Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ :
- Thân rễ
- Lá đa dạng, lá non thường cuộn tròn ở đầu như vòi voi.
- Có mạch dẫn
Cơ quan sinh sản:
- Sinh sản bằng bào tử.
- Túi bào tử họp thành ổ túi nằm ỏ mặt dưới lá.
- Bào tử được hình thành trước khi thụ tinh.
- Bào tử phát triển thành nguyên tán
* Nơi sống: chỗ đất ẩm, ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng, …
* Cơ quan sinh dưỡng
- Rễ: rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành một chùm.
- Thân: có màu nâu, có phủ những lông nhỏ.
- Lá: ở mặt dưới là có những màu xanh đến màu nâu đậm. Lá non đầu là cuộn tròn lại.
* Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá có màu xanh khi lá non và màu nâu khi lá già.
* Cơ quan sinh dưỡng của cây thông
+ Rễ: to, khỏe, đâm sâu xuống dưới đất.
+ Thân: thân gỗ, phân nhiều cành, có vỏ ngoài nâu, xù xì.
+ Lá: lá nhỏ, hình kim. Trên cành mọc từ 2 – 3 lá con.
* Cơ quan sinh sản
- Cơ quan sinh sản của thông là nón. Có 2 loại nón là nón đực và nón cái.
* Nón đực
- Đặc điểm: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.
- Cấu tạo gồm:
+ Trục nón.
+ Vảy (nhị) mang túi phấn.
+ Túi phấn chứa các hạt phấn (cơ quan sinh sản đực).
* Nón cái
- Đặc điểm: lớn hơn nón cái, mọc riêng lẻ.
- Cấu tạo gồm:
+ Trục noãn.
+ Vảy (lá noãn) chứa noãn.
+ Noãn (cơ quan sinh sản cái).
Cơ quan sinh dưỡng:
- Rễ cọc, to, khỏe, ăn sâu vào đất.
- Thân gỗ, màu nâu, xù xì.
- Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2 - 3 lá trên 1 cành.
Cơ quan sinh sản: nón.
- Nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm gồm trục nón và vảy (nhị) mang 2 túi phấn.
- Nón cái: Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ gồm trục nón và vảy (lá noãn) chứa 2 noãn.
Cơ quan sinh dưỡng | Cơ quan sinh sản | |
Hạt trần | - Thuộc nhóm thực vật bậc cao, đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân. | - Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên noãn nên được gọi là hạt trần. - Chưa có hoa và quả.
|
Hạt kín | * Rễ - Các dạng rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. - Biến dạng của rễ: rễ củ, rễ móc, rễ thở giác mút. * Thân - Các dạng thân chính: + Thân đứng: thân gỗ thân cột, thân cỏ. + Thân leo: thân quấn, tua cuốn. - Các loại biến dạng của thân: thân củ, thân rễ, thân mọng nước. * Lá - Các kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song, gân hình cung. - Biến dạng của lá: lá biến thành gai, lá biến thành vảy, lá dự trữ, tay móc, tua cuốn. - Các dạng lá chính: lá đơn, lá kép. | * Hoa - Căn cứ vào bộ phận sinh sản chia hoa thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. - Cách mọc: hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm. - Màu sắc hoa đa dạng: màu đỏ, màu hồng, màu trắng, ... - Số nhị của hoa thì khác nhau ở mỗi hoa. - Cách thụ phấn cho hoa: tự thụ phấn, thụ phấn nhờ côn trùng, thụ phấn nhờ gió, nhờ con người. * Quả - Quả được chia thành 2 nhóm: + Quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ. + Quả thịt: quả mọng và quả hạch. * Hạt - Hạt nằm trong quả. - Cách phát tán của hạt: tự phát tán, phát tán nhờ gió, côn trùng. |
* Hạt kín
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
* Hạt trần
Đặc điểm chung của thực vật hạt trần là: hạt trần là thực vật bậc cao có:
- cơ quan sinh dưỡng phát triển
- trong thân có mạch dẫn hoàn thiện
- sống ở nhiều môi trường
- cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên các lá noãn, chưa có hoa,có quả
Nấm mốc (fungus, mushroom) là vi sinh vật chân hạch, ở thể tản (thalophyte), tế bào không có diệp lục tố, sống dị dưỡng (hoại sinh, ký sinh, cộng sinh), vách tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin, có hay không có celuloz và một số thành phần khác có hàm lượng thấp
Cây rêu là cây gồm:
Rễ nhưng chỉ là rễ giả, chưa có chức năng hút nước và muối khoáng
Thân chưa phân cành nhánh
Lá nhỏ và mỏng
Nói vậy vì cây rêu xuất hiện khi đất còn ít chất dinh dưỡng, cây rêu góp phần hình thành chất mùn cho đất, làm phân bón và chất đốt cho con người và các loài thực vât khác
bạn ơi cho biết tên nấm, vi khuẩn, địa y là sao mà cho biết thực vật là tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín là sao
Có nghĩa là ở câu 1 các nhóm thực vật là tảo , rêu , dương xỉ, quyết , hạt trần, hạt kín. Còn ở câu 2 nhóm tên là nấm, vi khuẩn, địa y bn hiểu chưa
tham khảo
- Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào.
- Cấu tạo rất đơn giản.
- Có hai màu khác nhau và luôn có chất diệp lục.
- Hầu hết sống ở nước.
- Đã có thân, lá.
- Cải tạo đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
- Sinh sản bằng bào tử.
- Chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
- Đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
- Thân gỗ, có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
- Chưa có hoa và quả.
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.
- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn hoàng nằm trong bầu là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
- Môi trường sống đa dạng. Đây là ngành thực vật tiến hóa hơn cả.
tham khảo
Thực vật gồm các ngành: Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
* Đặc điểm chính mỗi ngành:
- Ngành Tảo: Chưa có rễ, thân, lá; sống chủ yếu ở nước.
- Ngành Rêu: Có thân, lá đơn giản và rễ giả; sinh sản bằng bào tử; sống ở nơi ẩm ướt.
- Ngành Dương xỉ: Có thân, lá và rễ thật; sinh sản bằng bào tử; sống ở nhiều nơi.
- Ngành Hạt trần: Có rễ, thân, lá phát triển; sinh sản bằng nón; sống nhiều nơi.
- Ngành Hạt kín: Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng; phân bố rất rộng; có hoa và sinh sản bằng hạt; hạt được bao bọc kín.