K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm...
Đọc tiếp

- Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm (184-280) của nước Trung Hoa thời cổ.

Ở phần đầu bộ tiểu thuyết, ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường (Quan Công) và Trương Phi, những người lập nên nhà Lưu Thục sau này, gặp nhau, kết nghĩa anh em ở vườn đào, thề cùng nhau sống chết để khôi phục nhà Hán. Ở thời kì đầu loạn lạc, ba anh em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi người một ngả. Lưu bị phải theo Viên Thiệu, Quan Công bất đắc dĩ theo Tào Tháo, còn Phương Phi lưu lạc ở Cổ Thành. Đoạn trích sau đây kể lại chuyện quan công sau khi biết Lưu Bị đang ở bên phía Viên Thiệu đã đem hai chị dâu chạy khỏi doanh trại của Tào Tháo, trên đường đi biết tin Trương Phi đã lấy được Cổ Thành nên tìm về đoàn tụ.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Tác giả La Quán Trung

1. Tiểu sử

- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.

- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Tác phẩm chính

- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh. 

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào bài đọc hiểu này.- Cần lưu ý: Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quá nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có...
Đọc tiếp

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào bài đọc hiểu này.

- Cần lưu ý: Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quá nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có câu thơ mang tính chất bình luận. Sau những câu thơ là những lời gắn kết hồi trước với hồi sau, kích thích sự quan tâm, chú ý của người đọc. Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng, thú vị. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.

- Khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn, em cần chú ý:

+ Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?

+ Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?

+ Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?

- Đọc trước văn bản Kiêu binh nổi loạn và tìm hiểu thêm thông tin về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn dưới đây thuộc Hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, phế Trịnh Cạn, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc tùy bút các em cần chú ý

          + Đoạn trích có các nhân vật và sự kiện nổi bật như: Trịnh Tông – Thế tử bị phế truất xuống làm con út do tạo phản bất thành. Lính kiêu binh phần nhiều thuộc phe Trịnh Tông, Dự Vũ - đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh. Chúng căm ghét quận Huy như kẻ thù của chúng. Tình thế bất lực, thảm hại và cái chết bi tráng của anh em Quận Huy với sự không đề phòng, thiếu mưu lược của những kẻ nắm quyền quốc gia trong phủ. Các nhân vật và sự kiện này đều có thật và có liên quan mật thiết đến lịch sử Việt Nam

          + Đoạn trích mang chủ đề lịch sử, những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích tiêu biểu là bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên, không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương.
           + Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết về một tấn bi kịch lịch sử, nhưng chất hài của tấn kịch lịch sử này cũng rất rõ: Những nhân vật đã bị lịch sử lên án, đã hết vai trò lịch sử, vẫn cố khẳng định uy quyền của mình và trở thành những vai hề như quận Huy vẫn tin ở uy quyền của mình, biết trước âm mưu nổi loạn của đám kiêu binh vẫn không thèm phòng bị gì, một mình giữa đám loạn quân hung hãn vẫn quát tháo thị oai.

Bạn có thể làm báo cáo phân tích trên các phương diện sau. 

- Tuổi thơ hồn nhiên

- Mối tình đầu trong sáng 

- Tình cảm gia đình gắn bó 

- Tình làng nghĩa xóm nồng đượm 

 

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) 

- Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). 

- Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu.

- Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tim ý theo các gợi dẫn sau:

+ Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào?

→ Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

+ Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?

→ Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền 

+ Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào?

→ Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ.

+ Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao?

→ Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

- Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

Nội dung chính

+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,

+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

Kết thúc

Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37). 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

* Bài nói mẫu tham khảo: 

     Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.

     Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua các triều đại, các ngôi đền đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng để chống lại sự phong hoá của thời gian và do các cuộc chiến tranh tàn phá. Để có được những ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là kỳ tích và công sức của bao thế hệ con cháu duy tu bảo dưỡng. Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta.

     Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau. Khí thiêng sông núi như tôn thêm cho ngày hội non sông thêm rạng rỡ. Từ cổng tiền lớn (Đai môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ "Cao sơn cảnh hàng" (Núi cao đường lớn) vui vẻ chào đón mọi người. Vượt 225 ác xi măng, khách tới đền Hạ, nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc. Vì vậy mà trong ngôn ngữ của ta, dân gian vẫn dùng hai tiếng "đồng bào" (cùng một bọc) cho đến tận ngày nay. Khi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng thì Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi còn Âu Cơ dẫn 49 con lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Vượt 168 bậc nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đền Trung là chỗ xưa kia các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi thoải mái của các vua Hùng cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích "bánh chưng, bánh dày" và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi. Lang Liêu là con trai út vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh từ gạo nếp thơm là bánh chưng và bánh dày. Lại vượt 102 bậc nữa là tới đền Thượng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại khu vực đền Thượng, vua Hùng Vương thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng. Và sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Cạnh đền có ngôi mộ nhỏ, cổ kính được gọi là mộ Tổ. Đây chính là phần mộ của Hùng Vương thứ 6, dân gian dựa vào lời dặn của nhà vua lúc băng hà rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu muôn đời về sau". Từ đền Thượng, phóng tầm mắt về phía trước, khách chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ, hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ – Nghĩa Lĩnh – uy nghiêm – riêng một con quay lưng lại, "ăn ở ra lòng riêng tư", đã bị mất đầu mãi mãi phải xa lìa bầy đàn, nguồn cội. Bài học bằng đá cho tới nay vẫn có giá trị nhắc nhở hậu thế về lòng hiếu nghĩa ở đời.

     Trở xuống đền Hạ, chếch về phía Đông Nam là đền Giếng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai nàng công chúa tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa, theo vua cha đi kinh lý qua đây thường hay đến giếng nước trong vắt trốn này để soi gương chải tóc. Cả hai nàng công chúa đều đẹp người, đẹp nết đã có công dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, phát triển buôn bán trao đổi, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trăm họ. Nên để tưởng nhớ ơn hai vị công chúa, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Giếng để thờ tự cúng lễ.

     Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Để rồi cứ mỗi độ xuân về người Việt lại nô nức hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công lao to lớn trong sự nghiệp mở nước và dựng nước, khai sáng nền văn minh Lạc Việt và lập nên nước Văn Lang cổ đại.

     Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hừng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh… Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.

     Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Sự bày biện trang trí trên cỗ kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chén nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng hát Xoan xưa kia gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng xã quanh vùng. Điệu múa hát Xoan này được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân, vợ của vua Lý Thần Tông. Bà đã cảm nhận được âm hưởng dân ca đặc biệt và độc đáo của nó, nên bà đã cho sưu tầm và cải biên thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các vua Hùng.

     Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Đây cũng là loại hát thờ trước cửa đình trong dịp hội làng, do phường hát Do Nghĩa trình diễn. Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đầu vật, chọi gà,… Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội.

     Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng" của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.

     Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

5 tháng 4 2022

em chịuleuleu

5 tháng 4 2022

(=? v cmt lmj

28 tháng 5 2023

Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

+ Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949)

+ Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983)

+ Tây Tiến (Quang Dũng, 1986)

+ Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

- Tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng, 1986) đã khiến em cảm thấy khâm phục những người lính. Mặc dù luôn phải đối mặt với gian nan, hiểm nguy nhưng sự tự tin, sẵn sàng và tinh thần chiến đầu vẫn rực cháy. Từ đó, em cảm thấy biết ơn và trân trọng họ hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Một số tác phẩm viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX:

+ Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949)

+ Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983)

+ Tây Tiến (Quang Dũng, 1986)

+ Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).

4 tháng 3 2023

Dàn ý

1. Mở bài

- Lời chào và giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung.

2. Thân bài

- Sử dụng ngôn ngữ liên kết để chuyển sang phần thân bài trong bài nói.

- Tóm tắt nội dung đoạn trích.

- Giới thiệu lần lượt về tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. Chú ý đặt các nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể để làm nổi bật cách xây dựng nhân vật của tác giả.

- Đưa ra sự so sánh giữa hai nhân vật

3. Kết bài

- Nêu lên suy nghĩ của bản thân về nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi và Quan Công của tác giả.

- Gửi lời cảm ơn tới người nghe.

Bài làm

     Trương Phi và Quan Công là hai trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng, về đức độ của hai nhân vật này, ở bài thơ Tức cảnh, Hồ Chí Minh đã ngợi ca: Thụ sao xảo họa Trương Phi tượng - Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm (Cành lá khéo in hỉnh Dực Đức - vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công). Nhưng tính cách của họ thế nào? Đoạn trích Hồi trống cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai nhân vật này.

     Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu: “Chém Sái Dương anh em hoà giải; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.

 

     Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…”. Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.

     Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”. Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội. Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng.

 

     Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và “rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường” khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.

     Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo.

     Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hoá tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông. Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh.

 

     Chỉ với một đoạn trích Hồi trống cổ thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.

  
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.

     Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn). Bên cạnh đó, nơi đây còn là quần thể di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng chống ngoại xâm và cũng là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Trong dịp Lễ hội mùa thu năm 2012, Khu Di tích lịch sử – văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

     Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), thời nhà Trần được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử ở nơi đây. Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

     Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”. Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch). Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.

     Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận.Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

     Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc và lễ hội truyền thống liên quan mãi mãi xứng đáng là một trung tâm văn hoá lớn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, nhằm xây dựng và bồi dưỡng con người mới cho mọi thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai.