa đẹp, cao quí, còn có rất nhiều lợi ích gắn bó với con người Việt Nam, nên đc rất nhiều ưa chuộg. Vì vậy, cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam, chúng ta sẽ nhớ đến ngay hình ảnh bôg sen nổi trên mặt bùn, tỏa hươg thơm ngát.
Cây sen như sự tượng trưng về độ thanh khiết và cao quý của nó trong đất nước và con người Viết Nam. Với chủ đề thuyết minh về cây hoa sen thì không biết bao nhiều thi sĩ đã tốn hết giấy mực để ca ngợi loài cây này. Với những cảm nhận, cảm nghĩ, góc nhìn khác nhau lại cho ta thấy được một vẻ đẹp riêng về cây hoa sen mà không phải ai có thể cảm nhận được. Vì thế có thể quá một số bài viết trên đôi lúc ta lại có cho mình được một cái nhìn mới hơn, hay hơn và toàn diện hơn về cây hoa sen và cho ra đời một bài viết, một tác phẩm về chủ đề thuyết minh về cây hoa sen thật hay và để đời thì sao
học tốt nhé
Trong học tập ai cũng phải có riêng cho mình 1 cây bút . đó có thể là bút máy , bút chì hay bút mực . . . . nhưng với riêng tôi thì chiếc bút bi là đồ dùng quan trọng không thể thiếu.
Bút bi là đồ dùng dùng gắn liền với chúng ta từ thời xa xưa . từ lúc nào không ai biết rõ , nhưng đối với 1người học sinh hay các quan lớn , quan bé đều cần đến . bút thời xưa chỉ đơn giản là 1 cây cọ và 1 lọ mực . còn ngày nay những cây bút được chế tạo tiện gọn hơn như bút bi , bút mực . . . bút bi được cấu tạo 3bộ phận : đầu tiên là vỏ bút , lò xo là bộ phận điều chỉnh , ruột bút .
Bút bi rất tiện dụng và phù hợp với mọi hoàn cảnh , bút bi được sử dụng nhiều trong nhiều nước vì giá cả hợp lý và được sự ủng hộ của các bạn học sinh . . .
Đẹ có thể sử dụng được lâu hơn thì không thể bỏ qua các bước bảo quản . trong cây bút bi thì phần ngòi không kém quan trọng . ngòi bút dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong thì ta phải đậy nắp hoặc bấm cho đầu bút thụt vào . ngoài ra thì không nên làm rớt xuống đất vì dễ hỏng bi , vở vỏ bút , và cũng tránh những nơi có nhiệt độ cao .
Bút bi mãi mãi là vật dùng tiện dụng , cần thiết , gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người chúng ta